vào chuyên vật lý trường THPT chuyên KHTN Hà Nội -...
- Câu 1 : (2,0 điểm). Cho mạch điện như trên Hình 1, trong đó: các đèn có thông số Đ1 (6V – 6W) và Đ2 (12V – 6W). Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện có giá trị không đổi bằng U. Bỏ qua điện trở của dây dẫn và khóa K. Ban đầu khóa K đóng. Khi điều chỉnh biến trở đến giá trị RX = R0 thì cả hai đèn đều sáng bình thường. Giả thiết rằng điện trở của các đèn không đổi.a) Tìm giá trị của U và R0.b) Mở khóa K. Điều chỉnh giá trị của biến trở: khi RX = R1 thì đèn Đ1 sáng bình thường, khi RX = R2 = 10R1 thì đèn Đ2 sáng bình thường. Tính các giá trị điện trở R, R1 và R2.
- Câu 2 : (2,0 điểm). Cho ba bình cách nhiệt đựng nước ở các nhiệt độ ban đầu t1 = 800C, t2 = 600C và t3. Lần lượt múc nước từ bình 1 sang bình 2, từ bình 2 sang bình 3 và từ bình 3 về bình 1; mỗi lần đều múc một lượng nước có khối lượng m và chỉ múc sau khi trong bình đã có cân bằng nhiệt. Nhiệt độ trong các bình khi có cân bằng nhiệt là t'1 = 700C, t'2 và t'3 = 400C. Khối lượng nước trong bình 1 và bình 2 lúc đầu là m1 = m2 = 1 kg. Bỏ qua mọi hao phí nhiệt.a) Tính giá trị của m và t'2.b) Thực hiện quá trình như trên rất nhiều lần thì nhiệt độ cuối cùng trong bình 1 là t = 580C. Tính khối lượng m3 và nhiệt độ t3 của nước trong bình 3 lúc đầu.
- Câu 3 : (2,0 điểm). Người ta đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật tại A thì ảnh của vật là ảnh thật nằm tại A’. Nếu đặt vật tại B thì ảnh của vật là ảnh ảo và cao bằng ảnh tại A’. Các điểm A, B, A’, B’ đều nằm ở trên trục chính ∆ của thấu kính, trong đó A và B cùng nằm phía trước của thấu kính.a) Ký hiệu O là quang tâm của thấu kính và F’ là tiêu điểm sau của thấu kính. Chứng minh rằng: A’O2 = A’A.A’F’b) Người ta tìm thấy hình vẽ minh họa lại bài toán này trong vở ghi của một học sinh Chuyên Lý Tổng hợp, nhưng do để lâu ngày nên nét vẽ bị nhòe và nay chỉ còn thấy rõ ba điểm A, A’ và B’ (Hình 2). Trình bày cách dùng thước và compa để xác định vị trí của các tiêu điểm và quang tâm O của thấu kính. Vẽ hình minh họa. c) Trong bài toán này: AB’ = 8cm, A’B’= 64cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.
- Câu 4 : (2,0 điểm). Trong mạch điện như trên Hình 3, các ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là U = 30V không đổi.a) Khi điều chỉnh vị trí của con chạy C thì số chỉ của ampe kế A1 có giá trị thay đổi trong khoảng từ 1A đến 1,5A. Tính giá trị các điện trở R1, R2.b) Khi điều chỉnh vị trí của con chạy C thì số chỉ của ampe kế A2 có giá trị bé nhất là 0,4 A và giá trị lớn nhất là IA2max . Tính RMN (giá trị điện trở toàn phần của biến trở) và IA2max.
- Câu 5 : (2,0 điểm). Một học sinh được giao nhiệm vụ thực hiện thí nghiệm xác định khối lượng và khối lượng riêng của một vật nhờ các dụng cụ:Để xác định M và D, học sinh đó thực hiện các bước như sau: Bước 1: Treo thanh AB lên giá nhờ sợi chỉ buộc cố định vào điểm C trên thanh. Treo vật M vào điểm I thích hợp trên thanh AB để thanh cân bằng nằm ngang.a) Cần phải đo các đại lượng nào để xác định M? Lập biểu thức tính M.b) Trong thí nghiệm, học sinh đó chọn điểm C nằm cách đầu B một khoảng BC = 19 cm. Điểm I nằm cách đầu B một khoảng l1 có giá trị nằm trong khoảng nào? Bước 2: Nhúng vật M ngập hoàn toàn trong nước. Dịch điểm treo vật đến vị trí J thích hợp trên thanh AB để thanh vẫn cân bằng nằm ngang.c) Cần phải đo các đại lượng nào để xác định D? Lập biểu thức tính D.d) Với BC = 19 cm, điểm J nằm cách đầu B một khoảng l2 có giá trị nằm trong khoảng nào?
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn