Bài kiểm tra giữa học kì I - Đề số 3 (Có lời giải...
- Câu 1 : Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 là
A NaOH, Fe, Mg, Hg.
B Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3.
C NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag.
D NaOH, Fe, Mg, AgNO3.
- Câu 2 : Cặp kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A Na, Fe.
B K, Na.
C Al, Cu.
D Mg, K.
- Câu 3 : Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là
A Na, Al, Fe, Cu, K, Mg.
B Cu, Fe, Al, K, Na, Mg.
C Fe, Al, Cu, Mg, K, Na.
D K, Na, Mg, Al, Fe, Cu.
- Câu 4 : Cho 12,8g kim loại M phản ứng vừa đủ với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) tạo ra một muối có công thức là MCl2. Vậy M là kim loại
A Fe.
B Mg.
C Zn.
D Cu.
- Câu 5 : Những kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A Mg, Fe, Cu, Zn.
B Ag, Mg, Au, Ba.
C Al, Fe, Mg, Zn.
D Cu, Mg, Ca, Zn.
- Câu 6 : Dãy gồm các bazơ đều bị nhiệt phân là
A Fe(OH)2, Cu(OH)2, KOH.
B Zn(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2.
C Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH.
D Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.
- Câu 7 : Một dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể dùng kim loại để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 là
A Cu.
B Fe.
C Al.
D Au.
- Câu 8 : Có hỗn hợp khí CO và CO2. Có thể dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch để tách được CO ra khỏi hỗn hợp khí là
A KCl.
B Ca(OH)2.
C HCl.
D Na2SO4.
- Câu 9 : Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
A không có hiện tượng nào xảy ra.
B sủi bọt khí.
C kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
D một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ sinh ra bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.
- Câu 10 : Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được sinh ra khi cho cặp chất phản ứng với nhau là
A K2SO3 và H2SO4.
B K2SO4 và HCl.
C Na2SO3 và NaOH.
D Na2SO4 và CuCl2.
- Câu 11 : Cặp chất tác dụng với nhau sinh ra chất khí cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh là
A Zn và HCl.
B ZnO và HCl.
C Zn(OH)2 và HCl.
D NaOH và HCl.
- Câu 12 : Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất là
A Zn, CO2, NaOH.
B Zn, Cu, CaO.
C Zn, H2O, SO3.
D Zn, NaOH, Na2O.
- Câu 13 : Trung hòa 100ml dung dịch HCl cần vừa đủ 50ml dung dịch NaOH 2M. Nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng là
A 2M.
B 1M.
C 0,1M.
D 0,2M.
- Câu 14 : Oxit có khả năng hút ẩm là
A FeO.
B CaO.
C Fe2O3.
D Al2O3.
- Câu 15 : Vôi sống có công thức hóa học là
A CaO.
B CaCl.
C K2CO3.
D Ca(OH)2.
- Câu 16 : Viết phương trình hóa học cho từng phản ứng trong sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).\(Fe\xrightarrow{{(1)}}FeC{l_3}\xrightarrow{{(2)}}Fe{\left( {OH} \right)_3}\;\xrightarrow{{(3)}}F{e_2}{O_3}\)
- Câu 17 : Nêu cách phân biệt các chất lỏng trong các lọ không ghi nhãn sau bằng phương pháp hoá học: HNO3, H2SO4, H2O. Viết các phương trình hoá học.
- Câu 18 : Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ?
- Câu 19 : Cho một lượng bột kẽm (dư) vào 80 ml dung dịch axit clohiđric, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc).a) Viết phương trình hoá học.b) Tính khối lượng bột kẽm đã tham gia phản ứng?c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?
- Câu 20 : Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu là
A 20%.
B 70%.
C 73%.
D 27%.
- Câu 21 : Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là:
A 7.
B 4.
C 8.
D 5.
- Câu 22 : Số electron tối đa trong lớp thứ M là:
A 18.
B 9.
C 32.
D 8.
- Câu 23 : Số nơtron trong nguyên tử \({}_{19}^{39}{\rm{K}}\) là:
A 20.
B 39.
C 19.
D 58.
- Câu 24 : Cấu hình electron không đúng là:
A Na+ (Z = 11): 1s22s22p63s2.
B Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.
C F (Z = 9): 1s22s22p5.
D F- (Z = 9): 1s22s22p6.
- Câu 25 : Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là:
A S (Z = 16).
B Si (Z = 12).
C P (Z = 15).
D Cl (Z = 17).
- Câu 26 : Tính bazơ của dãy hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây?
A Tăng.
B Giảm rồi tăng.
C Giảm.
D Tăng rồi giảm.
- Câu 27 : Nhận định nào sau đây là đúng?
A Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều giảm độ âm điện.
B Trong một nhóm A, năng lượng ion hoá thứ nhất giảm theo chiều tăng độ âm điện.
C Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng độ âm điện.
D Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm độ âm điện.
- Câu 28 : Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là:
A X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
B X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
D X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
- Câu 29 : Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện.a) Xác định số electron, số proton, số nơtron, điện tích hạt nhân, số khối và viết kí hiệu nguyên tử R.b) Viết cấu hình electron nguyên tử R. Xác định vị trí X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- Câu 30 : Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit mà R có hóa trị cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
- Câu 31 : Hòa tan 3,9 gam kim loại trong nhóm IA trong V ml dung dịch HCl 0,1M thu được 1,12 lít khí (đktc).a) Xác định tên kim loại.b) Tính V, biết dùng dư 10% so với lượng phản ứng.
- Câu 32 : Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là
A 6.
B 7.
C 8.
D 9.
- Câu 33 : Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 34 : Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A NH4+, NO3-, HCO3-, OH-.
B K+, H+, SO42-, OH-.
C Na+, NH4+, H+,CO32-.
D Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-.
- Câu 35 : Thể tích dung dịch HNO3 0,3M vừa đủ để trung hòa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là
A 100 ml.
B 150ml.
C 200 ml.
D 250 ml.
- Câu 36 : Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?
A 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
B NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
C NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
D KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
- Câu 37 : Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein:Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là
A Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
B Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
C Nước phun vào bình và không có màu.
D Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
- Câu 38 : Chỉ dùng một hóa chất, hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, (NH4)2SO4 và KNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
- Câu 39 : Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
- Câu 40 : Hòa tan hoàn toàn 23,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 2M (dư), thu được dung dịch A và 7,84 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.2. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A.3. Tính thể tích của dung dịch HNO3 ban đầu (biết rằng dùng dư 10% so với lượng cần phản ứng).
- Câu 41 : Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là
A triolein.
B tristearin.
C trilinolein.
D tripanmitin.
- Câu 42 : Phương pháp chuyển hóa triglixerit lỏng thành triglixerit rắn (tạo bơ nhân tạo) là
A Hạ nhiệt độ thật nhanh để hóa rắn triglixerit.
B Thủy phân chất béo trong môi trường axit.
C Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.
D Hiđro hóa triglixerit lỏng thành triglixerit rắn.
- Câu 43 : Thủy phân hoàn toàn xenlulozo, sản phẩm thu được là:
A mantozo.
B glucozo.
C saccarozo.
D fructozo.
- Câu 44 : Amin có cấu tạo CH3CH2CH(NH2)CH3 là amin
A bậc 3.
B bậc 2.
C bậc 1.
D bậc 4.
- Câu 45 : Số nhóm -OH trong phân tử glucozo là
A 5.
B 6.
C 3.
D 4.
- Câu 46 : Cho các chất sau: etylamin; anilin; đimetylamin; trimetylamin. Số chất amin bậc 2 là
A 4.
B 2.
C 1.
D 3.
- Câu 47 : Saccarozo không tham gia phản ứng
A thủy phân với xúc tác enzym.
B thủy phân nhờ xúc tác axit.
C với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
D
tráng bạc.
- Câu 48 : Este no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
A CnH2nO2 (n ≥ 2).
B CnH2n-2O2 (n ≥ 2).
C CnH2n+nO2 (n ≥ 2).
D CnH2nO (n ≥ 2).
- Câu 49 : Số chất có công thức phân tử C4H8O2 phản ứng với NaOH là:
A 5.
B 3.
C 6.
D 4.
- Câu 50 : Cho các chất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2NH (5). Lực bazo của các chất tăng dần theo dãy
A (5) < (3) < (1) < (4) < (2).
B (5) < (3) < (2) < (1) < (4).
C (2) < (3) < (5) < (1) < (4).
D (1) < (2) < (3) < (4) < (5).
- Câu 51 : Este X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo ancol metylic. Este X là
A HCOOC3H7.
B CH3COOC2H5.
C C2H5COOCH3.
D HCOOC3H5.
- Câu 52 : Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là:
A 5.
B 7.
C 6.
D 4.
- Câu 53 : Cho các phát biểu sau:1/ Glucozo và fructozo đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam2/ Saccarozo và mantozo thủy phân đều cho 2 phân tử monosaccarit3/ Tinh bột và xenlulozo có CTPT dạng (C6H10O5)n và là đồng phân của nhau4/ Chất béo còn được gọi là triglixerit5/ Gốc hidrocacbon của axit béo trong triglixerit có nguồn gốc từ thực vật là gốc không noSố phát biểu đúng là:
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 54 : Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH thu được C3H5(OH)3 và
A C17H31COONa.
B C17H35COONa.
C C15H31COONa.
D C17H33COONa.
- Câu 55 : Đốt hết 2 amin bậc 1, no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. Công thức phân tử của 2 amin là
A CH3NH2, C2H5NH2.
B C2H5NH2, C3H7NH2.
C C4H9NH2, C5H11NH2.
D C2H7NH2, C4H9NH2.
- Câu 56 : Dãy các chất đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh là
A natri hiđroxit, amoni clorua, metylamin.
B amoniac, natri hiđroxit, anilin.
C amoniac, metylamin, anilin.
D metylamin, amoniac, natri axetat.
- Câu 57 : Thủy phân 0,01 mol este X cần 0,03 mol NaOH thu được 0,92 gam một ancol; 0,01 mol CH3COONa; 0,02 mol HCOONa. Công thức phân tử của este là
A C8H12O6.
B C7H14O6.
C C7H10O6.
D C9H14O6.
- Câu 58 : Thực hiện lên men ancol từ glucozo (H = 80%) được etanol và khí CO2. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Lượng glucozo ban đầu là
A 45 gam.
B 36 gam.
C 28,8 gam.
D 43,2 gam.
- Câu 59 : Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam este C4H8O2 bằng dung dịch NaOH thu được 4,1 gam muối. Este là
A C2H5COOCH3.
B CH3COOC2H5.
C HCOOCH2CH2CH3.
D HCOOCH(CH3)2.
- Câu 60 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X (gồm CH3COOC2H3; C2H3COOCH3 và (CH3COO)3C3H5) cần 17,248 lít O2 (đktc) thu được 30,36 gam CO2 và 9,36 gam H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với số mol NaOH là:
A 0,18
B 0,16
C 0,12
D 0,2
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime