Đề ôn tập HK1 môn Hóa 10 năm học 2019-2020 Trường...
- Câu 1 : Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 9 là
A. 1s22s23p5
B. 1s22s23s2 3p3
C. 1s23s2 3p5
D. 1s22s22p5
- Câu 2 : Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử X có 6 lớp electron
B. Nguyên tố X là kim loại
C. Nguyên tử X có 6 electron hóa trị
D. Hóa trị cao nhất của X với oxi là 3
- Câu 3 : Số oxi hóa của nguyên tử lưu huỳnh trong phân tử H2SO3 là
A. -6
B. +6
C. +4
D. -4
- Câu 4 : Nguyên tử photpho (Z=15) có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Lớp M (n=3) của nguyên tử photpho gồm 3 electron
B. Nguyên tử photpho có 3 lớp electron
C. Photpho là nguyên tố p
D. Photpho là phi kim vì có 5 electron lớp ngoài cùng
- Câu 5 : Trong tự nhiên, nguyên tố brom (Br) có 2 đồng vị là \({}_{35}^{79}Br\) và \({}_{35}^{81}Br\) . Biết đồng vị \({}_{35}^{79}Br\) chiếm 54,5 % số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của brom là
A. 79,19
B. 79,91
C. 80,09
D. 80,90
- Câu 6 : Cho các nguyên tố Na (Z=11); Mg (Z=12) và Al (Z=13). Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự là
A. Al>Mg>Na
B. Na>Al>Mg
C. Mg>Al>Na
D. Na>Mg>Al
- Câu 7 : Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:
A. số nơtron và proton.
B. số nơtron.
C. Số proton.
D. số khối.
- Câu 8 : Trong nguyên tử, các electron chuyển động theo những quỹ đạo
A. hình tròn.
B. hình elip.
C. không xác định.
D. hình tròn hoặc elip.
- Câu 9 : Tổng số hạt p, n, e trong là
A. 19.
B. 28.
C. 30.
D. 32.
- Câu 10 : Đồng có 2 đồng vị 63Cu (69,1%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
A. 64, 000(u).
B. 63,542(u).
C. 64,382(u).
D. 63,618(u).
- Câu 11 : Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
A. \({}_{26}F{e^{2 + }}\)
B. \({}_{11}N{a^ + }\)
C. \({}_{17}C{l^ - }\)
D. \({}_{12}M{g^{2 + }}\)
- Câu 12 : Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố đồng là 63,5. Nguyên tố đồng trong tự nhiên gồm hai đồng vị là và . Tỉ lệ phần trăm của đồng vị trong đồng tự nhiên là
A. 25%.
B. 50%.
C. 75%.
D. 90%.
- Câu 13 : Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi
A. Nhóm kim loại kiềm.
B. Nhóm kim loại kiềm thổ.
C. Nhóm halogen.
D. Nhóm khí hiếm.
- Câu 14 : Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
A. Li.
B. F.
C. Cs.
D. I.
- Câu 15 : Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là
A. Tính kim loại.
B. Tính phi kim.
C. Điện tích hạt nhân.
D. Độ âm điện.
- Câu 16 : Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
- Câu 17 : Cho 5,6 gam hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp và thuộc cùng nhóm IA, tác dụng với dung dịch HCl thu được 3,56 lít (đktc) H2. Nguyên tố A, B lần lượt là
A. K, Rb.
B. Rb, Cs.
C. Na, K.
D. Li, Na.
- Câu 18 : Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %. Nguyên tử khối của X là
A. 31.
B. 52.
C. 32.
D. 14.
- Câu 19 : Liên kết trong phân tử NH3 là liên kết
A. Cộng hóa trị có cực.
B. Cộng hóa trị không cực.
C. Ion.
D. Cho nhận.
- Câu 20 : Chất nào sau đây có liên kết ion trong phân tử ?
A. HCl.
B. H2S.
C. Na2O.
D. H2.
- Câu 21 : Nguyên tử R có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Ion tạo thành từ R là
A. R-.
B. R2-.
C. R2+.
D. R+.
- Câu 22 : Công thức phân tử hợp chất hình thành giữa hai nguyên tố X (Z= 11) và Y(Z=16) là:
A. X2Y.
B. XY.
C. X3Y2.
D. XY2.
- Câu 23 : Số oxi hóa của P trong phân tử H3PO4 là
A. +5.
B. 0.
C. +3.
D. -3.
- Câu 24 : Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng phân hủy.
B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng trao đổi.
D. Phản ứng thế trong hóa vô cơ.
- Câu 25 : Trong nguyên tử hạt mang điện là
A. chỉ có hạt proton.
B. chỉ có hạt electron.
C. Hạt nơtron và electron
D. hạt electron và proton.
- Câu 26 : Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: (X) 1s22s22p63s23p4; (Y) 1s22s22p63s23p1; (T) 1s22s22p63s23p6; (R): 1s2. Số nguyên tố thể hiện tính kim loại là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 27 : Cho các cặp nguyên tử sau: (a) \({}_{19}^{40}X\) và \({}_{18}^{40}Y\); (b) \({}_{8}^{16}R\) và \({}_{8}^{18}T\); (c) \({}_{12}^{24}U\) và \({}_{12}^{26}V\); (d) \({}_{6}^{14}M\) và \({}_{7}^{14}N\). Số cặp nguyên tử là đồng vị của nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 28 : Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ( Al) lần lượt là
A. 13 và 13.
B. 13 và 14.
C. 12 và 14.
D. 13 và 15.
- Câu 29 : Trong tự nhiên Hidro có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H và Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Số phân tử H2O tối đa được tạo thành từ các loại đồng vị trên là:
A. 12.
B. 16.
C. 18.
D. 9.
- Câu 30 : Tổng điện tích lớp vỏ của nguyên tử nguyên tố X là -32.10-19C. Nguyên tố X là:
A. Mg.
B. Ca.
C. K.
D. Al.
- Câu 31 : Cho 7,2 gam kim loại M , có hoá trị không đổi trong hợp chất, phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn Y và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là:
A. Cu.
B. Ca.
C. Ba.
D. Mg.
- Câu 32 : Cho các phát biểu sau:(a) Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho electron .
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 33 : Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít.
B. 6,72lít.
C. 0,448 lít.
D. 4,48 lít.
- Câu 34 : Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học với hệ số của các chất là những số nguyên tố, tối giản thì hệ số của HNO3 là:
A. 23x – 9y.
B. 45x – 18y.
C. 13x – 9y.
D. 46x – 18y.
- Câu 35 : Cho các phương trình phản ứng:(a) 2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 36 : Trong hoá học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào có thể là phản ứng oxi hoá - khử hoặc không phải là phản ứng oxi hoá - khử?
A. phản ứng hoá hợp và phản ứng trao đổi.
B. phản ứng trao dổi và phản ứng thế.
C. phản ứng thế và phản ứng phân huỷ.
D. phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp.
- Câu 37 : Phân tử nào sau đây chứa nhiều cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết nhất?
A. H2.
B. HCl.
C. CO2.
D. N2.
- Câu 38 : Chất nào sau đây có số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất là cao nhất?
A. H2S.
B. Na2S.
C. SO2.
D. K2SO4.
- Câu 39 : Cộng hóa trị của Cl và O trong Cl2O7 lần lượt là:
A. 7 và 2.
B. 2 và 7.
C. 4 và 1.
D. 1 và 2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao