Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 10 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân và gom lại là?
A. cát
B. vôi sống
C. muối ăn
D. lưu huỳnh
- Câu 2 : Cho 9,4 gam hỗn hợp FeS và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 10,6. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư sinh ra m gam kết tủa đen. Gía trị của m là?
A. 17,925 gam
B. 23,9 gam
C. 10,755 gam
D. 11,95 gam
- Câu 3 : Dẫn khí SO2 vào dung dịch nước brom. Phương trình phản ứng hóa học xảy ra là?
A. SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
B. SO2 + Br2 + H2O → SO3 + HBr
C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
D. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
- Câu 4 : Trong công nghiệp sản xuất H2SO4 người ta dùng chất nào sau đây để hấp thụ SO3?
A. Oleum
B. H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc
D. H2O
- Câu 5 : Trong trường hợp chất nào, nguyên tố S không thể hiện tính OXH?
A. H2SO4
B. SO2
C. Na2S
D. Na2SO3
- Câu 6 : Dãy chất nào sau đây vừa có tính OXH, vừa có tính khử?
A. Cl2, SO2, H2SO4
B. F2, S, SO2
C. O2, Cl2, H2S
D. S, SO2, Cl2
- Câu 7 : Trong các thí nghiệm cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thường sinh ra một lượng lớn khí SO2 (khí này rất độc, ảnh hưởng đến đường hô hấp …). Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của người làm thí nghiệm, ta xử lý khí SO2 bằng:
A. Bông tẩm giấm ăn
B. Bông tẩm xút
C. Bông tẩm muối ăn
D. Bông tẩm KMnO4
- Câu 8 : Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc được 4,48 lít khí H2 (đktc). Gía trị của m là?
A. 11,2
B. 5,6
C. 2,8
D. 1,4
- Câu 9 : Dẫn khí Clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng thì muối thu được là?
A. NaClO, NaClO3
B. NaCl, NaClO3
C. NaCl, NaClO4
D. NaCl, NaClO
- Câu 10 : Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại?
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Mg
- Câu 11 : Để tiết kiệm thời gian trong quá trình nấu ăn giúp cho thực phẩm (xương, thịt,…) nhanh chín hơn, người ta thường nấu thực phẩm bằng nồi áp suất. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ
B. Nồng độ
C. Áp suất
D. Chất xúc tác
- Câu 12 : Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. nhúng giấy quì tím vào thì khiến quì tím chuyển sang màu?
A. Không xác định được
B. Không đổi màu
C. Đỏ
D. Xanh
- Câu 13 : Hấp thụ 6,72 lít khí SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa
A. NaHSO3, 0,4M; Na2SO3 0,8M
B. NaHSO3 1,2M
C. NaHSO3, 0,5M; Na2SO3 1M
D. Na2SO3 1M
- Câu 14 : Trong phản ứng tổng hợp amoniacN2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k) ∆H < 0.
A. Giảm nhiệt độ và áp suất
B. Tăng nhiệt độ và áp suất
C. Giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất
D. Tăng nhiệt độ và áp suất
- Câu 15 : Cho lần lượt các chất sau: Cu, CuO, H2S, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là?
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
- Câu 16 : Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HI > HBr > HCl > HF
B. HCl > HBr > HI > HF
C. HCl > HBr > HF > HI
D. HF > HCl > HBr > HI
- Câu 17 : Dãy chất tác dụng với H2SO4 đặc nguội là?
A. CaCO3, Al, CuO
B. S, Fe, KOH
C. CaCO3, Au, NaOH
D. Cu, MgO, Fe(OH)3
- Câu 18 : Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây?
A. NaHCO3
B. KClO3
C. (NH4)2SO4
D. CaCO3
- Câu 19 : Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxi cao nhất của S là?
A. SO2
B. SO3
C. S2O5
D. SO
- Câu 20 : Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa bột lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa
A. Sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit
B. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh dioxit
C. Sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh dioxit
D. Mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh tri oxit
- Câu 21 : Phương trình phản ứng hóa học của lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng:S + H2SO4 → SO2 + H2O
A. 1:2
B. 2:1
C. 3:1
D. 1:3
- Câu 22 : Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch
A. NaHS
B. NaOH
C. AgNO3
D. Pb(NO3)2
- Câu 23 : H2SO4 đặc nguội có thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây:
A. Fe, Zn
B. Al, Mg
C. Al, Zn
D. Fe, Al
- Câu 24 : Trong các phản ứng sau đây, hãy chọn câu kết luận không đúng về H2SO4:
A. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng
C. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh
D. Khi pha loãng axit sunfuric đặc, chỉ được cho từ từ nước và axit
- Câu 25 : Để thu được CO2 từ hỗn hợp CO2 và SO2, người ta cho hỗn hợp đi qua
A. Dung dịch Br2 dư
B. Dung dịch Ba(OH)2 dư
C. Dung dịch nước vôi trong dư
D. Dung dịch NaOH dư
- Câu 26 : Cho phản ứng:6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3 Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
A. FeSO4 và K2Cr2O7
B. K2Cr2O7 và FeSO4
C. K2Cr2O7 và H2SO4
D. H2SO4và FeSO4
- Câu 27 : Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là:
A. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
B. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
D. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
- Câu 28 : Oxi có thể oxi hóa tất cả các chất của dãy
A. Ag, Br2, Cu, P2O3
B. Cl2, CO, P, S
C. SO2, C, Fe(OH)2, N2
D. S, Pt, P, Al
- Câu 29 : Cho khí H2S lội qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy có kết tủa màu đen chứng tỏ:
A. Có phản ứng OXH khử diễn ra
B. Axit HNO3 mạnh hơn H2S
C. Có PbS tạo ra không tan trong axit
D. axit H2S mạnh hơn HNO3
- Câu 30 : Dùng phương pháp nào để thu được khí SO2 khi điều chế
A. Đẩy nước
B. Đẩy không khí ngược bình
C. A, B đúng
D. Đẩy không khí úp bình
- Câu 31 : Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chaast bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là?
A. Lưu huỳnh
B. Cát
C. Vôi sống
D. Muối ăn
- Câu 32 : Dẫn khí A không màu vào dung dịch nước brom có màu vàng thì dung dịch mất màu. A có thể là chất khí nào sau đây?
A. SO2
B. CO2
C. H2
D. O2
- Câu 33 : Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào
A. H2SO4 đặc để tạo oleum
B. H2O2
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. H2O
- Câu 34 : Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được gồm có
A. SO2
B. CO2
C. CO2 và SO2
D. H2S và CO2
- Câu 35 : Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với các chất của dãy nào?
A. Cu, MgCO3, Ca(OH)2, ZnO
B. CuO, MgO, Na2SiO3, Zn(OH)2, Mg
C. P2O5, C, Na2CO3, Al(OH)3
D. S, MgCO3, NaOH, CuO
- Câu 36 : Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S, nhưng trong không khí, hàm lượng H2S rất ít nguyên nhân của sự việc này là?
A. Do H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo thành S và H2
B. Do H2S bị CO2 có trong không khí oxi hóa thành chất khác
C. Do H2S tan được trong nước
D. Do H2S sinh ra bị oxi không khí OXH chậm
- Câu 37 : Sục từ từ 2,24 lít SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 0,85M thu được m gam muối. Tính m
A. 13,18 (gam)
B. 20,18 (gam)
C. 21,34 (gam)
D. 16,89 (gam)
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao