Đề thi HK1 môn hóa lớp 10 - Trường THPT chuyên Lươ...
- Câu 1 : Cho phương trình hóa học sau:FeS2 + KNO3 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2OTổng hệ số (số nguyên, tối giản) của tất cả các chất phản ứng trong phương trình trên là
A 20.
B 24.
C 52.
D 44.
- Câu 2 : Cho dãy các chất sau: NH3, HCl, O2, Cl2, H2O, CO2. Số chất trong dãy mà phân tử không bị phân cực là
A 1
B 4
C 3
D 2
- Câu 3 : Vị trí của Al trong chu kì và nhóm thể hiện như sau:Cho các nhận xét sau:(a) Từ Mg đến Si, bán kính nguyên tử tăng.(b) Al là kim loại lưỡng tính vì Mg là kim loại còn Si là phi kim.(c) Tổng số electron hóa trị của Mg, Al, Si bằng 9.(d) Tính axit của các hidroxit giảm dần theo trật tự: H2SiO3, Al(OH)3, Mg(OH)2.(e) Nguyên tố Mg, Al, Si không tạo được hợp chất khí với hidro.(f) Độ âm điện giảm dần theo trật tự: Si, Al, Mg, B.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A 2
B 3
C 5
D 4
- Câu 4 : X và Y là hai kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Biết ZX<ZY và ZX + ZY = 24. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A X, Y đều có 2 electron ở phân lớp ngoài cùng.
B Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử của X.
C Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì X, Y đều thuộc nhóm IIA.
D Hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của X, Y đều có tính bazo mạnh.
- Câu 5 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A flo.
B oxi.
C clo.
D nito.
- Câu 6 : Quá trình hình thành liên kết nào dưới đây được mô tả đúng?
A
B
C
D
- Câu 7 : Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí hidro (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là
A 2,904%.
B 6,389%.
C 2,894%.
D 1,670%.
- Câu 8 : Trong hợp chất MgF2, điện hóa trị của F và Mg lần lượt là
A -1 và +2.
B 2+ và 1-.
C 1- và 2+.
D 1 và 2.
- Câu 9 : Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 77, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cho các phát biểu sau:(a) Nguyên tử X có số khối là 53.(b) Nguyên tử X có 7 electron s.(c) Lớp M của nguyên tử X có 13 electron.(d) X là nguyên tố s.(e) X là nguyên tố kim loại.(f) X có 4 lớp electron.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A 5
B 6
C 3
D 4
- Câu 10 : Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là
A 4 và 3.
B 4 và 4.
C 3 và 3.
D 3 và 4.
- Câu 11 : Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np3. Trong hợp chất khí với hidro thì hidro chiếm 17,647% về khối lượng. R là
A As.
B S.
C N.
D P.
- Câu 12 : Cho các phát biểu sau:(a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.(b) Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.(c) Dãy sắp xếp thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: H2O, H2S, Na2O, K2O (biết ZO = 8; ZS = 16).(d) Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba.Phát biểu không đúng là
A (d).
B (c).
C (b).
D (a).
- Câu 13 : Cho cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố:(a) 1s22s22p63s23p63d34s2(b) 1s2(c) 1s22s2(d) 1s22s22p1(e) 1s22s22p63s2(f) 1s12s22p63s23p2Có mấy cấu hình electron nguyên tử là của nguyên tố kim loại?
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 14 : Ở nhiệt độ 20oC, khối lượng riêng của kim loại X bằng 10,48 g/cm3 và bán kính nguyên tử X là 1,446.10-8 cm. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử X có dạng hình cầu và có độ rỗng là 26%. Biết số Avogadro NA = 6,022.1023. Kim loại X là
A Fe.
B Cu.
C Ag.
D Cr.
- Câu 15 : Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A Al2(SO4)3 là chất khử, CuSO4 là chất oxi hóa.
B CuSO4 là chất khử, Al2(SO4)3 là chất oxi hóa.
C Al là chất oxi hóa, CuSO4 là chất khử.
D CuSO4 là chất oxi hóa, Al là chất khử.
- Câu 16 : Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA có cấu hình electron là
A 1s22s22p63s2.
B 1s22s22p63s1.
C 1s22s22p63p2.
D 1s22s22p6.
- Câu 17 : Ion X2- có 18 electron. Trong ion X2-, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là
A 32.
B 35.
C 34.
D 33.
- Câu 18 : Cần tối thiểu m gam kẽm để khử hoàn toàn lượng bạc có trong 300 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Giá trị của m là
A 0,975.
B 1,950.
C 3,900.
D 3,240.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao