vào Chuyên vật lí - Đại học Quốc Gia Thành P...
- Câu 1 : Cho mạch điện như hình 1. R1 là một biến trở, R2 = 8Ω;R3 = R4 = 12Ω. Đèn Đ(12V – 12W), ampe kế lí tưởng. Cho hiệu điện thế UAB = 24V. a. Tìm giá trị của biến trở để khi K1 ngắt, K2 đóng hoặc khi K1 đóng, K2 ngắt, đèn Đ đều sáng bình thường. Tính các giá trị tương đương của ampe kế.b. Độ sáng của đèn thay đổi thế nào khi cả hai khoá đều đóng và biến trở có giá trị như câu a? Có thể thay đổi giá trị của biến trở như thế nào (R1 có thể thay đổi giá trị từ 0 đến ∞) để độ sáng của đèn gần độ sáng lúc hoạt động bình thường nhất?
- Câu 2 : Một hình trụ, bằng đồng, tiết diện đều S = 100cm2 , có khối lượng m0 = 600g, đang đựng khối nước đá ở nhiệt độ t1 = -100C. Chiều cao cột nước đá trong bình h1 = 10cm. Sau đó người ta đổ thêm một lượng nước ở nhiệt độ t2 = 100C và có thể tích V = 2 lít vào bình.a. Hãy xác định nhiệt độ cân bằng của hệ. Cho biết nước đá chỉ tan từ trên xuống, khi chưa tan hết, phần đá còn lại vẫn dính ở đáy bình. Tính khoảng cách từ mặt thoáng của nước đến đáy bình.b. Sau đó người ta dùng dây điện trở có công suất toả nhiệt P = 800W nhúng vào bình nói trên để đun. Hỏi sau thời gian bao lây nước sôi?Cho biết:+ Nhiệt dung riêng của đồng c0 = 400 /kg.K, của nước đá c1 = 2100 J/kg.K, của nước c2 = 4200 J/kg.K.+ Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá λ = 3,4.105 J/kg (là nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho 1kg nước đá ở 00C nóng chảy hoàn toàn) và khi nước đá nóng chảy nhiệt độ của nước đá không tăng.+ Khối lượng riêng của nước đá D1 = 900 kg/m3 và của nước D2 = 1000 kg/m3.+ Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình và môi trường ngoài.
- Câu 3 : Cho đoạn mạch điện AB như hình 2. Biến trở r có giá trị thay đổi được từ 0Ω đến 100Ω. X là một đoạn mạch tuân theo định luật Ôm. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB có giá trị không đổi. Hiệu điện thế Ur giữa hai đầu biến trở r thay đổi khi ta thay đổi giá trị của r và giá trị lớn nhất của Ur nhận được là 22,5V. Mặt khác, khi thay đổi giá trị biến trở từ r1 đến r2 để hiệu điện thế Ur tăng 10V (Ur2 – Ur1 = 10V) thì dòng điện qua r giảm 1,5A (I1 – I2 = 1,5A). a. Hãy xác định giá trị điện trở tương đương của đoạn mạch X (xem như không đổi).b. Với giá trị nào của biến trở r thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.
- Câu 4 : Người ta có thể dùng 2 thấu kính hội tụ (TKHT) hoặc một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kì (TKPK) để biến một chùm tia song song hình trụ có đường kính D1 thành một chùm tia song song hình trụ có đường kính D2 (D2 ≠ D1)a. Hãy vẽ hình mô tả cách sắp xếp các thấu kính, đường đi của chùm tia sáng qua hệ thấu kính, giải thích và chỉ ra biểu thức liên hệ giữa tiêu cự f1, f2 của các thấu kính với D1, D2. Xét các trường hợp có thể xảy ra?b. Xét trường hợp hai TKHT, người ta đặt hai thấu kính đồng trục, cách nhau 27cm. Tìm f1, f2 để có D2 = 2D1.
- Câu 5 : An và Bình khởi hành cùng lúc trên một đường chạy khép kín L như hình 3. An khởi hành từ A, Bình khởi hành từ B, chạy ngược chiều nhau và gặp nhau lần đầu ở C. Ngay sau khi gặp nhau, Bình quay ngược lại chạy cùng chiều với An. Khi An qua B thì Bình qua A, Bình tiếp tục chạy thêm 120m nữa thì gặp An lần thứ hai tại D. Biết chiều dài quãng đường B1A gấp 6 lần chiều dài A2C (xem hình). Coi vận tốc của mỗi bạn không đổi. Tìm chiều dài đường chạy L.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn