10 câu hỏi vận dụng cao về axit sunfuric và muối s...
- Câu 1 : Chia 2,29 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Zn, Mg, Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng giải phóng 1,456 lít H2(đktc). Phần 2 oxi hoá hoàn toàn bằng oxi dư, thu được tối đa m gam hỗn hợp 3 oxit. Giá trị của m là
A 2,75.
B 2,85
C 2,185
D 2,15
- Câu 2 : Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
A 19,76%.
B 11,36%.
C 15,74%.
D 9,84%.
- Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch H2SO4 1M. Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng.
A 0,5 lít.
B 0,7 lít.
C 0,12 lít.
D 1 lít.
- Câu 4 : Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là
A 124,6 gam.
B 49,8 gam.
C 74,7 gam.
D 100,8 gam.
- Câu 5 : Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48lit khí (đktc). Phần không tan cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thoát ra 2,24 lít khí (đktc). R là kim loại nào sau đây?
A Mg.
B Pb.
C Ag.
D Cu.
- Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và thoát ra 12,32 lít khí SO2(đktc), sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A 52,6.
B 70,2.
C 71,3.
D 67,4.
- Câu 7 : Cho 33,2g hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 22,4 lít khí ở đktc và chất rắn không tan B. Cho B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2(đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X lần lượt là:
A 13,8g; 7,6; 11,8
B 11,8; 9,6; 11,8
C 12,8; 9,6; 10,8
D kết quả khác
- Câu 8 : Đem nung hỗn hợp G, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp H, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là
A 0,6 mol.
B 0,4 mol.
C 0,5 mol.
D 0,7 mol
- Câu 9 : Nung 20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Mg(OH)2, Al2O3, Al(OH)3 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy xa hoàn toàn thu được 16,04 gam chất rắn (biết chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân hiđroxit kim loại). Mặt khác cho 20 gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 57,60.
B 58,56.
C 65,12.
D 54,60.
- Câu 10 : X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2107 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp NO, H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng FeO trong X gần nhất với giá trị nào nhất dưới đây?
A 50%
B 12%
C 33%
D 40%
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao