Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 Hình học 11 năm 2019 T...
- Câu 1 : Cho phép tịnh tiến theo \(\vec v = \overrightarrow 0 \), phép tịnh tiến \({T_{\overrightarrow 0 }}\) biến hai điểm M và N thành hai điểm M' và N'. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. Điểm M trùng với điểm N.
B. \(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow 0 \).
C. \(\overrightarrow {MM'} = \overrightarrow {NN'} = \overrightarrow 0 \).
D. \(\overrightarrow {M'N'} = \overrightarrow 0 \).
- Câu 2 : Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh tương ứng là 3, 4, 5. Phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác gì?
A. Tam giác cân
B. Tam giácđều
C. Tam giác vuông
D. Tam giác vuông cân
- Câu 3 : Trong mặt phẳng Oxy, phép vị tự tâm I tỉ số k = - 2 biến điểm A(3;2) thành điểm B(9;8). Tìm tọa độ tâm vị tự I.
A. I(4;5).
B. I(7;4).
C. I(5;4).
D. I(- 21;- 20).
- Câu 4 : Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho A(- 2;- 3), B(4;1). Phép đồng dạng tỉ số \(k{\rm{ }} = \frac{1}{2}\) biến điểm A thành A' biến điểm B thành B'. Khi đó độ dài A'B' là:
A. \(\frac{{\sqrt {50} }}{2}\)
B. \({\sqrt {50} }\)
C. \({\sqrt {52} }\)
D. \(\frac{{\sqrt {52} }}{2}\)
- Câu 5 : Cho tam giác ABC. Gọi M, N, E lần lượt là trung điểm cạnh BC, AC, AB; G là trọng tâm tam giác ABC. Tam giác MNE là ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm tỉ số k bằng?
A. - 2
B. \(\frac{1}{2}\)
C. 2
D. \(-\frac{1}{2}\)
- Câu 6 : Phép vị tự \({V_{(O;k)}}\) biến M thành M’. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Nếu k < 0 thì \(\overrightarrow {MO} \) và \(\overrightarrow {MM'} \) cùng hướng
B. Nếu k = 2 thì M’ là trung điểm của OM
C. Nếu k = 1 thì \(M \equiv M'\)
D. Nếu k = -1 thì M và M’đối xứng nhau qua O
- Câu 7 : Trong mặt phẳng Oxy, ảnh của đường tròn: \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 16\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {1;3} \right)\) là đường tròn có phương trình:
A. \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 16\).
B. \({\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 16\).
C. \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 16\).
D. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 16\).
- Câu 8 : Cho tam giác ABC đều, điểm M nằm trong tam giác ABC thỏa mãn \(M{A^2} + M{B^2} = M{C^2}\), nhận xét nào sau đây đúng
A. Góc AMB bằng 300
B. Góc AMB bằng 1500.
C. Không tìm được điểm M thỏa mãn
D. M, A, B thẳng hàng
- Câu 9 : Mọi phép dời hình cũng là phép đồng dạng tỉ số
A. k = 0
B. k = 1
C. k = - 1
D. \(k = \pm 1\)
- Câu 10 : Cho lục giác đều ABCDEF như hình vẽ.
A. Tam giác DOE.
B. Tam giác BOC.
C. Tam giác AOB.
D. Tam giác DOC.
- Câu 11 : Trong các phép biến hình sau, phép nào không phải là phép dời hình?
A. Phép chiếu vuông góc lên một đường thẳng
B. Phép vị tự tâm I(1; 2) tỉ số –1
C. Phép đối xứng trục
D. Phép đồng nhất
- Câu 12 : Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Ảnh của tam giác FEO qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow {AB} \) là:
A. \(\Delta EOF\)
B. \(\Delta COB\)
C. \(\Delta ODC\)
D. \(\Delta DOE\)
- Câu 13 : Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho 2 đường tròn (C) và (C/) có phương trình lần lượt là: \({x^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\) và \({x^2} + {y^2} - 2x + 2y = 14\). Gọi (C/) là ảnh của (C) qua phép đồng dạng tỉ số k, khi đó giá trị k là:
A. \(\frac{9}{{16}}\)
B. \(\frac{4}{3}\)
C. \(\frac{3}{4}\)
D. \(\frac{{16}}{9}\)
- Câu 14 : Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C) ngoại tiếp tam giác ABC, với \(A\left( {3;4} \right),B\left( {3; - 8} \right),C\left( {9; - 2} \right)\). Tìm phương trình đường tròn (C') là ảnh của đường tròn (C) qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = \left( {3;5} \right)\) và phép vị tự \({V_{\left( {O; - \frac{1}{3}} \right)}}.\)
A. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 6.\)
B. \(\left( {C'} \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 2.\)
C. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 4.\)
D. \(\left( {C'} \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 36.\)
- Câu 15 : Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} = 4\) và đường thẳng \(d:x + y = 2\) Gọi M là điểm thuộc đường tròn (C) sao cho khoảng cách đến d là lớn nhất. Phép vị tự tâm O tỉ số \(k = - \sqrt 2 \) biến điểm M thành điểm M' có tọa độ là?
A. (- 2;2)
B. (-2;-2)
C. (2;-2)
D. (2;2)
- Câu 16 : Cho tam giác ABC có diện tích S. Phép vị tự tỉ số k = - 2 biến tam giác ABC thành tam giác A'B'C' có diện tích S'. Khi đó tỉ số \(\frac{{{S^'}}}{S}\) bằng?
A. \( - \frac{1}{4}\)
B. \( \frac{1}{4}\)
C. - 4
D. 4
- Câu 17 : Trong mặt phẳng Oxy, qua phép quay \({Q_{\left( {O,{{90}^o}} \right)}}\), là M'(3;-2) ảnh của điểm:
A. M(3;2)
B. M(-2;-3)
C. M(2;3)
D. M(-3;-2)
- Câu 18 : Cho tam giác đều tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc quay \(\alpha\), \(0 < \alpha \le 2\pi \) biến tam giác trên thành chính nó?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 19 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(d:3x - y + 2 = 0\). Viết phương trình đường thẳng d' là ảnh của d qua phép quay tâm O góc quay - 900.
A. \(d':x - 3y - 2 = 0\)
B. \(d':x +3y + 2 = 0\)
C. \(d':3x - y - 6 = 0\)
D. \(d':x + 3y - 2 = 0\)
- Câu 20 : Cho tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AM, biết AB = 6; AC = 8. Phép dời hình biến A thành A/, biến M thành M/.Khi đó độ dài đoạn A/M/ bằng:
A. 8
B. 6
C. 5
D. 4
- Câu 21 : Tìm tọa độ vectơ \(\vec v\) biết phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v\) biến điểm M(-1;-3) thành điểm M'(-2;-2).
A. \(\vec v = \left( { - 1\,;1} \right)\)
B. \(\vec v = \left( { - 1\,;7} \right)\)
C. \(\vec v = \left( { 1\,;-7} \right)\)
D. \(\vec v = \left( { 1\,;-1} \right)\)
- Câu 22 : Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M(-1;2), \(\overrightarrow v = \left( {2; - 1} \right)\), \({T_{\overrightarrow v }}\left( M \right) = M'\). Tìm tọa độ M'.
A. M'(1;1)
B. M'(-3;3)
C. M'(3;-3)
D. M'(-1;-1)
- Câu 23 : Trong mặt phẳng Oxy, tìm ảnh của đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 5\) qua phép quay \({Q_{\left( {O,{{180}^0}} \right)}}\)
A. \(\left( C \right)':{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 10\)
B. \(\left( C \right)':{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\)
C. \(\left( C \right)':{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 10\)
D. \(\left( C \right)':{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 5} \right)^2} = 5\)
- Câu 24 : Phép vị tự tâm O tỉ số k (k \( \ne \) 0) biến mỗi điểm A thành điểm A’ sao cho:
A. \(\overrightarrow {OA} = - k\overrightarrow {OA'} \)
B. \(\overrightarrow {OA'} = - \overrightarrow {OA} \)
C. \(\overrightarrow {OA} = \frac{1}{k}\overrightarrow {OA'} \)
D. \(\overrightarrow {OA} = k\overrightarrow {OA'} \)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau