Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2017, Đề 3 (C...
- Câu 1 : Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm
A Ba, Na, K, Ca.
B Na, K, Mg, Ca.
C K, Na, Ca, Zn.
D Be, Mg, Ca, Ba.
- Câu 2 : Este A điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của A là
A C2H5COOCH3.
B CH3COOCH3.
C CH3COOC2H5.
D C2H5COOC2H5.
- Câu 3 : Từ 1 kg gạo (chứa 70% tinh bột) bằng phương pháp lên men, người ta điều chế được 1 lít cồn etylic 36,80. Xác định hiệu suất chung của quá trình lên men? (Khối lượng riêng của etanol 0,8 gam/ml; nước = 1,0 gam/ml)
A 52%
B 44%
C 74%
D 63%
- Câu 4 : Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với AlCl3 là
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 5 : Este X (không chứa nhóm chức khác) có tỉ khối hơi so với metan bằng 6,25. Cho 25gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 39gam chất rắn khan Z. Phần trăm khối lượng của oxi trong Z là:
A 20,51%.
B 30,77%.
C 32%.
D 20,15%.
- Câu 6 : Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là
A Fe2O3 và HI.
B Br2 và NaCl.
C CaCO3 và H2SO4.
D FeS và HCl.
- Câu 7 : Cho các chất sau:1. NH2(CH2)5CONH(CH2)5COOH 2. NH2CH(CH3)CONHCH2COOH3. NH2CH2CH2CONHCH2COOH 4. NH2(CH)6NHCO(CH2)4COOH.Hợp chất nào có liên kết peptit?
A 1,2,3,4.
B 1,3,4
C 2
D 2,3
- Câu 8 : Cho 8,6g este X bay hơi thu được 4,48 lít hơi X ở 2730C và 1 atm. Mặt khác cho 8,6g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 8,2g muối. Công thúc cấu tạo đúng của X là
A H-COOCH2-CH=CH2
B CH3-COOCH2-CH3
C H-COOCH2-CH2-CH3
D CH3-COOCH=CH2
- Câu 9 : Cho 31,9 gam muối gồm H2N-CH2COONa, H2N-CH2CH2COONa và CH3CH(NH2)COONa tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn sản phẩm thu được chất rắn có khối lượng là
A 53,8 gam.
B 62,48 gam.
C 58,8 gam.
D 65,46 gam.
- Câu 10 : Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2 FeCl3 + 4H2O
B 2 NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO+ H2O
C 4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2
D 3Cu + 2FeCl3 → 3CuCl2 + 2Fe
- Câu 11 : Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là
A 5,8 gam và 3,6 gam.
B 1,2 gam và 2,4 gam
C 5,4 gam và 2,4 gam.
D 2,7 gam và 1,2 gam.
- Câu 12 : Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2 . Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch FeCl3 .
A HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2
B HCl, KI, Al, Cu, AgNO3.
C KI, Al, Cu, AgNO3.
D Al, Cu, AgNO3.
- Câu 13 : Để nhận biết dung dịch H2SO4, HCl, NaOH, K2SO4 phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?
A Qùy tím
B Ba(HCO3)2
C Dung dịch NH3
D BaCl2
- Câu 14 : Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X ( Fe , FeO, Fe2O3 ,Fe3O4 ). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M , đồng thời giải phóng 0,672 lít khí ( đktc ). Tính m ?
A 10,08
B 8,96
C 9,84
D 10,64
- Câu 15 : Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 16 : Câu 19: Hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu ngâm vào dung dịch chỉ chứa một chất. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng Ag có trong hỗn hợp ban đầu. Dung dịch chứa chất
A H2SO4
B HCl
C CuCl2
D AgNO3
- Câu 17 : Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,… có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là:
A 1 – 2 ngày.
B 2 – 3 ngày.
C 12 – 15 ngày.
D 30 – 35 ngày.
- Câu 18 : Cho 12,96 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan, m là?
A 116,64
B 105,96
C 102,24
D 96,66
- Câu 19 : Polime X được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa but-1,3-dien và stiren. Biết 6,234 g X phản ứng vừa hết với 3,807 g Br2. Tỉ lệ số mắt xích but-1,3-dien và stiren trong polime trên là:
A 2:3
B 2:1.
C 1:2.
D 1:1.
- Câu 20 : Chất X có công thức phân tử C5H8O4 là este 2 chức, chất Y có CTPT C4H6O2 là este đơn chức. Cho X và Y lần lượt tác dụng với NaOH dư, sau đó cô cạn các dung dịch rồi lấy chất rắn thu được tương ứng nung với NaOH khan (có mặt CaO) thì trong mỗi trường hợp chỉ thu được CH4 là chất hữu cơ duy nhất. Công thức cấu tạo của X, Y là:
A CH3OOC-CH2-COOCH3, CH3COOC2H3.
B CH3COO-CH2-COOCH3, CH3COOC2H3
C CH3-CH2-OOC- COOCH3, CH3COOC2H3
D CH3COO-CH2-COOCH3, C2H3COOCH3
- Câu 21 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. (b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng. (c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2. (e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng. (f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 22 : Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 10,08 lit hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl thu được dung dịch A chỉ chứa các muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất không màu. Biết các khí đo ở đktc, dB/H2 = 7,5. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A?
A 154,65 gam
B 152,85 gam
C 156,10 gam
D 150,30 gam
- Câu 23 : Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử.
A 4,71 gam.
B 23,70 gam.
C 18,96 gam.
D 20,14 gam.
- Câu 24 : Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.- Phần 2 có khối lượng 29,79gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:
A 39,72 gam và FeO
B 39,72 gam và Fe3O4
C 38,91 gam và FeO
D 36,48 gam và Fe3O4
- Câu 25 : X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quì tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 26 : Hỗn hợp X gồm các chất có CTPT là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với HCl hoặc NaOH đun nóng thì đều có khí bay ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau khi cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y, nung Y đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 16,9.
B 18,85.
C 16,6.
D 17,25.
- Câu 27 : Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon –6,6 có 5 khối lượng các nguyên tố là: 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức thực nghiệm của nilon –6,6 là:
A C6N2H10O
B C5NH9O
C C6NH11O2
D C6NH11O
- Câu 28 : Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A chứa 84 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là?
A 8,96
B 6,72
C 12,544
D 17,92
- Câu 29 : Thuỷ phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi -amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm- COOH bằng dung dịch NaOH thu sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:
A H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH.
B H2NCH(C2H5)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH2(CH3)COOH.
C H2NCH2CONHCH2COOH.
D H2NCH(CH3)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
- Câu 30 : Dung dịch A có chứa m gam chất tan gồm Na2CO3 và NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết 100ml dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M vào dung dịch A, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch B. Nhỏ tiếp Ba(OH)2 dư vào dung dịch B thu được 18,81 gam kết tủa. Giá trị m là
A 9,72.
B 9,28.
C 11,40.
D 13,08.
- Câu 31 : Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm một số este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được a gam muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy a gam hỗn hợp muối thu được hỗn hợp khí Y và 7,42 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y sinh ra qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 23 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 13,18 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol sinh ra với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,34 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 10
B 11
C 13
D 12
- Câu 32 : Lấy m gam Mg tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng thu được (m+4) gam kim loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là?
A 7,3
B 25,3
C 18,5
D 24,8
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein