Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Trực...
- Câu 1 : Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit khí H2(dktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là :
A 28,4
B 36,2
C 22,0
D 22,4
- Câu 2 : Điện phân( điện cực trơ, có màng ngăn) 200 ml dung dịch gồm CuSO4 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 448 ml khí (dktc) thì ngừng điện phân. Giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện phân. Giá trị pH dung dịch sau điện phân là :
A 2,0
B 1,4
C 1,7
D 1,2
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây không đúng :
A Các peptit mà phân tử có chứa từ 11 đến 50 gốc a-amino axit được gọi là polipeptit
B Các peptit đều là chất rắn ,nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
C Peptit mạch hở phân tử chứa 2 gốc a-amino axit được gọi là đipeptit
D Các peptit mạch hở phân tử chứa liên kết CO-NH được gọi là đipeptit
- Câu 4 : Cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất ?
A H2(k) + I2(k) 2HI(k)
B N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)
C S(r) + H2(k) H2S(k)
D CaCO3 CaO + CO2(k)
- Câu 5 : dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là :
A H2O;HF;NH3
B O2;H2O;NH3
C HCl;H2S;CH4
D HF;Cl2;H2O
- Câu 6 : Ba hợp chất hữu cơ X,Y,Z mạch hở ( đều chứa C,H,O) và có cùng số phân tử khối là 60. Cả 3 chất đều có phản ứng với Na giải phóng khí H2. Khi oxi hóa X có xúc tác thích hợp tạo ra X1 – có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc . Y tác dụng với NaOH còn Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo thu gọn của X,Y,Z lần lượt là :
A (CH3)2CHOH ; HCOOCH3 ; HOCH2CHO
B CH3CH2CH2OH ; CH3COOH ; HOCH2CHO
C (CH3)2CHOH ; CH3COOH ; HCOOCH3
D CH3CH2CH2OH ; CH3COOH ; CH3OC2H5
- Câu 7 : Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là :
A butan-1-ol
B propan-1-ol
C butan-2-ol
D pentan-2-ol
- Câu 8 : Chất hữu cơ X là một muối axit , có công thức phân tử C4H11O3N có khả năng tham gia phản ứng được với cả dung dịch axit và bazo . Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn thu được chỉ chứa chất vô cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên là :
A 2
B 3
C 4
D 8
- Câu 9 : trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất ?
A Cát
B Lưu huỳnh
C Muối ăn
D Than
- Câu 10 : Protein nào dưới đây có trong lòng trắng trứng ?
A Hemoglobin
B Keratin
C Fibroin
D Anbumin
- Câu 11 : Trong các kim loại : Na ; Fe ; Cu ; Ag ; Al . Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân ?
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 12 : Cho 25,24g hỗn hợp X gồm Fe ; Zn ; Cu ; Ag tác dụng vừa đủ với 787,5g dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y chứa a gam muối và 4,48 lit khí Z gồm N2O và N2 , tỉ khối của Z với H2 là 18. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn khan. Hiệu của (a – b) gần nhất với giá trị nào ?
A 151,72
B 154,12
C 110,50
D 75,86
- Câu 13 : Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của :
A (NH4)3PO4 và KNO3
B NH4H2PO4 và KNO3
C (NH4)2HPO4 và NaNO3
D (NH4)2HPO4 và KNO3
- Câu 14 : Vị chua của trái cây là do axit hữu cơ trong đó gây nên. Trong quả nho có chứa axit 2,3-dihidrobutandioic (axit tatric). Công thức phân tử của axit này là ?
A C4H8O6
B C4H6O6
C C4H6O4
D C4H6O5
- Câu 15 : Cho các chất : CH4 ; C2H2 ; C2H4 ; C2H5OH ; CH2=CHCOOH ; C6H5NH2(anilin) ; C6H5OH(phenol) ; C6H6(benzen) ; CH3CHO. Số chất phản ứng được với nước brom là :
A 8
B 7
C 6
D 5
- Câu 16 : Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch có pH là :
A 6
B 1
C 7
D 2
- Câu 17 : Khi cho isopropylbenzen (cumen) tác dụng với Cl2(as) sản phẩm chính thu được là :
A 1-clo-2phenylpropan
B 2-clo-1-phenylpropan
C 2-clo-2-phenylpropan
D 1-clo-1-phenylpropan
- Câu 18 : Tiến hành các thí nghiệm sau :(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư(b) Dẫn khí H2 dư qua bột Mg nung nóng(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2(g) Đốt Ag2S trong không khí(h) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cực dương làm bằng đồng , cực âm làm bằng thép.Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là :
A 2
B 5
C 3
D 4
- Câu 19 : Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D = 1,2g/ml ; M là kim loại kiềm ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54g M2CO3 và hỗn hợp khí , dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
A Tăng 5,70g
B Giảm 2,74g
C Tăng 2,74g
D Giảm 5,70g
- Câu 20 : Hợp chất nào sau đây không thuộc hợp chất hữu cơ?
A Naphtalen(C10H8)
B Canxi cacbonat (CaCO3)
C Axit ascorbic (C6H8O6)
D Saccarozo (C12H22O11)
- Câu 21 : Hợp chất X không no mạch hở có CTPT C5H8O2 , khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được 1 andehit và 1 muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X ( không kể đồng phân hình học )
A 4
B 5
C 2
D 3
- Câu 22 : X là một loại phân bón hóa học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí. X là :
A NH4NO3
B (NH4)2SO4
C (NH2)2CO
D NaNO3
- Câu 23 : Cho các chất : C6H6 ; C2H6 ; HCHO ; C2H2 ; CH4 ; C5H12 ; C2H5OH. Số chất ở trạng thái khí điều kiện thường là :
A 7
B 5
C 4
D 6
- Câu 24 : Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi các amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng , cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của X là 78,2g. Số liên kết peptit trong X là :
A 10
B 18
C 9
D 20
- Câu 25 : Vật làm bằng hợp kim Zn-Fe trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan oxi ) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa . Tại anot xảy ra quá trình :
A Oxi hóa Fe
B Khử O2
C Khử Zn
D Oxi hóa Zn
- Câu 26 : Cho phương trình phản ứng :.aFe3O4 + bHNO3 -> cFe(NO3)3 + dNO + eH2OTỷ lệ a : b là :
A 3 : 10
B 3 : 28
C 1 : 14
D 1 : 3
- Câu 27 : Tính chất hóa học chung của kim loại là :
A Tính dẻo
B Tính oxi hóa
C Tính khử
D Tính dẫn điện
- Câu 28 : Cho 4,5g hỗn hợp gồm Na,Ca và Mg tác dụng hết với O2 dư thu được 6,9g hỗn hợp Y gồm các oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A 0,15
B 0,12
C 0,60
D 0,30
- Câu 29 : Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe ,FeS , FeS2 , S vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch Y(không chứa muối amoni) và 49,28 lit hỗn hợp khí NO , NO2 nặng 85,2g.Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5g chất rắn khan. Giá trị của m là :
A 38,4
B 9,36
C 27,4
D 24,8
- Câu 30 : Sụ từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 . Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên sơ đồ sau. Giá trị của a và x là :
A 0,5 ; 0,1
B 0,3 ; 0,2
C 0,4 ; 0,1
D 0,3 ; 0,1
- Câu 31 : Cho các phản ứng hóa học sau :1.(NH4)2CO3 + CaCl2 ->2. Na2CO3 + CaCl2 ->3.(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 ->4. K2CO3 + Ca(NO3)2 ->5.H2CO3 + CaCl2 ->Số phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn là : CO32- + Ca2+ ->CaCO3 là :
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 32 : hỗn hợp X gồm H2 ; C2H4 ; C3H6 có tỷ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lit khí X(dktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là :
A 0,050 mol
B 0,015 mol
C 0,070 mol
D 0,075 mol
- Câu 33 : Cho m1 gam Al vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam chất rắn X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lit khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m1 ; m2 là:
A 1,08 và 5,16
B 8,10 và 5,43
C 0,54 và 5,16
D 1,08 và 5,43
- Câu 34 : Methadone là thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là 1 loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như sau : Công thức phân tử của methadone là :
A C17H27NO
B C21H27NO
C C17H22NO
D C21H29NO
- Câu 35 : Cho các kim loại : Na ; Mg ; Al ; K ; Ba ; Be ; Cs ; Li ; Sr. Số kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là :
A 5
B 7
C 4
D 6
- Câu 36 : Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất là 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml và nước bằng 1g/ml. Nồng độ % của axit axetic trong dung dịch thu được là :
A 3,76%
B 2,51%
C 2,47%
D 7,99%
- Câu 37 : Hòa tan hoàn toàn 2,45g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau.2kim loại kiềm thổ đó là :
A Be và Ca
B Mg và Ca
C Be và Mg
D Mg và Sr
- Câu 38 : Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p63s23p3. Công thức hợp chất với hidro và công thức oxit cao nhất của R là :
A RH2 và RO3
B RH và R2O7
C RH3 và R2O5
D RH4 và RO2
- Câu 39 : Trước đây người ta thường trộn vào xăng chất Pb(C2H5)4 . Khi đốt cháy xăng trong các động cơ , chất này thải vào không khí PbO là một oxit rất độc. Hằng năm người ta đã dùng hết 227,25 tấn Pb(C2H5)4 để pha vào xăng( nay người không dùng nữa). Khối lượng của PbO đã thải vào khí quyển gần với giá trị nào nhất ?
A 165 tấn
B 155 tấn
C 145 tấn
D 185 tấn
- Câu 40 : Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là :
A Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen
B Chuyển hóa các nguyên tố C,H,N... thành các chất vô cơ dễ nhận biết
C Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm hidro do có hơi nước thoát ra
D Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm Nito do có mùi khét tóc
- Câu 41 : Cho các dung dịch amino axit : alanin ; glycin ; lysin ; axit glutamic ; valin. Số dung dịch làm đổi màu quì tím là :
A 2
B 5
C 4
D 3
- Câu 42 : Loại phản ứng hóa học nào luôn luôn là phản ứng oxi hóa khử :
A phản ứng hóa hợp
B phản ứng phân hủy
C Phản ứng thế
D Phản ứng trao đổi
- Câu 43 : Khối lượng Ag sinh ra khi cho 3g andehit fomic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 là :
A 21,6g
B 10,8g
C 43,2g
D 16,2g
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein