Đề thi HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020 Trường THP...
- Câu 1 : Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là:
A. X, Y
B. X, Y, Z
C. X, Y, T
D. Y và T
- Câu 2 : Phản ứng không làm giải phóng khí là:
A. \(Na{\rm{ }} + C{H_3}OH \to \)
B. \(C{H_3}N{H_3}Cl{\rm{ }} + {\rm{ }}NaOH \to \)
C. \(C{H_3}COO{C_2}{H_{5}} + KOH \to \)
D. \(C{H_3}COOH{\rm{ }} + {\rm{ }}NaHC{O_3} \to \)
- Câu 3 : Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho các đồng phân đơn chức của C2H4O2 tác dụng lần lượt với từng chất: Na, NaOH, NaHCO3?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 4 : Lấy m gam một axit hữu cơ đơn chức X cho tác dụng với NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2g khí. Mặt khác, cho m gam X vào C2H5OH lấy dư trong H2SO4 đặc (H = 80%) thì thu được 3,52g este. Giá trị của m là:
A. 2,4g
B. 2,96g
C. 3,0g
D. 3,7g
- Câu 5 : Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:
A. Be và Mg
B. Mg và Ca
C. Ca và Sr(88)
D. Sr và Ba
- Câu 6 : Có các dung dịch mất nhãn sau: axit axetic, glixerol, etanol, glucozo. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch này là:
A. Quỳ tím
B. dd AgNO3/NH3
C. CuO
D. Quỳ tím, AgNO3/NH3, Cu(OH)2
- Câu 7 : Trong số các polime: Xenlulozo, PVC, amilopectin. Chất có mạch phân nhánh là:
A. amilopectin
B. PVC
C. Xenlulozo
D. Xenlulozo và amilopectin
- Câu 8 : Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất là 60%, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 6,48g
B. 2,592g
C. 0,648g
D. 1,296g
- Câu 9 : Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với H2 là 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,3g A chỉ thu được 224 ml CO2 và 0,18g H2O. Chất A phản ứng được với Na tạo H2 và có phản ứng tráng bạc. Vậy A là:
A. \(C{H_3}COOH\)
B. \(HO - C{H_2} - CHO\)
C. \(C{H_3}OCHO\)
D. \(HOOC - CHO\)
- Câu 10 : Trong số những hợp chất HCOOH; CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5. Số hợp chất tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1:2 về số mol là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 11 : Sắp xếp theo chiều độ tăng dần tính axit của các chất: HCOOH (1), CH3COOH (2), C6H5OH (phenol), (3) lần lượt là
A. 3 < 2 < 1
B. 3 < 1 < 2
C. 2 < 1 < 3
D. 2 < 3 < 1
- Câu 12 : Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 α-amino axit ?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 2
- Câu 13 : Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là:
A. \({C_n}{H_{2n}}O{\rm{ }}\left( {n \ge 3} \right)\)
B. \({C_n}{H_{2n}} + 2{O_2}\left( {n \ge 2} \right)\)
C. \({C_n}{H_{2n}} + 2O{\rm{ }}\left( {n \ge 3} \right)\)
D. \({C_n}{H_{2n}}{O_2}\left( {n{\rm{ }} \ge 2} \right).\)
- Câu 14 : Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O mà MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là:
A. 20%
B. 80%
C. 40%
D. 75%
- Câu 15 : Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Giá trị của x là 0,075
B. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.
C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%.
D. X có phản ứng tráng bạc
- Câu 16 : Hỗn hợp M gồm hai peptit X và Y, chúng cấu tạo từ một amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử là 5 với tỉ lệ mol nX: nY=1:2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12 gam glixin và 5,34gam alanin. Giá trị của m:
A. 16,46
B. 15,56
C. 14,36
D. 14,46
- Câu 17 : Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là :
A. CH2=C(CH3)COOCH3.
B. CH2=CH-CN.
C. CH2=CH-Cl.
D. H2N-(CH2)6-COOH.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein