Đề ôn tập Chương 5,6 môn Hóa học 10 năm 2021 Trườn...
- Câu 1 : Cho 4,4 g hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại là?
A. Ca, Sr
B. Be, Mg
C. Mg, Ca
D. Sr, Ba
- Câu 2 : Hoà tan 15,4 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch C. Tính khối lượng muối có trong dung dịch C: (Zn=65; Mg=24; Cl=35,5; H=1)
A. 36,7g
B. 37,3g
C. 26,35g
D. 26,05g
- Câu 3 : Cần dùng bao nhiêu lít HCl 0,5M dùng để trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1,5M ?
A. 0,5 lít.
B. 0,3 lít.
C. 0,6 lít.
D. 0,4 lít.
- Câu 4 : Tính m muối khan thu được biết cho 8,4 gam Fe vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và khí Y.
A. 19,05.
B. 24,375.
C. 12,70.
D. 16,25.
- Câu 5 : Tính m muối thu được khi cô cạn Y biết cho 23,5 g hỗn hợp 2 kim loại đứng trước H tác dụng với dd HCl được 12,32 lít H2 (đktc) và dd Y.
A. 55,62 g
B. 52,65 g
C. 56,25 g
D. 62,55 g
- Câu 6 : Cho AgNO3 vào chất gì sẽ được kết tủa màu vàng đậm nhất?
A. Dung dịch HF
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch HBr
D. Dung dịch HI
- Câu 7 : Nêu cách và hóa chất phân biệt oxi và ozon ?
A. Cu.
B. Hồ tinh bột.
C. H2.
D. Dung dịch KI và hồ tinh bột.
- Câu 8 : Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại nào dưới đây vừa đủ 0,25m gam khí O2 ?
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Ca
- Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 6,72 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dd KOH 3,5M, muối gì sẽ thu được?
A. K2SO3
B. K2SO3 và KHSO3
C. KHSO3
D. K2SO4
- Câu 10 : Dẫn a mol khí H2S vào b mol NaOH, mối quan hệ để thu được muối trung hòa?
A. a/b > 2
B. b/a ≥ 2
C. b/a ≥ 2
D. 1 < b/a < 2
- Câu 11 : Sục H2S vào FeCl3; CuCl2; AlCl3; NaCl, CdCl2; ZnCl2; MgCl2 thu được mấy loại kết tủa?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
- Câu 12 : Tìm Vmax biết V lít SO2 (đktc) + 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M tạo thành 12 gam kết tủa.
A. 2,24.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 8,96
- Câu 13 : Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí SO2 (đktc) + 2,5 lít Ba(OH)2 nồng độ a M. Thu được 17, 36 gam kết tủa. Giá trị của a?
A. 0,04.
B. 0,03.
C. 0,048.
D. 0,43
- Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10,85 gam
B. 16,725 gam
C. 21,7 gam
D. 32,55 gam
- Câu 15 : Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là bao nhiêu?
A. 250 ml
B. 500 ml
C. 125 ml
D. 175 ml
- Câu 16 : Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng trên?
A. H2S.
B. SO2.
C. SO3.
D. H2SO4
- Câu 17 : Tính %H biết oxi hoá 89,6 lít SO2 (đktc) ở điều kiện thích hợp thu được 240 gam SO3?
A. 50%
B. 75%
C. 80%.
D. Kết quả khác
- Câu 18 : Tính %Al khi cho 13 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại đồng và nhôm hòa tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư thu được 3,36 lít khí mùi hắc ở đktc.
A. 73,85%.
B. 37,69%.
C. 26,15%.
D. 62,31%.
- Câu 19 : Tính m muối sinh ra khi cho 45 gam hỗn hợp gồm (Zn, Cu) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc).
A. 70,1 gam
B. 85,8 gam
C. 112,2 gam
D. 160,3 gam
- Câu 20 : Cho 13,6 gam hỗn hợp Mg và Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 2,24 lít H2S (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
A. 17,65% và 82,35%
B. 25,25% và 74,75%
C. 25% và 75%
D. 18% và 82%
- Câu 21 : Câu nào sau đây là sai khi nói về S?
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
B. Không tan trong các dung môi hữu cơ
C. Chất rắn, màu vàng.
D. Không tan trong nước.
- Câu 22 : Cho V lít hỗn hợp khí X gồm O2 và O3. Sau một thời gian ozon bị phân hủy hết, thu được chất khí duy nhất Y và thể tích khí tăng lên 5% so với thể tích ban đầu, biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Phần trăm thể tích của O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10%.
B. 5%.
C. 20%.
D. 15%.
- Câu 23 : Ý phát biểu không đúng khi nói về S trong số những ý sau đây?
A. lưu huỳnh phản ứng trực tiếp với hiđro ở điều kiện thường.
B. ở trạng thái rắn, mỗi phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử.
C. lưu huỳnh tác dụng được hầu hết với các phi kim.
D. trong các phản ứng với hiđro và kim loại lưu huỳnh là chất oxi hoá.
- Câu 24 : Hiện tượng xuất hiện kết tủa đen khi cho Pb(NO3)2 vào khí thải là do có xuất hiện?
A. CO2.
B. H2S.
C. NH3.
D. SO2.
- Câu 25 : Câu nào không đúng tính chất Lưu huỳnh đioxitSO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
A. phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
B. phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
D. phản ứng (1): Br2là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử
- Câu 26 : Tính V khí SO2 (đktc) cần dùng khi cho vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M biết sau phản ứng thu được 21,7 gam kết tủa.
A. 4,48 hoặc 6,72.
B. 2,24 hoặc 6,72.
C. 4,48 hoặc 8,96.
D. 2,24 hoặc 4,48.
- Câu 27 : Cho 6,72 lít khí SO2 (đkc) tác dụng với 180 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X?
A. 23,45 gam
B. 32,52 gam
C. 52,23 gam
D. 40 gam
- Câu 28 : Tính V SO2 cần cho vào 200 ml dung dịch KOH 1M để thu được 12 gam muối KHSO3.
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 5,6 lít
- Câu 29 : Tính V và m khi cho m gam cacbon tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít ở đktc hỗn hợp khí X gồm CO2 và SO2. Hấp thụ hết X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối trung hòa. Cô cạn dung dịch Y thu được 35,8 gam muối khan.
A. 2,4 và 6,72.
B. 2,4 và 4,48.
C. 1,2 và 22,4.
D. 1,2 và 6,12.
- Câu 30 : Đốt cháy hoàn toàn 12,8 gam một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn X. Kim loại đó là
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ca.
- Câu 31 : Em hãy tính thể tích KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 ?
A. 150ml
B. 250ml
C. 300ml
D. 450ml
- Câu 32 : Nước Javen được điều chế bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Cho clo tác dụng với nước
B. Cho clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
C. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng
D. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH, điều kiện thường
- Câu 33 : Cho dãy các chất sau: Al, Fe, KOH, KBr, Au, NaI, dung dịch SO2, C, S. Số chất trong dãy clo tác dụng được là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
- Câu 34 : Sục khí clo dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam NaCl. Số mol của hỗn hợp muối ban đầu là:
A. 0,02 mol.
B. 0,015 mol.
C. 0,025 mol.
D. 0,01 mol
- Câu 35 : Đốt m gam bột Al trong bình đựng khí clo dư. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 106,5 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:
A. 21,6g.
B. 81g.
C. 27g.
D. 21,54g.
- Câu 36 : Tìm R và CM HCl biết cho 27,6g muối R2 CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2M thu được 29,8 g muối.
A. K; 0,2M
B. K; 2M
C. Na; 0,2 M
D. Na; 2M
- Câu 37 : Đặc điểm chung của halogen?
A. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
B. Ở điều kiện thường là chất khí.
C. Có tính oxi hóa mạnh.
D. Tác dụng được với nước.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao