bài tập đốt cháy amin
- Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 9,3 gam anilin cho toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là?
A 60 gam
B 30 gam
C 10gam
D 6 gam
- Câu 2 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin no, đơn chức, mạch hở trong oxi nguyên chất thu được 9,9 gam H2O và 8,96 lít khí CO2(đktc). Số mol của amin là:
A 0,01
B 0,1
C 0,15
D 0,05
- Câu 3 : Đốt cháy 0,1 mol một amin no, đơn chức, mạch hở thu được hỗn hợp sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm đi qua dung dịch nước vôi dư thu được 30 gam kết tủa. Amin có công thức là:
A CH3NH2
B C2H5NH2
C C3H7NH2
D C4H9NH2
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các amin X cần dùng V lít O2(đktc) thu được 22 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là
A 22,4
B 20,16
C 15,68
D 13,44
- Câu 5 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức thu được 22 gam CO2, 14,4 gam H2O và 2,24 lít N2(đktc). Giá trị của m là?
A 10,5 g
B 7,6 g
C 5,8 g
D 10,4 g
- Câu 6 : Hỗn hợp X gồm 2 amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metylamin có tỉ khối so với H2 là 19. Công thức phân tử của 2 amin lần lượt là?
A CH5N,C2H7N
B C2H7N,C3H9N
C C3H9N,C4H11N
D C4H11N, C5H13N
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 22 gam CO2 và 14,4 gam H2O. CTPT của 2 amin là:
A CH3NH2,C2H7N
B C2H7N,C3H9N
C C3H9N,C4H11N
D C4H11N, C5H13N
- Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn một amin X thuộc cùng dãy đông đẳng với metylamin ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol \({n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = 2:3\) (các thể tích đo ở cùng điều kiện). CTPT của X và số đồng phân amin bậc 1lần lượt là?
A C4H11N và 2
B C3H9N và 3
C C3H9N và 2
D C4H11N và 3
- Câu 9 : Đốt cháy amin no,đơn chức X bằng không khí vừa đủ (20% O2, 80% N2) thu được 1,344 lít CO2 (đktc)và 1,62 gam H2O và V lít N2(đktc). Giá trị của V là
A 0,224 lít
B 0,672 lít
C 9,408 lít
D 9,632 lít
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn một amin X chưa no đơn chức có 1 liên kết ở mạch cacbon ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol \({n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = 8:9\). X là?
A C2H5N
B C2H7N
C C4H9N
D C4H11N
- Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 9,3 gam 1 amin no, đơn chức , mạch hở phải dùng hết 15,12 lít khí O2 (đktc). Công thức phân tử của amin là
A CH3NH2
B C2H5NH2
C C3H7NH2
D C4H9NH2
- Câu 12 : Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X thu được 6,72 lít khí CO2, 1,12 lít khí N2 ( các khí ở đktc) và 8,1 gam H2O. CTPT của X là
A CH5N
B C2H7N
C C3H9N
D C4H11N
- Câu 13 : Cho hỗn hợp X có thể tích V1 gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cho hỗn hợp Y có thể tích V1 gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 bằng 17,8333. Đốt cháy hoàn toàn V2 lít hỗn hợp Y cần V1 lít hỗn hợp X. Tỉ lệ V1/V2 là
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 14 : Khi đốt cháy một trong các chất là đồng đẳng của metylamin thì tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = a biến đổi như thế nào?
A \(0,4 \le a < 1,2\)
B \(0,8 \le a < 2,5\)
C \(0,4 \le a < 1\)
D \(0,4 \le a \le 1\)
- Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amin đơn chức X bằng không khí, sau phản ứng cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư đun nóng thấy khối lượng dung dịch tăng 21,3 gam và thấy thoát ra 48,16 lít khí N2 (khí duy nhất thoát ra ở đktc). CTPT của amin là
A C3H7N
B C2H7N
C C3H9N
D C4H11N
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức , mạch hở bằng không khí, sau đó cho hỗn hợp qua NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng 24 gam và thấy thoát ra V lít khí hỗn hợp Y(đktc) gồm 2 khí có tỉ lệ mol là 1:9. Giá trị của V là
A 126
B 112
C 130
D 138
- Câu 17 : Hỗn hợp A gồm 1 amin đơn chức, 1 anken, 1ankan. Đốt cháy hoàn toàn 12,95 gam A cần V lít khí O2 thu được 19,04 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A 19,89
B 18,81
C 18,45
D 19,53
- Câu 18 : Đốt cháy 0,02 mol một amin bậc nhất với lượng oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,2 gam và 0,448 lít khí (đktc) không bị hấp thụ. Khi lọc thu được 4 gam kết tủa. CTPT của amin
A C3H7N
B C2H8N2
C C3H10N2
D C4H11N
- Câu 19 : Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam chất hữu cơ A cần vừa đủ 0,225 mol oxi. Sản phẩm cháy gồm: 4,4 gam CO2, 0,56 lít khí N2(đo ở 0oC, 2atm) và hơi nướC. CTPT của A là
A CH5N
B C2H7N
C C3H9N
D C4H11N
- Câu 20 : Lấy 15,66 gam amin đơn chức, mạch hở,X (có không quá 4 liên kết )trộn với 168 lít không khí (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn X. Hỗn hợp sau phản ứng được đưa về 0oC, 1atm, để ngưng tụ hết hơi nước thì có thể tích là 156,912 lít. Xác định số đồng phân amin bậc 3 của X là
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 21 : Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 13,44 lít khí CO2; 3,36 lít khí N2 (các thể tích đo ở đktc) và 13,5 gam nước. Công thức phân tử của X là
A C3H7N.
B C2H5N.
C C3H9N.
D C2H7N.
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) CH3NHCH3 cần tối thiểu bao nhiêu lít không khí? Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí?
A 84,0.
B 16,8.
C 67,2.
D 75,0.
- Câu 23 : Đốt cháy hoàn toàn m gam propylamin thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,344 lít N2 (đktc). Giá trị của m là
A 28,32.
B 14,16.
C 7,08.
D 21,24.
- Câu 24 : Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 2,688 lít CO2 và 0,336 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Công thức phân tử của X là
A C3H7N.
B C3H9N.
C C4H11N.
D C4H9N.
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn 3,54 gam trimetylamin bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ E vào lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc phản ứng thì thoát ra V ml (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của V là
A 660,8.
B 1344.
C 330,4.
D 672.
- Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin thuộc dãy đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam nước. Giá trị của m là
A 16,7.
B 17,1.
C 16,3.
D 15,9.
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T gồm 2 amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) cần 3,36 lít khí oxi (đktc) thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của 2 amin là
A C2H5NH2 và C3H7NH2.
B CH3NH2 và C2H5NH2.
C C4H9NH2 và C5H11NH2.
D C3H7NH2 và C4H9NH2.
- Câu 28 : Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, mạch hở X bằng một lượng vừa đủ không khí (chứa 20% thể tích O2, còn lại là N2) vừa đủ, thu được 0,12 mol CO2; 0,15 mol H2O và 0,79 mol N2. Khẳng định nào sau đây đúng?
A Phần trăm về khối lượng của hiđro trong X bằng 14,85%.
B Số nguyên tử H trong phân tử X là 7.
C Số nguyên tử C trong phân tử X là 3.
D Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên của X là 1.
- Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm hai amin nằm kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metylamin bằng khí oxi dư thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 5:7. Phần trăm về khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp Z là
A 69,59%.
B 44,70%.
C 43,27%.
D 21,22%.
- Câu 30 : Hỗn hợp T gồm etylmetylamin, trimetylamin và hexametylenđiamin. Để tác dụng hoàn toàn với m gam T cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 0,5M. Đốt cháy hoàn toàn m gam T bằng oxi rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A 12.
B 20.
C 10.
D 15.
- Câu 31 : Đốt cháy hết m gam hỗn hợp amin X gồm 2 amin, no, đơn chức, mạch hở thu được a gam nước, V lít CO2 (đktc). Mối liên hệ giữa m, a, V là
A m = 17a/27 + 5V/42.
B m = 7a/27 + 5V/42.
C m = 17a/27 + V/42.
D m = 17a/27 + 5V/32.
- Câu 32 : X là hỗn hợp gồm một amin đơn chức E và O2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 9). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được khí Y có tỉ khối so với He bằng 7,6. Biết các quá trình xảy ra hoàn toàn. Số đồng phân cấu tạo của E là
A 4
B 8
C 2
D 1
- Câu 33 : Hỗn hợp X gồm một amin no, đơn chức, mạch hở Y và một amin no, hai chức, mạch hở Z (Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon; số mol của Y nhiều hơn số mol của Z). Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra 9,24 gam CO2. Trung hòa m gam X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị m là
A 5,78.
B 5,42.
C 4,58.
D 4,92.
- Câu 34 : Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được là
A 5,17.
B 6,76.
C 5,71.
D 6,48.
- Câu 35 : Đốt cháy hoàn toàn V lít X gồm metan, metylamin và trimetylamin bằng oxi vừa đủ được V1 lít hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy thoát ra V2 lít hỗn hợp khí Z (các thể tích khí đo ở đktc). Mối quan hệ giữa V, V1 và V2 là
A V = 2V2 – V1.
B 2V = V1 – V2.
C V = V1 – 2V2.
D V = V2 – V1.
- Câu 36 : Hỗn hợp M gồm một anken và 2 amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX <MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 18,144 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 8,960 lít CO2 (đktc). Chất Y là
A propylamin.
B butylamin.
C etylamin.
D etylmetylamin.
- Câu 37 : Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dd axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). CTPT của hai hiđrocacbon là
A C2H4 và C3H6.
B C3H6 và C4H8.
C C2H6 và C3H8.
D C3H8 và C4H10.
- Câu 38 : Hỗn hợp E chứa axetilen, propin và một amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 5,46 gam hỗn hợp E cần dùng 11,088 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và khí N2, trong đó tỉ lệ mol CO2: H2O là 1:1. Phân tử khối của amin là
A 45.
B 31.
C 59.
D 73.
- Câu 39 : Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm hai amin bậc một (tỉ lệ mol là 1:2) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X thu được hỗn hợp khí và hơi. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí và hơi đó vào dung dịch Ba(OH)2 dư, lạnh thì thu được m gam kết tủa và thoát ra 1,344 lít (đktc) một khí duy nhất. Giá trị của m là
A 23,64.
B 78,8.
C 11,82.
D 39,40.
- Câu 40 : Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết pi nhở hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1:5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của etylamin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 21%.
B 70%.
C 79%.
D 30%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein