hidro sunfua và các oxit của lưu huỳnh
- Câu 1 : Cho sơ đồ của phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4Hệ số nguyên nhỏ nhất của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?
A 3, 2, 5
B 5, 2, 3
C 2, 2, 5
D 5, 2, 4
- Câu 2 : Cho sơ đồ phản ứng hóa học: H2S + O2 (dư) \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) X + H2O. Chất X có thể là
A SO2
B S
C SO3
D S hoặc SO2
- Câu 3 : Từ 1,6 tấn quặng pirit sắt có chứa 60% FeS2 có thể sản xuất được x tấn axit H2SO4, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của x là
A 1,568.
B 1,2544.
C 2,090.
D 1,865.
- Câu 4 : Cho m gam hỗn hợp bột Fe và S với tỉ lệ số mol sắt bằng 2 lần số mol lưu huỳnh, rồi đem nung (không có oxi), thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,4 gam chất rắn B, dung dịch C và khí D. Sục khí D từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa đen. Tính hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A?
A 90%
B 85%
C 80%
D 70%
- Câu 5 : Cho thí nghiệm được lắp như như hình vẽ sau:Ống nghiệm 1 đựng HCl và Zn, ống nghiệm nằm ngang chứa bột S, ống nghiệm 2 chứa dung dịch Pb(NO3)2. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm nằm ngang là
A Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B H2 + S → H2S.
C H2S + Pb(NO3)2 ⟶ PbS↓ + 2HNO3.
D 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3.
- Câu 6 : Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam bột sắt và 3,2 gam bột lưu huỳnh sau phản ứng thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí B và m gam chất rắn C. Cho biết tỉ khối hơi của B so với hiđro là 13. Giá trị của m và thành phần phần trăm về thể tích của khí có phân tử khối nhỏ hơn trong B là
A 0,8 gam; 25%
B 0,8 gam; 75%
C 2,4 gam; 25%
D 2,4 gam; 75%
- Câu 7 : Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M . Muối thu được gồm:
A Na2SO4
B NaHSO3
C Na2SO3
D NaHSO3 và Na2SO3
- Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A 23,2.
B 18,0.
C 12,6
D 24,0.
- Câu 9 : Dẫn V lít khí SO2 vào dung dịch nước Br2 dư thu được dung dịch X. Cho thêm dung dịch BaCl2 cho đến khi kết tủa đạt cực đại thì dừng lại. Lọc kết tủa và sấy khô thu được 1,165 gam chất rắn. V có giá trị là:
A 0,112 lít.
B 0,224 lít.
C 0,336 lít.
D 0,448 lít.
- Câu 10 : Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít SO2 (đktc) vào 125 ml Ba(OH)2 1M thì thu được dung dịch X (coi thể tích dung dịch không đổi). Tính nồng độ chất tan trong dung dịch X
A 0,4M
B 0,2M.
C 0,6M
D 0,8M
- Câu 11 : Dẫn V lít khí SO2 (ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng độ x M , sau phản ứng thu được 3,6 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2,4 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là
A 1,568 lit và 0,1 M
B 22,4 lít và 0,05 M.
C 0,1792 lít và 0,1 M
D 1,12 lít và 0,2 M.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao