Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa lần 1 Trường T...
- Câu 1 : Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch kiềm dư?
A. Al
B. Fe
C. Mg
D. Cu
- Câu 2 : Chất nào sau đây được gọi là xút ăn da?
A. NaCl
B. KOH
C. NaHCO3
D. NaOH
- Câu 3 : Chất X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh. Chất X là:
A. Saccarozơ
B. Tinh bột
C. Tristearin
D. Xenlulozơ
- Câu 4 : Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Na
B. Mg
C. Cu
D. Al
- Câu 5 : Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng nhiều để làm
A. màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa
B. vật liệu cách điện, ống dẫn nước, thủy tinh hữu cơ
C. dệt vải may quần áo ấm, bện thành sợi
D. sản xuất bột ép, sơn, cao su
- Câu 6 : Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, bó bột. Công thức của thạch cao nung là:
A. CaSO4
B. CaSO.H2O
C. CaSO4.2H2O
D. CaCO3
- Câu 7 : Khử hết m gam CuO bằng dư, thu được chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là:
A. 9,6
B. 8,0
C. 6,4
D. 12,0
- Câu 8 : Cho 2,3 gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,34
B. 0,78
C. 1,56
D. 7,80
- Câu 9 : Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc (theo hình vẽ bên) đúng kĩ thuật là:
A. Cho từ từ H2O vào H2SO4 đặc và khuấy đều.
B. Cho nhanh H2O vào H2SO4 đặc và khuấy đều.
C. Cho từ từ H2SO4 đặc vào H2O và khuấy đều.
D. Cho nhanh H2SO đặc vào H2O và khuấy đều.
- Câu 10 : CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo kết tủa?
A. NaCl
B. NaOH
C. Ca(NO3)2
D. Ca(OH)2
- Câu 11 : Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?
A. Hoạt động của phương tiện giao thông.
B. Đốt rác thải và cháy rừng.
C. Quang hợp của cây xanh.
D. Hoạt động của núi lửa.
- Câu 12 : Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3COOC6H5
B. HCOOCH=CH2
C. CH3COOCH3
D. (HCOO)2C2H4
- Câu 13 : Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu:
A. tím
B. đỏ
C. trắng
D. vàng
- Câu 14 : Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Glyxin
B. Metylamin
C. Axit glutamic
D. Lysin
- Câu 15 : Cho 0,5 mol hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X gồm CO, . Cho X hấp thụ vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch Z vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 2,240.
B. 1,792.
C. 0,224.
D. 1,120.
- Câu 16 : Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat A thu được hai monosaccarit X và Y, Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Hai chất A và Z lần lượt là:
A. Saccarozơ và axit gluconic
B. Tinh bột và sobitol
C. Tinh bột và glucozơ
D. Saccarozơ và sobitol
- Câu 17 : Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây thép trong khí clo.
B. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3
C. Cho lá nhôm nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng
D. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl
- Câu 18 : Số hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
- Câu 19 : Từ chất X (C3H8O4) mạch hở, không phản ứng tráng bạc và có các phản ứng sau:X + 2NaOH → Y + Z + H2O
A. Chất Y là natri axetat
B. T là hợp chất hữu cơ đơn
C. X là hợp chất hữu cơ đa chức
D. Q là axit metacrylic
- Câu 20 : Dãy chuyển hóa theo sơ đồ X (+ Ba(OH)2) → Y (+ T) → Z (+ CO2 dư + H2O) → X + T
A. Na2CO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3
B. NaHCO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3
C. Al(OH)3, Ba(A1O2)2, NaAlO2, Na2CO3
D. Al(OH)3, Ba(A1O2)2, NaAlO2, NaHCO3
- Câu 21 : Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm propin và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y (chỉ gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,,05
B. 0,1
C. 0,15
D. 0,2
- Câu 22 : Cho các chất: HCl, NaHCO3, Al, Fe(OH)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 23 : Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là:
A. 33,12
B. 66,24
C. 72,00
D. 36,00
- Câu 24 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y (có số mol bằng nhau, MX < MY) cần lượng vừa đủ 13,44 lít O2, thu được H2O, N2 và 6,72 lít CO2. Chất Y là:
A. etylamin
B. propylamina
C. butylamin
D. metylamin
- Câu 25 : Cho các chất: NaHCO3, Mg(OH)2, CH3COOH, HCl. Số chất điện li mạnh là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
- Câu 26 : Cho các polime sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien. Số polime thiên nhiên là:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
- Câu 27 : Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
A. 97,6
B. 82,4
C. 88,6
D. 80,6
- Câu 28 : Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ. Tổng thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t giây) theo đồ thị bên. Nếu điện phân X trong thời gian 3,5a giây thì thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch X. Giả thiết các chất điện phân ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là:
A. 31,1
B. 29,5
C. 31,3
D. 30,4
- Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong A) thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,25 mol. Mặt khác, m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam hai ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là:
A. 45,2%
B. 50,4%
C. 62,1%
D. 42,65%
- Câu 30 : Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X chứa hai muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 9,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 10,56 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 4,8
B. 4,32
C. 5,2
D. 5,04
- Câu 31 : Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo thứ tự các bước sau đây:Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
A. H2SO4 đặc chỉ đóng vai trò xúc tác cho phản ứng tạo isoamyl axetat.
B. Thêm dung dịch NaCl bão hòa vào để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, trong ống nghiệm thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
- Câu 32 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư,
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
- Câu 33 : Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol hỗn hợp gồm HCl, AlCl3 và Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn như đồ thị bên. Giá trị của a là:
A. 0,5
B. 0,5
C. 0,4
D. 0,6
- Câu 34 : Cho các chất mạch hở: X là axit cacboxylic no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, có hai liên kết T, Z là este đơn chức, T là este 2 chức. Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số ngyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 1,24 mol O2 thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E gần nhất với?
A. 41%
B. 66%
C. 26%
D. 61%
- Câu 35 : Cho các phát biểu sau:(a) Muối mononatri glutamat được dùng làm bột ngọt.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
- Câu 36 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba, Na2O, K2O, BaO (trong X oxi chiếm 7,5% về khối lượng) vào nước thu được dung dịch Y và 0,896 lít khí H2. Cho hết Y vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,2M, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 7,2
B. 5,6
C. 6,4
D. 6,8
- Câu 37 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe(NO3)2 và Fe vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 25,13 gam các muối và 0,05 mol hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 bằng 10,6 (trong T có chứa 0,02 mol H2). Cho Y phản ứng tối đa với 0,58 mol NaOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 78,23 gam kết tủa Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
A. 17,09%
B. 31,78%
C. 25,43%
D. 28,60%
- Câu 38 : Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và a mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 3,1
B. 2,8
C. 3,0
D. 2,7
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein