Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường...
- Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. KMnO4.
D. HCl
- Câu 2 : Công thức hóa học của clorua vôi là
A. CaCl2.
B. Ca(OCl)2.
C. CaOCl2.
D. Ca(OCl3)2.
- Câu 3 : Dung dịch nào dưới đây dùng để khắc chữ lên thủy tinh?
A. HF.
B. HNO3.
C. HCl.
D. H2SO4 đặc.
- Câu 4 : Đơn chất halogen nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường và có hiện tượng thăng hoa?
A. Iot.
B. Brom.
C. Clo.
D. Flo.
- Câu 5 : Phản ứng của cặp chất nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. MnO2 và HCl đặc.
B. Cl2 và NaOH loãng.
C. Fe và HCl loãng.
D. CaOCl2 + HCl đặc.
- Câu 6 : Cho các chất sau: CuO, CaCO3, CaSO4, Ag, NaHCO3, NaHSO4. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 7 : Trong phản ứng nào sau đây, Br2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa?
A. H2 + Br2 → 2HBr.
B. 2Al + 3Br2 → 2AlBr3.
C. Br2 + H2O ⇄ HBr + HBrO.
D. Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4.
- Câu 8 : Cho các phát biểu sau:(a) Trong hợp chất OF2, số oxi hóa của F là +1;
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 9 : Có các dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, HCl, KCl, HNO3. Số dung dịch có thể phân biệt được nếu chỉ dùng quì tím và dung dịch AgNO3 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 10 : Kim loại nào sau đây khi tác dụng với axit HCl hoặc khí Cl2 tạo ra cùng một muối clorua?
A. Cu.
B. Ag.
C. Fe.
D. Zn
- Câu 11 : Cho các cặp chất sau: H2 + F2, H2O + F2, H2O + Cl2, NaCl + AgNO3, Al + HCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 12 : Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Zn, Al với lượng vừa đủ 11,2 lít (đktc) khí Cl2 thu được 53,9 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 89,40.
B. 8,94.
C. 36,15.
D. 18,40.
- Câu 13 : Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thu được hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Giá trị của V là
A. 50.
B. 100.
C. 150.
D. 200.
- Câu 14 : Cho 16,2 gam khí HX (X là halogen) vào nước thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 37,6 gam kết tủa. X là
A. I.
B. F.
C. Cl.
D. Br.
- Câu 15 : Cho dung dịch chứa 6,8 gam AgNO3 vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaBr 0,1M và NaF 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 2,54 gam.
B. 2,87 gam.
C. 3,76 gam.
D. 6,3 gam
- Câu 16 : Hòa tan hoàn toàn 3,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 3,58 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 28,70.
B. 43,05.
C. 21,525.
D. 86,10.
- Câu 17 : Cho m gam hỗn hợp Y gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với Br2 thu được 16,6 gam muối. Mặt khác m gam Y tác dụng vừa đủ với I2 thu được 22,52 gam muối. Khối lượng của Al trong m gam Y là
A. 1,08 gam.
B. 1,12 gam.
C. 5,04 gam.
D. 2,24 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao