lý thuyết và bài tập về sắt
- Câu 1 : Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:
A Không có hiện tượng gì cả
B Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.
C Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.
D Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.
- Câu 2 : Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là
A FeCl2 và khí H2
B FeCl2, Cu và khí H2
C Cu và khí H2
D FeCl2 và Cu
- Câu 3 : Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng:
A Dung dịch CuSO4 dư
B Dung dịch FeSO4 dư
C Dung dịch ZnSO4 dư
D Dung dịch H2SO4 loãng dư
- Câu 4 : Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:
A HCl
B H2SO4
C NaOH
D AgNO3
- Câu 5 : Một loại quặng chứa 82% Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là:
A 57,4%
B 57,0 %
C 54,7%
D 56,4 %
- Câu 6 : Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là:
A Mg
B Zn
C Pb
D Fe
- Câu 7 : Khử một lượng quặng hemantit chứa 80% (Fe2O3) thu được 1,68 tấn sắt, khối lượng quặng cần lấy là:
A 2,4 tấn
B 2,6 tấn
C 2,8 tấn
D 3,0 tấn
- Câu 8 : Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:
A Al
B Cr
C Au
D Fe
- Câu 9 : Ngâm một lá sắt có khối lượng 20g vào dung dịch bạc nitrat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá kim loại ra làm khô cân nặng 23,2g. Lá kim loại sau phản ứng có:
A 18,88g Fe và 4,32g Ag
B 1,880g Fe và 4,32g Ag
C 15,68g Fe và 4,32g Ag
D 18,88g Fe và 3,42g Ag
- Câu 10 : Cho 8,3 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau PƯ thu được 5,6 lít khí đo ở đktc . Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
A 32% và 68%
B 40% và 60%
C 32,5% và 67,5%
D 30% và 70%
- Câu 11 : Tính khối lượng gang có chứa 95% Fe sản xuất được từ 1,2 tấn quặng hematit (có chứa 85% Fe2O3) biết hiệu suất của quá trình là 80%.
A 0,7 tấn
B 0,5712 tấn
C 0,714 tấn
D 0,6 tấn
- Câu 12 : Viết PTHH hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: \(Fe\underset{{(2)}}{\overset{{(1)}}{\longleftrightarrow}}F{e_3}{O_4}\xrightarrow{{(3)}}FeC{l_2}\xrightarrow{{(4)}}FeC{l_3}\xrightarrow{{(5)}}Fe{(OH)_3}\xrightarrow{{(6)}}F{e_2}{O_3}\)
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO vào 200ml dung dich HCl có nồng độ x M. Sau phản ứng thấy sinh ra 3,36 lít khí H2(đktc) và 25,4 gam muối.a/ Tìm xb/ Tính m và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
- Câu 14 : Cho 1,5 gam một oxit sắt tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao thu được 1,05 gam sắt. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàna/ Viết phương trình dạng tổng quátb/ Tìm công thức hóa học của oxit sắt và gọi tên.
- Câu 15 : Để khử hoàn toàn a(g) một oxit kim loại AxOy phải cần 6,72 lít CO (đktc). Sau phản ứng thu được 11,2 gam kim loại A.a/ lập PTHH dạng tổng quátb/ Tìm a và công thức của oxit. Biết phân tử khối của oxit bằng 160 Đ.V.C
- Câu 16 : Đem nung 1 tấn quặng hemantit chứa 90% Fe2O3 (còn lại là tạp chất không sử dụng được) trong lò ở nhiệt độ cao. Hãy cho biết:a/ Có bao nhiêu tạ Fe2O3 trong 1 tấn quặng trênb/ Lượng sắt thu được là bao nhiêu tạ giả sử không tính hao phí khi nungc/ Nếu muốn thu được 1 tấn sắt thì phải dùng bao nhiêu tấn quặng nói trên.
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime