cấu hình electron và bảng tuần hoàn
- Câu 1 : Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn
A Sự phân bố electron trên các lớp và các phân lớp khác nhau
B Sự chuyển động của các electron trong phân tử
C Thứ tự giảm dần các mức và phân mức năng lượng của các electron
D Thứ tự tăng dần các mức và phân mức năng lượng của electron
- Câu 2 : Sự phân bố electron vào các obitan và lớp electron dựa vào:
A Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli
B Nguyên lí vững bền và quy tắc Hun
C Nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
D Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund
- Câu 3 : Cấu hình nào sau đây viết không đúng
A \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}3{p^3}\)
B \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}\)
C \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\)
D \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}\)
- Câu 4 : Nguyên tử Cl (Z=17) cấu hình electron tương ứng của nó là:
A $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}4{s^1}$
B $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}$
C $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^3}3{p^4}$
D $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}3{d^1}$
- Câu 5 : Ở trạng thái cơ bản cấu hình e của nguyên tử nguyên tố X là:$1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}$ . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn:
A Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm IVA.
B Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA
C Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm IVB.
D Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIB
- Câu 6 : Trong số các tính chất và đại lượng vật lý sau:(1) bán kính (2) tổng số electron (3) tính kim loại(4) tính phi kim (5) độ âm điện (6) nguyên tử khốiCác tính chất và đại lượng biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là:
A (1), (2), (5)
B (3), (4), (6)
C (2), (3), (4)
D (1), (3), (4), (5)
- Câu 7 : Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:
A tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
B tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần
C độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
- Câu 8 : Cho biết cấu hình e của các nguyên tố X:$1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}$ , Y:$1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}$ , Z: $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}$ . Nguyên tố nào là kim loại:
A X
B Y
C Z
D X và Y
- Câu 9 : Nguyên tử P (Z = 15) có số electron độc thân là:
A 4
B 5
C 3
D 2
- Câu 10 : Nguyên tố S (Z=16) nhận thêm 2e thì cấu hình e tương ứng của nó là bao nhiêu:
A \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\)
B \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}\)
C \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^3}\)
D \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}\)
- Câu 11 : Dãy gồm các ion \({X^ + },{Y^ - }\) và nguyên tử Z đều có cấu hình electron \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}\) là:
A \({K^ + },C{l^ - },{\rm{Ar}}\)
B \({\rm{N}}{{\rm{a}}^ + },{F^ - },N{\rm{e}}\)
C \({\rm{N}}{{\rm{a}}^ + },C{l^ - },{\rm{Ar}}\)
D \(L{i^ + },{F^ - },N{\rm{e}}\)
- Câu 12 : Cấu hình e của ion \({X^{2 + }}\) là:\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^6}\) . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc :
A Chu kỳ 3, nhóm VIB
B Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C Chu kỳ 4, nhóm IIA
D Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
- Câu 13 : Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự.
A R < M < X < Y
B R < M < Y < X
C Y < M < X < R
D M < X < Y < R
- Câu 14 : Bán kính các nguyên tử của các nguyên tố:${}_3Li,{}_8O,{}_9F,{}_{11}Na$ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải là:
A F, Li, O, Na
B F, Na, O, Li
C Li, Na, O, F
D F, O, Li, Na
- Câu 15 : Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A P, N, O, F.
B P, N, F, O
C N, P, F, O
D N, P, O, F.
- Câu 16 : Cho 2 ion \({X^ + }\) và \({Y^ - }\) đều có cấu hình e là \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}\). So sánh bán kính của \(X,Y,{X^ + },{Y^ - }\)
A \({X^ + } < Y < {Y^ - } < X\)
B \({X^ + } < Y < X < {Y^ - }\)
C \({X^ + } < {Y^ - } < Y < X\)
D \(Y < {Y^ - } < {X^ + } < X\)
- Câu 17 : Xét 3 nguyên tố có cấu hình e lần lượt là:X: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}\), Y:\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}\) , Z:\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}\) . Hiđroxit của X, Y, Z sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ là:
A \(XOH < Y{(OH)_2} < Z{(OH)_3}\)
B \(Z{(OH)_2} < Y{(OH)_3} < XOH\)
C \(Y{(OH)_2} < Z{(OH)_3} < XOH\)
D \(Z{(OH)_3} < Y{(OH)_2} < XOH\)
- Câu 18 : Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Cấu hình e của X là:
A $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}$
B $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}$
C $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}$
D $1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}4{s^2}3{d^{10}}5{s^2}4{p^3}$
- Câu 19 : X, Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kì kế tiếp và hai nhóm kế tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là 23. Biết X có khả năng phản ứng với Y. Số hiệu nguyên tử của X và Y. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:
A 7 và 16.
B 8 và 15.
C 9 và 14.
D 10 và 13.
- Câu 20 : Một ion \({M^{3 + }}\) có tổng số hạt proton, notron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện à 19. Cấu hình e của nguyên tử M là:
A \(\left[ {{\rm{Ar}}} \right]3{d^5}4{s^1}\)
B \(\left[ {{\rm{Ar}}} \right]3{d^6}4{s^2}\)
C \(\left[ {{\rm{Ar}}} \right]3{d^6}4{s^1}\)
D \(\left[ {{\rm{Ar}}} \right]3{d^3}4{s^2}\)
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein