Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THP...
- Câu 1 : Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
- Câu 2 : Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là bao nhiêu?
A. NH4Cl.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. (NH4)2CO3.
- Câu 3 : Cho các phát biểu sau:(a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
A. (d).
B. (c).
C. (b).
D. (a).
- Câu 4 : Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh, giữ lạnh nhằm vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng vì nhiệt độ. Nước đá khô được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và còn được dùng để bảo quản vắc xin, dược phẩm trong ngành Y tế – dược phẩm. Thành phàn nước đá khô là CO2, hãy chỉ ra nội dung sai.
A. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực
B. Trong phân tử có hai liên kết đôi
C. Phân tử CO2 không phân cực
D. Phân tử có cấu tạo góc
- Câu 5 : Để đạt đến trạng thái bền vững theo quy tắc bát tử, nguyên tử Al cần hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây?
A. nhường đi 3e.
B. nhận vào 5e.
C. nhường đi 1e.
D. nhận vào 7e.
- Câu 6 : Cấu hình e của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p64s2, của nguyên tử Y là 1s22s22p5. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là gì?
A. XY.
B. XY2.
C. X2Y.
D. XY3.
- Câu 7 : Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số thứ tự nhóm của X và Y lần lượt là bao nhiêu?
A. IA và IIA.
B. IIA và IIA.
C. IIA và IVA.
D. IVA và VA.
- Câu 8 : Cho các nhận định sau(1) X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là X5Y2.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
- Câu 9 : X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp chất X và Y có công thức phân tử là gì?
A. XY2.
B. X3Y.
C. XY.
D. X2Y6.
- Câu 10 : Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 2, ô 16, nhóm VA.
B. Chu kì 3, ô 15, nhóm VA.
C. Chu kì 3, ô 16, nhóm VIA.
D. Chu kì 3, ô 17, nhóm VIIA.
- Câu 11 : Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để A ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là bao nhiêu?
A. 0
B. 10
C. 7
D. 8
- Câu 12 : Cho biết ion M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d8. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau?
A. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 26+.
B. Điện tích hạt nhân của M là 30+ và của M2+ là 28+.
C. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 28+.
D. Điện tích hạt nhân của M là 28+ và của M2+ là 26+.
- Câu 13 : Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vỏ Trái Đất. Các loại khoáng chất nặng nhất có xu hướng chứa khoảng 10% sắt và 40 – 50% kẽm. Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm. Kẽm được sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn như thép để chống ăn mòn, trong công nghiệp ô tô, vỏ pin... Trong tự nhiên nguyên tử kẽm có năm đồng vị bền nhưng phổ biến hơn cả là \({}_{30}^{65}Zn\) và \({}_{30}^{66}Zn\), nguyên tử khối trung bình của kẽm là 65,41. Thành phần phần trăm về số nguyên tử của 2 đồng vị kẽm lần lượt là bao nhiêu?
A. 41% và 59%.
B. 59% và 41%.
C. 65% và 35%.
D. 65% và 41%.
- Câu 14 : Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 2p4. Chỉ ra nhận định không đúng về nguyên tử X?
A. Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 2.
D. Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton.
- Câu 15 : Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là gì?
A. 1s22s22p63s23p1.
B. 1s22s22p63s23p64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1.
D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
- Câu 16 : Cho phương trình hóa học của phản ứng:2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
A. Al2(SO4)3 là chất khử, CuSO4 là chất oxi hóa.
B. CuSO4 là chất khử, Al2(SO4)3 là chất oxi hóa.
C. Al là chất oxi hóa, CuSO4 là chất khử.
D. CuSO4 là chất oxi hóa, Al là chất khử.
- Câu 17 : Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là gì?
A. tạo ra chất khí.
B. tạo ra chất kết tủa.
C. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
- Câu 18 : Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử?
A. NH3 + HNO3 → NH4NO3
B. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3
C. NH3 + HCl → NH4Cl
D. 2NH3 +3CuO → N2 +3Cu + 3H2O
- Câu 19 : Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường trong phản ứng : FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là bao nhiêu?
A. 1: 3.
B. 1: 10.
C. 1: 9.
D. 1: 2.
- Câu 20 : Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
B. 4HCl + 2Cu + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
C. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 ↑
D. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O + 2KCl
- Câu 21 : Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
A. 10,8 gam.
B. 21,6 gam.
C. 32,4 gam.
D. 27,0 gam.
- Câu 22 : Cho 1,86 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu được 560 ml N2O ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
A. 87,1%.
B. 12,9%.
C. 45,5%.
D. 55,5%
- Câu 23 : Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là?
A. p < s < d.
B. s < p < d.
C. d < s < p.
D. s < d < p.
- Câu 24 : Nguyên tử X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y là 10. X và Y là các nguyên tử nào sau đây (cho O (Z=8), Mg (Z=12), Al (Z=13), Si (Z=14), Cl (Z=17))
A. Al và O
B. Al và Cl
C. Si và O
D. Mg và Cl
- Câu 25 : Nguyên tử nguyên tố M có tổng số hạt là 180, trong đó hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Số đơn vị điện tích hạt nhân là bao nhiêu?
A. 74
B. 35
C. 53
D. 53+
- Câu 26 : Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử X là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. nguyên tử X là gì?
A. \({}_8^{20}O\)
B. \({}_9^{19}F\)
C. \({}_9^{18}F\)
D. \({}_8^{18}O\)
- Câu 27 : Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là \({}_{35}^{79}{\text{Br}}\) và \({}_{35}^{81}{\text{Br}}\), nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị \({}_{35}^{79}{\text{Br}}\) là bao nhiêu?
A. 49,3%.
B. 50,7%.
C. 46%.
D. 54%.
- Câu 28 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là bao nhiêu?
A. 4 và 3.
B. 4 và 4.
C. 3 và 3.
D. 3 và 4.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao