Đề ôn tập Chương 5,6 môn Hóa học 10 năm 2021 Trườn...
- Câu 1 : Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?
A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.
B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa
C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Câu 2 : Hấp thụ V lit (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và SO2 bằng một lượng vừa đủ 850ml dung dịch Br2 1M thu được dung dịch Y. Cho một lượng dư BaCl2 vào dung dịch Y thu được 93,2 gam kết tủa trắng. Phần trăm khối lượng của H2S trong hỗn hợp X là:
A. 37,50%.
B. 62,50%.
C. 75,83%.
D. 24,17%.
- Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn V lít khí H2S (đktc) bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí Y. Hấp thụ hết Y cần vừa đủ 200 ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của V là:
A. 0,2 lít
B. 4,48 lít
C. 0,5 lít
D. 11,2 lít
- Câu 4 : Hoà tan 67,6 gam oleum H2SO4.xSO3 vào nước thu được dung dịch X. Sau đó cho từ từ một lượng dư BaCl2 vào X thấy có 186,4 gam kết tủa trắng. Công thức của oleum là
A. H2SO4.SO3.
B. H2SO4.2SO3.
C. H2SO4.3SO3.
D. H2SO4.4SO3.
- Câu 5 : Hãy tính m muối khan khi cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và 9,632 lít khí SO2 ở đktc.
A. 57,1gam
B. 60,3 gam
C. 58,8 gam
D. 54,3 gam
- Câu 6 : Tính m gần nhất khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 , thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 9,65
B. 6,25
C. 8,95
D. 6,95
- Câu 7 : Dẫn 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch sau phản ứng là (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. 1M.
B. 1,5M.
C. 2M.
D. 0,5M.
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn 51,3 gam hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO vào nước thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 60
B. 54
C. 72
D. 48
- Câu 9 : Cho 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối.
A. 18,9
B. 25,2
C. 20,8
D. 23,0
- Câu 10 : Tính m biết đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa.
A. 23,2
B. 12,6
C. 18,0
D. 24,0
- Câu 11 : Hạn chế khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch gì?
A. Muối ăn.
B. Giấm ăn.
C. Xút.
D. Cồn.
- Câu 12 : Tìm M biết cho 9,6 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 ở đktc.
A. Fe (56)
B. Al (27)
C. Al (27)
D. Mg (24)
- Câu 13 : Tính khối lượng Fe dùng để tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) biết sau phản ứng thu được 6,72 lít khí SO2 sản phầm khử duy nhất (ở đktc).
A. 5,6 gam
B. 4,23 gam
C. 11,2 gam
D. 13,5 gam
- Câu 14 : Cho 2,8 gam Fe tác dụng hết với S, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối?
A. 5,5 gam.
B. 4,4 gam.
C. 2,2 gam.
D. 8,8 gam.
- Câu 15 : Nung nóng hỗn hợp gồm 3 mol Fe và 2 mol S trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thành phần của khí Y là
A. H2S.
B. H2.
C. H2S và SO2.
D. H2S và H2.
- Câu 16 : Nung 28 gam Fe với 16 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S là
A. 70%.
B. 50%.
C. 60%.
D. 80%.
- Câu 17 : Đốt cháy a gam cacbon trong oxi thu được 4,48 lít khí CO2 duy nhất. Xác định giá trị của a cần dùng ?
A. 2,4 g
B. 2,5 g
C. 2,6 g
D. 2,7 g
- Câu 18 : Đốt cháy hoàn toàn 9,4 gam hỗn hợp ancol etylic C2H5OH và ancol metylic CH3OH (tỉ lệ số mol lần lượt là 2: 3) cần dùng bao nhiêu lít khí oxi ở đktc. Biết sản phẩm sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và H2O?
A. 8,96 lít.
B. 16,80 lít.
C. 13,44 lít.
D. 11,76 lít.
- Câu 19 : Tính VSO2 biết để 5,6 gam sắt ngoài không khí thu được 7,2 gam chất rắn X gồm sắt và các oxit. Hòa tan hoàn toàn chất rắn đó vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được SO2 (đktc)
A. 3,36
B. 1,12
C. 0,56
D. 2,24
- Câu 20 : Tìm trị số x biết đem nung hỗn hợp X gồm x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,3 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc)
A. 0,60
B. 0,64
C. 0,67
D. 0,70
- Câu 21 : Tìm khối lượng bột Cu trong oxi biết sau phản ứng thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và Cu2O. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thấy thoát ra 3,36 lít khí (ở đktc).
A. 25,6
B. 32
C. 19,2
D. 22,4
- Câu 22 : Xác định a, b biết để a gam bột sắt trong không khí một thời gian được 7,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được b gam muối khan.
A. 7,0 và 25,0
B. 4,2 và 15,0
C. 4,48 và 16,0
D. 5,6 và 20,0
- Câu 23 : Cho 0,2 mol SO2 tác dụng với 0,3 mol NaOH. Sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị m?
A. 24,8.
B. 18,9.
C. 23,0.
D. 20,8.
- Câu 24 : Tính m muối thu được khi hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M.
A. NaHSO3
B. NaHSO3 và Na2SO3
C. Na2SO3
D. Na2SO4 và Na2SO3
- Câu 25 : Cho 6,72 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1,875M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
A. 0,375M và 0,125M
B. 0,45M và 0,75M
C. 0,75M và 0,375M
D. 0,75M và 0,25M
- Câu 26 : Cho 5,6 lit SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 4M, muối được tạo thành và số mol tương ứng là:
A. Na2SO3: 0,15mol; NaHSO3: 0,1mol
B. Na2SO3: 0,2mol; Na2SO3: 0,2mol.
C. Na2SO3: 0,2mol
D. Na2SO3: 0,1mol; Na2SO3: 0,2mol
- Câu 27 : Tính giá trị a biết hấp thụ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào a mol KOH, thu được 39,8 gam hỗn hợp muối.
A. 0,5
B. 0,6
C. 0,4
D. 0,3
- Câu 28 : Tính m kết tủa thu được khi đốt cháy 4,48 g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy vào 200 ml Ba(OH)2 0,5M?
A. 13,02 g
B. 10,85g
C. 16,725
D. 21,7g
- Câu 29 : Tính V thu được khi đốt cháy hoàn toàn 8 gam lưu huỳnh trong bình chứa khí oxi dư?
A. 3,36.
B. 5,6.
C. 2,24.
D. 11,2.
- Câu 30 : Chất khử của S thể hiện ở phản ứng nào?
A. S + O2→ SO2.
B. S + 2Na → Na2S.
C. S+ H2 → H2S.
D. S + Mg → MgS.
- Câu 31 : Phóng điện qua O2 được hỗn hợp khí X có khối lượng mol trung bình là 40 g/mol. Hiệu suất của phản ứng ozon hóa là
A. 30%.
B. 80%.
C. 60%.
D. 20%
- Câu 32 : Hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 bằng 20. Phần trăm số mol O2 và O3 lần lượt là (cho biết H = 1; O = 16)
A. 40 và 60
B. 75 và 25
C. 60 và 40
D. 50 và 50
- Câu 33 : Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi bằng phản ứng nhiệt phân KClO3 . Nếu dùng 12,25 gam KClO3 thì sau phản ứng hoàn toàn, thể tích O2 thu được (đktc) là
A. 6,72 lít.
B. 3,36 ml.
C. 672 ml.
D. 3,36 lít.
- Câu 34 : Cho 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 22,2 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 60,2 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là:
A. 75,68%
B. 24,32%
C. 51,35%
D. 48,65%
- Câu 35 : Để điều chế oxi, người ta nung hoàn toàn 36,75g KClO3 (xúc tác MnO2) thì thu được bao nhiêu lít O2 (đktc)?
A. 10,08 lít
B. 6,72 lít
C. 22,4 lít
D. 11,05 lít
- Câu 36 : Tính % mỗi khi biết dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen.
A. 66,67% và 33,33%
B. 56,4% và 43,6%
C. 72% và 28%
D. 52% và 48%
- Câu 37 : Màu của nước clo là gì?
A. vàng lục
B. vàng da cam
C. vàng đậm
D. vàng nhạt
- Câu 38 : Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO clo đóng vai trò gì?
A. Là chất khử
B. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
C. Là chất oxi hóa
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử
- Câu 39 : Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là
A. Al.
B. Na.
C. Ca.
D. K.
- Câu 40 : Nung nóng hỗn hợp bột gồm 1,5 mol Fe và 1 mol S trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thành phần của khí Y là
A. H2S.
B. H2.
C. H2S và SO2.
D. H2S và H2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao