Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Chuyê...
- Câu 1 : Nguyên tố X và Y thuộc nhóm A; nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất đó là
A XY; liên kết ion.
B Y2X; liên kết ion.
C X5Y; liên kết cộng hoá trị.
D X7Y; liên kết cộng hoá trị.
- Câu 2 : Nhúng thanh kim loại Fe vào các dung dịch sau: FeCl3; CuCl2; H2SO4 (loãng) + CuSO4; H2SO4 loãng; AgNO3. Số trường hợp thanh kim loại sắt tan theo cơ chế ăn mòn điện hóa là
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 3 : Đun dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH loãng một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X không thể là
A C6H5Cl.
B CH3CH2CH2Cl.
C CH2=CHCH2Cl.
D C6H5CH2Cl.
- Câu 4 : Cho hỗn hợp kim loại gồm x mol Zn và y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên
A y > x ≥ z.
B x > z ≥ x + y.
C x ≤ z < y.
D x < z ≤ x + y.
- Câu 5 : Dung dịch X có các tính chất: hoà tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam; tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng tạo Ag; bị thuỷ phân khi có xúc tác axit hoặc enzim. Dung dịch X chứa chất tan nào trong số các chất sau?
A mantozơ.
B glucozơ.
C tinh bột.
D saccarozơ.
- Câu 6 : Chia dung dịch H3PO4 thành 3 phần bằng nhau- Trung hoà phần một vừa đủ bởi 300ml dung dịch NaOH 1,5M.- Trộn phần hai với phần ba rồi cho tiếp vào một lượng dung dịch NaOH như đã dùng ở phần một, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m là
A 26,2 gam.
B 39,3 gam.
C 16,4 gam.
D 27,2 gam.
- Câu 7 : Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 0,025M vào 200ml dung dịch X có pH = 1 gồm HNO3 và HCl, thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là
A 0,6.
B 0,3.
C 0,15.
D 0,45.
- Câu 8 : Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A 3
B 1
C 4
D 2
- Câu 9 : Xét cân bằng hoá học của các phản ứng sau:1. H2(k) + I2(k) <-> 2HI(k) 2. 2SO2(k) + O2(k) <-> 2SO3(k) 3. CaCO3(r) <-> CaO(r) + CO2(k) 4. Fe2O3(r) + 3CO(k) <-> 2Fe(r) + 3CO2(k) 5. N2(k) + O2(k) <-> 2NO(k)Khi tăng áp suất mỗi hệ, các phản ứng có cân bằng hoá học không bị dịch chuyển là:
A 1, 2, 3.
B 1, 3, 4.
C 1, 4, 5.
D 2, 3, 5.
- Câu 10 : Chất X có công thức phân tử C9H8O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được 2 muối. Có bao nhiêu chất X thỏa mãn?
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 11 : Cho các phản ứng:1) O3 + dd KI → 2) F2 + H2O →3) MnO2 + HClđặc 4) Cl2 + dd H2S →5) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → 6) CuO + NH37) NH3 + O2 (Pt) 8) H2S + SO2 →9) O3 + Ag → 10) NH4NO2Số phản ứng tạo ra đơn chất là
A 10
B 8
C 6
D 9
- Câu 12 : Cho một mẫu hợp kim Na-Ca-K tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 7,84 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 1,4M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A 125ml.
B 175ml.
C 500ml.
D 250ml.
- Câu 13 : Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 175,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 34,1.
B 27,5.
C 40,7.
D 29,1.
- Câu 14 : Cho các chất: 1) NaHCO3; 2) Ca(OH)2; 3)HCl; 4) Na3PO4; 5) NaOH. Chất nào trong số các chất trên không có khả năng làm giảm độ cứng của nước?
A 3, 5.
B 1, 3.
C 2, 4.
D 2, 5.
- Câu 15 : Cho các phản ứng hóa học sau:(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) MgSO4 + Ba(OH)2 →(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A (1), (3), (6).
B (1), (2), (3), (4), (5), (6).
C (3), (4), (5), (6).
D (1), (2), (3), (6).
- Câu 16 : Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag và 13,95 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,15 mol NH3. Giá trị của m là
A 7,24.
B 9,8.
C 8,22.
D 6,54.
- Câu 17 : Hợp chất X có công thức phân tử C3H5Cl3, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thì thu được chất hữu cơ Y chứa 4 nguyên tố. Công thức cấu tạo của X là
A CH2Cl-CH2-CHCl2.
B CH3-CH2-CCl3.
C CH2Cl-CCl2-CH3.
D CH2Cl-CHCl-CH2Cl.
- Câu 18 : Cho phản ứng: Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 -> K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2.Trong phương trình hóa học trên khi hệ số của Cr2S3 là 1 thì hệ số của K2MnO4 là
A 28.
B 14.
C 15.
D 30.
- Câu 19 : Có nhiều loại bánh cần tạo độ xốp, vì vậy trong quá trình nhào bột người ta thường cho thêm hóa chất nào trong số các chất sau:
A NaNO3.
B Na2CO3.
C NaCl.
D NH4HCO3.
- Câu 20 : Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: Khối lượng kết tủa cực đại thu được là
A 56,5 gam.
B 43,1 gam.
C 33,2 gam.
D 49,8 gam.
- Câu 21 : Trong các dung dịch sau: Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch có thể dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 22 : Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 36 phút 30 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là
A 1,28 gam và 2,744 lít.
B 3,8 gam và 1,400 lít.
C 3,8 gam và 2,576 lít.
D 1,28 gam và 3,584 lít.
- Câu 23 : Mức năng lượng cao nhất trong cấu hình electron của ion kim loại R3+ là 3d3. Vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A Chu kì 4, nhóm VIB.
B Chu kì 4, nhóm VIIIB.
C Chu kì 4, nhóm IVB.
D Chu kì 4, nhóm VB.
- Câu 24 : Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, phân tử khối trung bình của X là 31,6. Cho 6,32 gam X lội qua 200 gam dung dịch HgCl2 ở nhiệt độ thích hợp, thu được dung dịch Y và thoát ra V lít khí khô Z (ở đktc), tỉ khối của hỗn hợp Z so với hidro là 17,2. Biết rằng dung dịch Y có chứa anđêhit với nồng độ 1,735%. Giá trị của V là:
A 2,688
B 2,24.
C 3,136.
D 3,36.
- Câu 25 : Để nhận biết ba lọ hóa chất mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, có thể dùng một thuốc thử nào trong các chất sau?
A Ca(OH)2.
B Dung dịch NaOH.
C Nước brom.
D Na.
- Câu 26 : Cho các chất: propan, propin, 2,2-điclopropan, propan-2-ol, propan-1-ol, anlyl clorua, 2-clopropen. Số chất có thể điều chế được axeton chỉ bằng một phản ứng là:
A 5
B 6
C 3
D 4
- Câu 27 : X là dung dịch HCl có nồng độ a mol/lít.Để hoà tan hết m gam Zn trong dung dịch X ở 200C cần 27 phút.Để hoà tan hết m gam Zn trong dung dịch X ở 400C cần 3 phút.Biết cứ tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng γ lần.Vậy m gam Zn hoà tan hết trong dung dịch X ở 650C cần thời gian (phút) là
A 0,143.
B 0,192.
C 0,764.
D 0,557
- Câu 28 : Hỗn hợp E gồm ba chất hữu cơ mạch hở: axit cacboxylic X, anđehit Y, ancol Z; trong đó X và Y đều no; Z không no, có một nối đôi C=C và không quá 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol E, thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và 28,8 gam H2O. Biết E lần lượt phản ứng với Na (tạo ra khí H2) và NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng nE :nNa = 3:5 và nE :nNaOH = 3:2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A 35,86%.
B 52,59%.
C 14,25%.
D 36,89%.
- Câu 29 : Cho các phát biểu sau: (1) Khi đốt cháy hoàn toàn một ancol X bất kì, nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là ancol no, đơn chức, mạch hở. (2) Tơ nilon – 6,6 và tơ visco đều là tơ tổng hợp.(3) CH3COOH và H2NCH2CH2NH2 có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.(4) Các chất: CHCl=CHCl, CH3CH=CHCH2OH, CH3CH=CHCOOH đều có đồng phân hình học.(5) Những chất đồng phân luôn có cùng công thức phân tử và khác nhau về công thức cấu tạo.Những phát biểu sai là
A (2), (3).
B (2), (3), (5)
C (1), (2), (3), (5).
D (1), (2), (4).
- Câu 30 : Dãy gồm tất cả các chất có thể điều chế trực tiếp axit axetic (bằng một phản ứng) là:
A CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.
B C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.
C CH3OH, C2H5OH, CH3CHO, butan.
D CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.
- Câu 31 : Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3-CH=CH-OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5). Có bao nhiêu este khi thủy phân không tạo ra ancol?
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 32 : Cho sơ đồ sau: X + H2 → ancol X1 X + O2 → axit X2 X2 + X1 → C6H10O2 + H2O.Vậy X là
A CH3CH2CH=O.
B CH2=CH-CH=O.
C CH3CH=O.
D CH2=C(CH3)-CH=O.
- Câu 33 : Oleum A có công thức H2SO4.3SO3. Cần pha bao nhiêu gam A vào 108 ml dung dịch H2SO4 40% (d = 1,31 g/ml) để thu được oleum có hàm lượng SO3 là 10%?
A 641,62.
B 480,34.
C 349,36.
D 584,09.
- Câu 34 : E là một chất béo được tạo bởi glixerol và hai axit béo X, Y, trong đó số mol Y nhỏ hơn số mol X (biết X, Y có cùng số C, phân tử mỗi chất có không quá ba liên kết p, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được 0,51 mol khí CO2 và 0,45 mol nước. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được số mol H2O là
A 16.
B 18.
C 17.
D 14.
- Câu 35 : Al và Cr giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A Cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra hợp chất có công thức dạng Na[M(OH)4] (hay NaMO2).
B Cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.
C Cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.
D Cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.
- Câu 36 : Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các a-amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 300 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A 9 và 29,75.
B 10 và 33,75.
C 10 và 29,75.
D 9 và 33,75.
- Câu 37 : Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là:
A tơ capron; nilon-6,6; polietilen.
B poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna.
C nilon-6; poli(etylen-terephtalat); polipropilen.
D poli(vinyl clorua); cao su isopren; polistiren.
- Câu 38 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối vô cơ Y và thấy thoát ra khí Z làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 39 : Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
A 49,2.
B 68,7.
C 38,6.
D 73,5.
- Câu 40 : Cho các phản ứng:K2Cr2O7 + 14HBr → 3Br2 + 2KBr + 2CrBr3 + 7H2O. Br2 +2NaI → 2NaBr + I2. Khẳng định nào sau đây đúng?
A Tính khử: Br- > Cr3+.
B Tính oxi hoá: I2 > Cr2O72-.
C Tính oxi hoá: I2 > Br2.
D Tính khử: Cr3+ > I- .
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein