tổng ôn các chất phản ứng với Cu(OH)2
- Câu 1 : Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.
B anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.
C fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.
D glixerol, axit axetic, glucozơ.
- Câu 2 : Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A Glucozơ, glixerol và saccarozơ.
B Glucozơ, glixerol và metyl axetat.
C Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.
D Glixerol, glucozơ và etyl axetat.
- Câu 3 : Để chứng minh trong phân tử gucozo có nhiều nhóm hidroxyl (-OH), người ta cho dung dịch glucozo tác dụng với
A kim loại Na
B dung dich AgNO3/NH3, đun nóng
C Cu(OH)2/NaOH, đun nóng
D Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
- Câu 4 : Thuốc thử để phân biệt Val - Ala - Gly và Ala - Ala là?
A Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
B Dung dịch NaCl
C Dung dịch HCl
D Dung dịch NaOH
- Câu 5 : Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A X, Y, Z, T.
B X, Y, R, T.
C Z, R, T.
D X, Z, T.
- Câu 6 : Cho các hợp chất sau:(a) HOCH2-CH2OH; (b) HOCH2-CH2-CH2OH;(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH;(d) CH3-CH(OH)-CH2OH;(e) CH3-CH2OH; (f) CH3-O-CH2CH3.Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:
A (a), (b), (c).
B (c), (d), (f).
C (a), (c), (d).
D (c), (d), (e).
- Câu 7 : Cho các chất: mantozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A 4.
B 5.
C 3.
D 2.
- Câu 8 : Cho các chất sau: ancol etylic; etilenglicol; glucozơ; fructozơ, anđehit axetic. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao tạo ra kết tủa là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 9 : Cho các chất: axetilen; axit focmic, glixerol, mety axetat, glucozơ; đimety ete. Số các chất phản ứng với Cu(OH)2 là
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 10 : Cho các thí nghiệm sau:(1) Glixerol tác dụng với Cu(OH)2(2) Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao(3) Axetilen tác dụng AgNO3/NH3(4) Anđehit focmic tác dụng với AgNO3/NH3Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Thuốc thử để phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biêt: glucozơ; glixerol; Ala-Gly-Val; axetandehit và ancol etylic là
A Nước Brom
B Na
C AgNO3/NH3
D Cu(OH)2/NaOH
- Câu 12 : Cho các dung dịch chứa các chất tan: glucozơ, fructozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinylaxetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, vừa làm mất màu dung dịch brom là
A Glucozơ, mantozơ, axit fomic
B Glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinylaxetat
C Glucozơ, mantozơ, axit fomic, saccarozơ, glixerol
D Fructozơ, vinylaxetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ
- Câu 13 : Nhóm các chất đều tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là
A Glucozơ và saccarozơ
B Glucozơ và mantozơ
C Glucozơ và xenlulozơ
D Saccarozơ và mantozơ
- Câu 14 : Các chất tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo ra kết tủa đỏ gạch là
A Glucozơ, fructozơ, saccarozơ
B Axitfomic, anđehit fomic, metyl fomiat
C Glucozơ, mantozơ, saccarozơ
D Glixerol, axitfomic, anđehit axetic
- Câu 15 : Chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường
A Lys-Gly-Val
B Glixerol
C Sacarozơ
D Ala-Ala
- Câu 16 : Cho các chất sau: lòng trắng trứng, Ala-Ala, Lys-Gly-Val, gluccozơ, glixerol, axit fomic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 17 : Chất X có công thức phân tử là C2H6O2. Biết X có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thànhdung dịch màu xanh lam. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 18 : Trong phân tử hữu cơ Y (C4H10O3) chỉ chứa chức ancol. Biết Y tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam. Số công thức cấu tạo của Y là
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 19 : Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử không có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là
A xenlulozơ.
B mantozơ.
C glucozơ.
D saccarozơ.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein