Đề ôn tập chương 3 Đại số Toán 9 có đáp án Trường...
- Câu 1 : Tìm nghiệm tất cả nghiệm nguyên của phương trình 3x - 2y = 5.
A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 - 2t\\ y = - 5 - 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 + 2t\\ y = 5 - 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 - 2t\\ y = 5 + 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 5 + 2t\\ y = 5 + 3t \end{array} \right.(t \in Z)\)
- Câu 2 : Cho đường thẳng nào dưới đây có biểu diễn hình học là đường thẳng song song với trục hoành?
A. 5y=7
B. 3x=9
C. x+y=9
D. 6y+x=7
- Câu 3 : Chọn khẳng định đúng. Hình vẽ dưới đây biểu diễn tập nghiệm của phương trình nào?
A. 3x−y=2
B. x+2y=4
C. x+5y=3
D. 0x+2y=5
- Câu 4 : Cho đường thẳng d có phương trình (2m - 4)x + (m - 1)y = m - 5. Tìm các giá trị của tham số m để d đi qua gốc tọa độ.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
- Câu 5 : Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d đi qua gốc tọa độ.
A. \(\frac{1}{3}\)
B. \(\frac{2}{3}\)
C. 2
D. 3
- Câu 6 : Tìm số nghiệm của hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 2y = 1\\2x + y = 2\end{array} \right.\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
- Câu 7 : Tìm số nghiệm của hệ phương trình sau:\(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 8\\x - \dfrac{1}{4}y = 2\end{array} \right.\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
- Câu 8 : Tìm số nghiệm của hệ phương trình sau:\(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + y = 3\\x + 2y = 1\end{array} \right.\)
A. 1
B. 0
C. 2
D. Vô số
- Câu 9 : Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn \(\left\{ \begin{array}{l} {\rm{ax}} + by = c\\ a'x + b'y = c' \end{array} \right.\) (các hệ số khác ) vô nghiệm khi
A. \(\frac{a}{{a'}} \ne \frac{b}{{b'}}\)
B. \(\frac{a}{{a'}} = \frac{b}{{b'}} \ne \frac{c}{{c'}}\)
C. \(\frac{a}{{a'}} \ne \frac{b}{{b'}} \ne \frac{c}{{c'}}\)
D. \(\frac{b}{{b'}} = \frac{c}{{c'}}\)
- Câu 10 : Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x\sqrt 2 - y\sqrt 3 = 1\\x + y\sqrt 3 = \sqrt 2 \end{array} \right.\) là:
A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;\dfrac{{\sqrt 6 + \sqrt 3 }}{3}} \right)\)
B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;\dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 3 }}{3}} \right)\)
C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-1;\dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 3 }}{3}} \right)\)
D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-1;\dfrac{{\sqrt 6 + \sqrt 3 }}{3}} \right)\)
- Câu 11 : Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}7x - 3y = 5\\4x + y = 2\end{array} \right.\) có nghiệm là
A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{11}}{{19}}; - \dfrac{6}{{19}}} \right)\)
B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{11}}{{19}}; \dfrac{6}{{19}}} \right)\)
C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{11}}{{19}}; - \dfrac{5}{{19}}} \right)\)
D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{11}}{{19}}; \dfrac{5}{{19}}} \right)\)
- Câu 12 : Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế: \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 3\\3x - 4y = 2\end{array} \right.\)
A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {10;8} \right)\)
B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {10;7} \right)\)
C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {10;9} \right)\)
D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {10;10} \right)\)
- Câu 13 : Xác đinh a và b để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm A(2 ; 2) và B(-1 ; 3).
A. \(a = \dfrac{5}{3};b = \dfrac{4}{3}\)
B. \(a = - \dfrac{5}{3};b = \dfrac{4}{3}\)
C. \(a = - \dfrac{5}{3};b = -\dfrac{4}{3}\)
D. \(a = \dfrac{5}{3};b = -\dfrac{4}{3}\)
- Câu 14 : Ta biết rằng: Một đa thức bằng đa thức 0 khi và chỉ khi tất cả các số của nó bằng 0. Hãy tìm các giá trị của m và n để đa thức sau đây (với số x) bằng đa thức 0:\(P(x) = (3m - 5n + 1)x + (4m - n - 10)\)
A. m = 3; n = 2.
B. m = 3; n = -2.
C. m = -3; n = 2.
D. m = -3; n = -2.
- Câu 15 : Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x\sqrt 2 - 3y = 1\\2x + y\sqrt 2 = - 2\end{array} \right.\) là:
A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2 - 6}}{8}; - \dfrac{{\sqrt 2 - 1}}{4}} \right)\)
B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2 - 6}}{8}; \dfrac{{\sqrt 2 + 1}}{4}} \right)\)
C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2 - 6}}{8}; - \dfrac{{\sqrt 2 + 1}}{4}} \right)\)
D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{{\sqrt 2 + 6}}{8}; - \dfrac{{\sqrt 2 + 1}}{4}} \right)\)
- Câu 16 : Hai vòi nước cùng chảy vào một bể nước cạn (không có nước) thì sau \(4\dfrac{4}{5}\) giờ đầy bể. Nếu ngay từ đầu, chỉ mở vòi thứ nhất và 9 giờ sau mới mở thêm vòi thứ hai thì phải \(\dfrac{6}{5}\) giờ nữa mới đầy bể. Hỏi nếu ngay từ đầu, chỉ mở vòi thứ hai thì phải bao lâu mới đầy bể ?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
- Câu 17 : Tính dộ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông, biết rằng nếu tăng mỗi cạnh lên 3 cm thì diện tích tam giác sẽ tăng thêm 36 cm2. Và mếu một cạnh giảm đi 2 cm, cạnh kia giảm đi 4 cm thì diện tích tam giác giảm đi 26 cm2
A. 9cm;13cm
B. 8cm; 14cm
C. 9cm; 12cm
D. 10cm; 11cm
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn