30 bài tập lý thuyết về hidro clorua - axit clohid...
- Câu 1 : Nhận định nào sau đây là chính xác về HCl:
A Khí hidro clorua tan kém trong nước.
B Axit clohidric vừa có tính axit, tính oxi hoá lẫn tính khử.
C Axit clohidric khó bay hơi.
D Khí hidro clorua có đầy đủ tính chất hoá học của axit.
- Câu 2 : Phương trình điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
A H2 + Cl2 -> HCl.
B NaCl + H2SO4 -> NaHSO4 + HCl.
C NaCl + H2O -> NaOH + HCl.
D BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + HCl.
- Câu 3 : Cho các chất: Cu, NaOH, Fe2O3, MnO2 và Fe lần lượt tác dụng với HCl. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 4 : Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:
A Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.
B Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
C Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.
D Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
- Câu 5 : Tổng hệ số tối giản của phương trình: KMnO4 + HCl -> … là:
A 34.
B 35.
C 36.
D 37.
- Câu 6 : Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:
A H2 + Cl2 -> HCl.
B AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3
C NaCl(r) + H2SO4 (đ) -> NaHSO4 + HCl.
D BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + HCl.
- Câu 7 : Oxit nào sau đây có thể làm khô khí HCl
A CuO
B P2O5
C CO2
D CO
- Câu 8 : Axit HCl có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong dãy sau: Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, Ag2SO4, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2
A 6
B 7
C 8
D 9
- Câu 9 : Chất nào sau đây không dùng để làm khô khí HCl
A P2O5
B NaOH rắn
C H2SO4 đậm đặc
D CaCl2 khan
- Câu 10 : Chất nào sau đây tan rất tốt trong H2O?
A O2.
B N2.
C CO2.
D HCl.
- Câu 11 : Trong phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HCl, thì :
A Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
B Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử.
C Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.
D SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
- Câu 12 : Dung dịch HCl có thể phản ứng với tất cả ion hay các chất rắn nào dưới đây
A Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO, CuO, Ag
B OH- , CO32-, Na+, K+
C HSO3- , HCO3-, S2- , AlO2-
D CaCO3, NaCl, Ba(HCO3)2
- Câu 13 : Kim loại nào sau đây khi tác dụng với Cl2 và axit HCl đều tạo ra cùng một loại hợp chất?
A Fe.
B Mg.
C Ag.
D Cu.
- Câu 14 : Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ?
A 2Fe + 3Cl2 → FeCl3.
B NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
D MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
- Câu 15 : Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của HCl
A Ít tan trong nước.
B Khí không màu.
C Nặng hơn không khí.
D Mùi xốc.
- Câu 16 : Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua kim loại?
A Mg.
B Ag.
C Cu.
D Fe.
- Câu 17 : Khí hidroclorua có thể điều chế được bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
A Xút
B Axit H2SO4 loãng
C H2O
D Axit H2SO4 đặc, đun nóng
- Câu 18 : Trong các chất sau, dãy nào gồm các chất đều tác dụng với HCl?
A AgNO3, MgCO3, BaSO4
B Al2O3, KMnO4, Cu
C CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2
D Fe, CuO, Ba(OH)2
- Câu 19 : Để phân biệt 2 bình mất nhãn chứa 2 dung dịch axit riêng biệt HCl loãng và H2SO4 loãng, thuốc thử sử dụng là:
A Ba
B Cu
C Zn
D Al
- Câu 20 : Chất nào sau đây không thể dùng làm khô chất khí hidro clorua?
A dung dịch H2SO4 đặc
B CaCl2 khan
C NaOH rắn
D P2O5
- Câu 21 : Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là
A 2HCl + Zn \(\xrightarrow{{}}\) ZnCl2 + H2
B 2HCl + Mg(OH)2 \(\xrightarrow{{}}\) MgCl2 + 2H2O
C MnO2 + 4HCl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
D 2HCl + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuCl2 + H2O
- Câu 22 : Cho thí nghiệm về tính tan của khi HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt dung dịch quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
A Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh.
C Nước phun vào bình và vẫn có màu tím.
D Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
- Câu 23 : Cho dãy các kim loại: K, Ag, Mg, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 24 : Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A Cu
B Al
C Mg
D Na
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao