Đề ôn tập Chương 3,4 Đại số môn Toán 9 năm 2021 Tr...
- Câu 1 : Tính tích hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 1\\6x - 2y = 4\end{array} \right.\)
A. 1
B. 2
C. -1
D. -2
- Câu 2 : Gọi a, b là hai nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 8\\2x - y = 10\end{array} \right.\). Tính a + b,
A. -13
B. 13
C. -12
D. 12
- Câu 3 : Dùng phương pháp thế để giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 2\\x + 3y = 7\end{array} \right.\)
A. (2;1)
B. (1;2)
C. (3;1)
D. (1;3)
- Câu 4 : Dùng phương pháp thế để giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y = 1\\3x - 6y = 3\end{array} \right.\)
A. (2;3)
B. Vô số nghiệm
C. Vô nghiệm
D. Đáp án khác
- Câu 5 : Tìm a, b để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}ax - y = 2\\bx + ay = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (2; -1).
A. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l}b = \dfrac{1}{2}\\a = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{-1}{2}\\b = \dfrac{3}{4}\end{array}\right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l}a = \dfrac{1}{2}\\b = \dfrac{-3}{4}\end{array}\right.\)
- Câu 6 : Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế \(\left\{ \begin{array}{l}4x - y = 1\\8x - 2y = 3\end{array} \right.\)
A. (1;1)
B. Vô số nghiệm
C. Vô nghiệm
D. Đáp án khác
- Câu 7 : Gọi (a;b) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 5y = 17\\6x - 5y = - 9\end{array} \right.\). Tính a + b.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 8 : Hãy dùng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}5x - 6y = - 32\\3x + 6y = 48\end{array} \right.\)
A. (2;7)
B. (7;2)
C. (-2;7)
D. (-7;2)
- Câu 9 : Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 2mx + y = 5\\x + 3y = 1\end{array} \right.\). Giải hệ phương trình với m = 1.
A. (-2;1)
B. (-2;-1)
C. (2;-1)
D. (2;1)
- Câu 10 : Viết phương trình đường thẳng (d) y = ax +b đi qua hai điểm M (2; - 1) và N (3; 0)
A. y = -x - 3
B. y = x + 3
C. y = -x + 3
D. y = x - 3
- Câu 11 : Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{6}{x} - \dfrac{4}{y} = - 4\\\dfrac{3}{x} + \dfrac{8}{y} = 3\end{array} \right.\)
A. (3;-2)
B. (-3;-2)
C. (3;2)
D. (-3;2)
- Câu 12 : Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} 3{\rm{x}} + 4y = 14\\ 3{\rm{x}} + 8y = 22 \end{array} \right.\). Tính x2 + y2
A. 8
B. 5
C. 10
D. 17
- Câu 13 : Một chiếc vòng nữ trang được làm từ vàng và đồng với thể tích là 8,4 cm3 và cân nặng 104,44 g. Vàng có khối lượng riêng là 19,3 g/cm3 còn đồng có khối lượng riêng là 9g/cm3. Hỏi thể tích của vàng và đồng được sử dụng ?
A. Vàng: 3 cm3; Đồng 5,4 cm3
B. Vàng: 2,8 cm3; Đồng 5,6 cm3
C. Vàng: 4,2 cm3; Đồng 4,4 cm3
D. Vàng: 4 cm3; Đồng 4,4 cm3
- Câu 14 : Bạn An tiêu thụ 12 ca-lo cho mỗi phút bơi và 8 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Bạn An cần tiêu thụ tổng cộng 300 ca-lo trong 30 phút với hai hoạt động trên. Vậy bạn An cần bao nhiêu thời gian cho mỗi hoạt động ?
A. 10 phút bơi và 20 phút chạy bộ
B. 15 phút bơi và 15 phút chạy bộ
C. 20 phút bơi và 10 phút chạy bộ
D. 25 phút bơi và 5 phút chạy bộ
- Câu 15 : Vì có thành tích học tập tốt, mẹ thưởng cho hai anh em Bình và An lần lượt là 250000 đồng và 150000 đồng. Hai anh em cùng thi đua tiết kiệm, Bình để dành mỗi tuần 20000 đồng, còn An để dành 30000 đồng mỗi tuần. Hỏi sau bao lâu thì tổng số tiền của An có được bằng tổng số tiền của Bình?
A. 10 tuần
B. 9 tuần
C. 7 tuần
D. 6 tuần
- Câu 16 : An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.
A. Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.
B. Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.
C. Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.
D. Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.
- Câu 17 : Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 56m. Nếu tăng chiều rộng thêm 4m và giảm chiều dài 4m thì diện tích tăng thêm 8 m2. Hãy tìm chiều dài và chiều rộng của miếng đất lúc đầu.
A. Chiều dài của miếng đất là 16m, chiều rộng của miếng đất là 12m.
B. Chiều dài của miếng đất là 15m, chiều rộng của miếng đất là 13m.
C. Chiều dài của miếng đất là 17m, chiều rộng của miếng đất là 11m.
D. Chiều dài của miếng đất là 18m, chiều rộng của miếng đất là 10m.
- Câu 18 : Có hai lọ dung dịch muối với nồng độ lần lượt là 5% và 20%. Người ta trộn hai dung dịch trên để có 1 lít dung dịch mới có nồng độ 14%. Hỏi phải dùng bao nhiêu mililit mỗi loại dung dịch ?
A. Dung dịch muối nồng độ 5% có 500ml, dung dịch muối nồng độ 20% có 500 ml.
B. Dung dịch muối nồng độ 5% có 400ml, dung dịch muối nồng độ 20% có 600 ml.
C. Dung dịch muối nồng độ 5% có 600ml, dung dịch muối nồng độ 20% có 400 ml.
D. Dung dịch muối nồng độ 5% có 700ml, dung dịch muối nồng độ 20% có 300 ml.
- Câu 19 : Xác định hệ số a của các hàm số sau: \(y = {x^2},y = - 3{x^2},y = \dfrac{1}{4}{x^2}.\)
A. \(0;3;\dfrac{1}{4}.\)
B. \(1;-3x;\dfrac{1}{4}.\)
C. \(x;-3;\dfrac{1}{4}.\)
D. \(1;-3;\dfrac{1}{4}.\)
- Câu 20 : Cho các hàm số:(1): y = 3x2 (2): y = - 4x2 (3) y = 3x (4): y = - 4x
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 21 : Cho các hàm số y = 2x2 và y = -3x2. Hỏi hàm số nào đồng biến khi x > 0.
A. y = 2x2
B. y = -3x2
C. Không có hàm số nào
D. Cả hai
- Câu 22 : Diện tích hình tròn bán kính R được cho bởi công thức: S = π.R2. Hỏi nếu bán kính tăng lên 6 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng 12 lần
C. Tăng 36 lần
D. Giảm 6 lần
- Câu 23 : Cho hàm số y= 2x2 . Tìm x khi y = 32?
A. x = 4
B. x = -4
C. x = 8 và x = -8
D. Đáp án khác
- Câu 24 : Cho hàm số y = (m + 1)x2 + 2. Tìm m biết rằng với x = 1 thì y = 5.
A. m = 2
B. m = -2
C. m = - 3
D. m = 3
- Câu 25 : Cho hàm số \(y = - {x^2}\). Tìm tất cả các điểm trên (P) có tung độ \(- 3, - \dfrac{3}{2}.\)
A. \(\left( {\sqrt 3 ; - 3} \right);\,\left( { - \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right);\left( { - \dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
B. \(\,\left( { \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
C. \(\left( { - \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
D. \(\left( {\sqrt 3 ; - 3} \right);\,\left( { - \sqrt 3 ; - 3}\right); \left( {\dfrac{{\sqrt 6 }}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)\)
- Câu 26 : Cho hàm số \(y = - {x^2}\). Tìm tung độ của các điểm trên (P) có hoành độ \(2, - 2,\sqrt 3 , - \sqrt 3 .\)
A. -4; -4; -3; -3
B. -4; 4; -3; 3
C. 4; -4; 3; -3
D. -4; -4; 3; 3
- Câu 27 : Trên mặt phẳng tọa độ cho parabol (P): \(y = \dfrac{{ - 1}}{4}{x^2}\)
A. \(\left( {6; - 9} \right)\)
B. \(\left( { - 6; - 9} \right)\)
C. \(\left( { 6; 9} \right);\left( {-6; - 9} \right)\)
D. \(\left( { - 6; - 9} \right);\left( {6; - 9} \right)\)
- Câu 28 : Trên mặt phẳng tọa độ cho parabol (P): \(y = \dfrac{{ - 1}}{4}{x^2}\). Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = - 3.
A. \(\left( { - 3;\dfrac{{ 9}}{4}} \right)\)
B. \(\left( { - 3;\dfrac{{ - 9}}{4}} \right)\)
C. \(\left( { - 3;\dfrac{{ - 9}}{2}} \right)\)
D. \(\left( { - 3;\dfrac{{ 9}}{2}} \right)\)
- Câu 29 : Cho hàm số \(y = \dfrac{1}{4}{x^2}\). Các điểm nào sau đây thuộc đồ thị (P): \(A\left( { - 2;{\rm{ }}1} \right),{\rm{ }}B\left( {1;{\rm{ }}1} \right),{\rm{ }}C( - 1;\;\dfrac{1}{4})\)?
A. A, B, C
B. A, C
C. A, B
D. B, C
- Câu 30 : Cho đồ thị hàm số y = x2 và y = 3x2. Tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho?
A. O(0; 0) và A(1; 1)
B. A(1; 1)
C. O(0; 0)
D. O(0; 0) và B( 1; 3)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn