Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý Sở GD&ĐT Cần Thơ -...
- Câu 1 : Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra khi
A vuông góc ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
B xiên góc ánh sáng trắng từ không khí vào nước.
C xiên góc ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
D vuông góc ánh sáng đơn sắc từ không khí vào nước.
- Câu 2 : Tốc độ truyền âm trong không khí là 336 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng và dao động cùng pha là 0,8 m. Tần số của âm bằng
A 400 Hz
B 840 Hz
C 500 Hz
D 420 Hz
- Câu 3 : Cho chiết suất của nước, benzen và của thủy tinh flin lần lượt bằng 1,33; 1,5 và 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi chiếu ánh sáng từ
A benzen vào nước
B thủy tinh flin vào nước
C nước vào thủy tinh flin
D thủy Tinh flin vào Benzen
- Câu 4 : Hiện nay đèn LED được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử đèn quảng cáo, đèn giao thông, trang trí nội thất... Nguyên lý hoạt động của đèn LED dựa vào hiện tượng
A điện phát quang
B quang phát quang
C hóa phát quang
D catốt phát quang
- Câu 5 : Một khung dây dẫn kín có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, α là góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Từ thông Φ qua diện tích S được xác định theo công thức:
A Φ = BSsinα
B Φ = BStanα
C Φ = Bsinα
D Φ = BScosα
- Câu 6 : Khi xem phim, mắt có cảm giác thấy được các vật chuyển động liên tục nhờ vào:
A sự điều tiết của mắt
B sự lưu ảnh trên màng lưới của mắt
C năng suất phân ly của mắt
D sự ngắm chừng của mắt
- Câu 7 : Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nhỏ khối lượng 100 g thực hiện dao động điều hòa với tần số góc 20 rad/s. Giá trị của k là
A 20 N/m
B 40 N/m
C 10 N/m
D 80 N/m
- Câu 8 : Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{\pi }H\),biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là
A \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)A\)
B \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)A\)
C \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)A\)
D \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)A\)
- Câu 9 : Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 cm có dòng điện I = 5 A chạy qua đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Góc hợp bởi dòng điện và vectơ cảm ứng từ là 300. Lực tác dụng lên đoạn dây bằng:
A 7,5.10-4 N
B 7,5.10-2 N
C 7,5.10-3 N
D 7,5.10-5 N
- Câu 10 : Đặt điện áp vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Cảm kháng, dung kháng của mạch lần lượt là ZLvà ZC. Tổng trở suất của mạch được xác định theo công thức.
A \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)
B \(Z = R + {Z_L} + {Z_C}\)
C \(Z = R + {Z_L} - {Z_C}\)
D \(Z = \sqrt {{R^2} - {{\left( {{Z_L} -
- Câu 11 : Cho phản ứng hạt nhân \({}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{38}^{94}Sr + X + 2{}_0^1n\).Hạt nhân X có cấu tạo gồm
A 86 proton và 140 nơtron
B 54 proton và 86 nơtron
C 54 proton và 140 nơtron
D 86 proton và 54 nơtron
- Câu 12 : Trong mạch dao động LC lí tưởng, nếu độ tự cảm của cuộn cảm tăng 2 lần và điện dung của tụ điện giảm 8 lần thì chu kì dao động của mạch
A giảm 4 lần
B tăng 2 lần
C giảm 2 lần
D tăng 4 lần
- Câu 13 : Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Acos(ωt) và x2 = Asin(ωt) là hai dao động
A lệch pha nhau 600.
B ngược pha.
C lệch pha nhau 0,5π.
D cùng pha.
- Câu 14 : Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9 m đến 3,8.10-7 m là
A tia tử ngoại.
B tia X.
C ánh sáng nhìn thấy.
D tia hồng ngoại.
- Câu 15 : Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng là
A biến dao động âm thành dao động điện âm tần.
B làm cho biên độ sóng giảm xuống.
C trộn sóng âm tần với sóng cao tần.
D tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần.
- Câu 16 : Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động thành phần có cùng tần số không phụ thuộc vào
A độ lệch pha của hai dao động thành phần.
B tần số chung của hai dao động thành phần.
C biên độ của dao động thành phần thứ hai.
D biên độ của dao động thành phần thứ nhất
- Câu 17 : Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha. Khi có hiện tượng giao thoa sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại bằng
A 4 lần bước sóng.
B một phần tư bước sóng
C một nửa bước sóng.
D hai lần bước sóng.
- Câu 18 : Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, ban đầu khoảng vân là 1 mm. Khi di chuyển màn theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe để khoảng cách giữa màn và hai khe tăng thêm 40 cm thì khoảng vân lúc này là 1,28 mm. Biết khoảng cách giữa hai khe là a = 0,8 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A λ = 0,65 μm.
B λ = 0,56 μm
C λ = 0,72 μm.
D λ = 0,45 μm.
- Câu 19 : Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng ω = 10π rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo một ngoại lực biến thiên Fn = F0cos20πt N. Sau một thời gian, vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Tốc độ dao động cực đại của vật bằng
A 50π cm/s.
B 50 cm/s.
C 25 cm/s.
D 100π cm/s.
- Câu 20 : Điện năng ở một trạm điện được truyền đi dưới điện áp 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H1 = 80%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến H2 = 95 %, ta phải
A tăng điện áp đến 8 kV.
B giảm điện áp còn 1 kV.
C giảm điện áp còn 0,5 kV.
D tăng điện áp đến 4 kV.
- Câu 21 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = +5 dp và cách thấu kính một khoảng 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
B ảnh ảo, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
C ảnh thật, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
D ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
- Câu 22 : Hai vật dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với cùng một hệ trục tọa độ, cùng vị trí cân bằng với phương trình lần lượt là \({x_1} = 5\cos 4\pi t\,cm;{x_2} = 3\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\). Khoảng cách lớn nhất giữa hai vật theo phương dao động bằng
A 4,359 cm.
B 3,549 cm.
C 3,954 cm.
D 4,934 cm.
- Câu 23 : Một mạch điện kín gồm biến trở mắc nối tiếp với một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Khi điện trở của biến trở là 1,65 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V; khi điện trở của biến trở là 3,5 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,5 V. Suất điện động của nguồn điện có giá trị là
A 3,7 V.
B 6,8 V.
C 3,6 V.
D 3,4 V.
- Câu 24 : Từ Trái Đất, một ăngten phát ra những sóng cực ngắn đến Mặt Trăng. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 2,56 s. Tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 m/s. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là
A 395.103 km.
B 358.103 km.
C 375.103 km.
D 384.103 km.
- Câu 25 : Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắt lần lượt vào hai đầu điện trở, tụ điện thì vốn kế chỉ 80 V; 60 V. Khi mắc vôn kế vào hai đầu đoạn mạch thì số chỉ vôn kế là
A 20 V.
B 140 V.
C 70 V.
D 100 V.
- Câu 26 : Ba vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 10 cm nhưng tần số khác nhau. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ, vận tốc của các vật liên hệ nhau bởi biểu thức \(\frac{{{x_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{x_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{{x_3}}}{{{v_3}}} + 2018\). Tại thời điểm t, các vật cách vị trí cân bằng của chúng lần lượt là 5 cm, 7 cm và x3. Giá trị x3 gần giá trị nào sau đây?
A 8,7 cm.
B 7,8 cm.
C 8,3 cm.
D 9,5 cm.
- Câu 27 : Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình vẽ. Hai phần tử M và N dao động lệch pha nhau một góc
A \(\frac{\pi }{6}rad\).
B \(\frac{\pi }{3}rad\).
C 2π rad.
D π rad.
- Câu 28 : Mức năng lượng các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi biểu thức:\({E_n} = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}eV\) (với n = 1, 2, 3…). Khi kích thích nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích sao cho bán kính quỹ đạo dừng tăng 25 lần. Khi chuyển về quỹ đạo bên trong, nguyên tử hiđrô có thể phát ra phôtôn có bước sóng ngắn nhất bằng
A 95,1 nm.
B 43,5 nm.
C 12,8 nm.
D 10,6 nm
- Câu 29 : Đồng vị hạt nhân nguyên tử Kali \({}_{19}^{40}K\) phóng xạ β+ tạo thành hạt nhân Argon \({}_{18}^{40}Ar\). Biết chu kì bán rã của \({}_{19}^{40}K\)là T = 1,5.109 năm. Lúc nham thạch còn là dung nham thì chưa có \({}_{18}^{40}Ar\) nào cả nhưng khi tạo thành nham thạch thì có chứa đồng vị \({}_{19}^{40}K\). Trong một mẫu nham thạch khảo sát, người ta thấy tỉ lệ \({}_{18}^{40}Ar\)và \({}_{19}^{40}K\)là 7. Tuổi của nham thạch khoảng
A 3,5.109 năm.
B 3.109 năm.
C 4,5.109 năm.
D 4.109 năm.
- Câu 30 : Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0,4 µm; 0,5 µm và 0,6 µm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm, có bao nhiêu vị trí mà ở đó chỉ có một bức xạ cho vân sáng:
A 18
B 20
C 22
D 26
- Câu 31 : Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi điện áp tức thời hai đầu R đạt giá trị \(20\sqrt 7 V\) thì cường độ dòng điện tức thời qua mạch có giá trị \(\sqrt 7 A\) và điện áp tức thời giữa hai bản tụ có giá trị 45 V. Khi điện áp tức thời hai đầu điện trở là \(40\sqrt 3 V\)thì điện áp tức thời giữa hai đầu bản tụ là 30 V. Giá trị của điện dung C là
A \(\frac{{{{3.10}^{ - 3}}}}{{8\pi }}F\)
B \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\)
C \(\frac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}F\)
D \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }F\)
- Câu 32 : Một nguồn âm có công suất không đổi đặt tại A, truyền theo mọi hướng trong một môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại hai điểm B và C lần lượt là 50 dB và 48 dB. Biết ba điểm A, B, C tạo thành tam giác vuông tại B và AB = 8 m. Khoảng cách BC gần giá trị nào sau đây?
A 10 m.
B 4 m.
C 16 m.
D 6 m.
- Câu 33 : Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch RLC như hình vẽ: cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện dung C của tụ điện có giá trị thay đổi đượC. Điều chỉnh giá trị của điện dung C thì thấy: ở cùng thời điểm, số chỉ của vôn kế V1 cực đại thì số chỉ của vôn kế V1 gấp đôi số chỉ của vôn kế V2. Khi số chỉ của vôn kế V2 cực đại thì tỉ số giữa số chỉ của vôn kế V2 với số chỉ của vôn kế V1 bằng
A 2,5.
B \(2\sqrt 2 \)
C 1,5.
D \(3\sqrt 2 \)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất