Đề thi thử THPT QG môn Hóa - Trường THPT Chuyên Bắ...
- Câu 1 : Cho dung dịch Ba(OH)2 dư lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là
A 4.
B 1.
C 2.
D 3.
- Câu 2 : Cho 0,15 mol bột Cu và 0,3 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A 8,96.
B 4,48.
C 6,72.
D 10,08
- Câu 3 : Cho các chất sau: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala.Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng là
A 4.
B 3.
C 1.
D 2.
- Câu 4 : Đốt cháy 28,6 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Mg thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit. Hòa tan hết oxit trong dung dịch HCl thu được dung dịch D.Cô cạn dung dịch D thu m gam chất muối khan là
A 99,6 gam
B 74,7 gam
C 49,8 gam
D 100,8 gam
- Câu 5 : Cho các phát biểu sau:(1) Sorbitol là hợp chất hữu cơ tạp chức.(2) Anilin tham gia phản ứng thế brôm khó hơn benzen.(3) Thủy phân vinylfomat thu được sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc.(4) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.(6) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren.Số phát biểu đúng là
A 4.
B 2.
C 5.
D 3.
- Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A 7,23.
B 5,83.
C 7,33.
D 4,83.
- Câu 7 : Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau
X, Y, Z, T lần lượt là
A axit glutamic, metyl fomat, axit benzoic; Gly-Ala-Ala.
B axit focmic, axetilen, axit oxalic, Glu-Ala-Gly.
C axit axetic, vinylaxetilen, axit glutamic, lòng trắng trứng.
D axit axetic, vinylaxetilen, axit acrylic, lòng trắng trứng.
- Câu 8 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.(2) Cho kim loại Ba vào dung dịch Ba(HCO3)2.(3) Cho khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.(4) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.(5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.(6) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2SiO3.Sau khi kết thúc các thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A 4.
B 6.
C 5.
D 3.
- Câu 9 : Dẫn CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng,thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A 10.
B 30.
C 15.
D 16.
- Câu 10 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho dung dịch chứa 4a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.(b) Cho Al(OH)3 vào lượng dư dung dịch NaOH.(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.(g) Cho Al dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là:
A 2.
B 5.
C 4.
D 3.
- Câu 11 : Cho hình vẽ sau (X là hợp chất hữu cơ).
Phát biểu nào sau đây đúng?
A Trong thí nghiệm trên có thể thay thế dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
B Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
C Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
D Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
- Câu 12 : Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trung dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít hỗn hợp hai khí (trong đó có khí NO). Giá trị của m gần nhất với
A 24,6
B 24,5
C 27,5
D 25,0
- Câu 13 : Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp Cu, Mg, Fe vào 200 gam dung dịch gồm KNO3 6,06% và H2SO4 16,17%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 25/9 phần trăm về khối lượng). Cho một lượng KOH dư vào X, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 4,36%.
B 4,37%.
C 4,39%.
D 4,38%.
- Câu 14 : Hỗn hợp T gồm các chất mạch hở, không phân nhánh: anđehit X, axit cacboxylic Y và ancol Z (50 < MX < MY; X và Z có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam T tác dụng với lượng dư Na thu được 0,6 gam khí H2. Mặt khác, m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là
A 29,1.
B 28,7.
C 28,5.
D 28,9.
- Câu 15 : Hấp thụ hết một lượng khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết lượng X vào 140 ml dung dịch HCl 1M và khuấy đều thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 24,625 gam kết tủa. Giá trị của a là
A 0,300.
B 0,350.
C 0,175.
D 0,150.
- Câu 16 : Dung dịch X chứa a mol ZnSO4, dung dịch Y chứa b mol AlCl3; dung dịch Z chứa c mol NaOH. Tiến hành hai thí nghiệm sau:+ Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch X.+ Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch Y. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi đều dùng x mol NaOH là m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 8,9.
B 15,2.
C 7,1.
D 10,6.
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch cacbon không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 66%.
B 55%.
C 44%.
D 33%.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein