ôn tập bảng hệ thống tuần hoàn
- Câu 1 : Nhận định nào sau đây là chưa chính xác:
A Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có số e bằng nhau.
D Chu kỳ thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7 chưa hoàn thành).
- Câu 2 : Trạng thái cơ bản, cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của X là:
A 11
B 12
C 13
D 14
- Câu 3 : Cho các nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3, nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Y có số hiệu nguyên tử là:
A 13
B 14
C 15
D 16
- Câu 4 : Nguyên tố R tạo được ion R+, cation này có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A ô 19 chu kỳ 4 nhóm IA.
B ô 18 chu kỳ 3 nhóm VIIIA.
C ô 19 chu kỳ 3 nhóm IA.
D ô 18 chu kỳ 4 nhóm VIIIA.
- Câu 5 : Nguyên tố T thuộc nhóm VA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất của T là:
A T2O5.
B T2O3.
C TO2.
D TO5.
- Câu 6 : Nguyên tố A thuộc nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức hợp chất khí với hidro là:
A AH7.
B HA.
C H2A.
D AH3.
- Câu 7 : Cho các nguyên tố A, B, C, D lần lượt có tính phi kim giảm dần (A>B > C > D). Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là:
A A < B < C < D.
B D < C < B < A.
C A < C < B < D.
D D < B < C < A.
- Câu 8 : Nguyên tố X thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH. Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là:
A ns2np5.
B np5.
C ns2np4.
D ns2np1.
- Câu 9 : Nguyên tố R có cấu hình e là 1s22s22p3. Oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro lần lượt có công thức là:
A RO2 và RH4.
B RO3 và H2R.
C R2O5 và RH3.
D R2O7 và RH.
- Câu 10 : Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt có số hiệu nguyên tử là 9, 16, 17. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim là:
A X < Y < Z.
B Z < Y < X.
C X< Z < Y.
D Y < Z < X.
- Câu 11 : Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 19. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là:
A C < B < A < D.
B C < A < B < D.
C D < B < A < C.
D D < A < B < C.
- Câu 12 : Nguyên tố T thuộc chu kỳ 4 nhóm VIIIB. Cấu hình e nào sau đây không thể là T:
A 3d64s2.
B 3d74s2.
C 3d84s2.
D 3d104s1.
- Câu 13 : Tổng số nguyên tố ở chu kỳ 3 và chu kỳ 4 là:
A 8 nguyên tố.
B 18 nguyên tố.
C 10 nguyên tố.
D 26 nguyên tố.
- Câu 14 : Cho các nhận định sau:(1): Trong một chu kỳ, tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.(2): Trong một nhóm, tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.(3): Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.(4): Trong một nhóm, độ âm điện giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.Số nhận định chính xác là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 15 : Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng HTTH (cùng một chu kỳ). Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là 66 hạt (biết ZX<ZY). Hai nguyên tố đó là:
A S và Cl.
B P và S.
C Cl và Ar.
D Si và P.
- Câu 16 : Hai nguyên tố T và U thuộc cùng một nhóm A và nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số protron trong cả hai nguyên tử nguyên tố là 32. Hai nguyên tố T và U lần lượt là (ZT< ZU):
A Na và K.
B Mg và Ca.
C O và S.
D F và Cl.
- Câu 17 : Nguyên tố X có công thức của hợp chất khí với hidro là RH3. Trong oxit cao nhất của nó, X chiếm 25,93% về khối lượng. Vậy X là:
A N
B P
C S
D Cl
- Câu 18 : Giả thiết trong mạng tinh thể, các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 74% về thể tích, phần còn lại là các khe rỗng, cho nguyên tử khối trung bình của Fe là 55,85. Biết ở 20oC, khối lượng riêng của sắt là 7,87 gam/cm3. Bán kính nguyên tử của Fe là:
A 127,7 Ao.
B 255,4 Ao.
C 1,277 Ao.
D 2,554 Ao.
- Câu 19 : Cation M3+có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, nơtron) là 73, trong đó tỉ số số hạt mang điện dương sovới hạt không mang điện là 6/7.Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A Chu kì 4, nhóm VIIB.
B Chu kì 4, nhóm VIB.
C Chu kì 4, nhóm VIA.
D Chu kì 4, nhóm IIIA.
- Câu 20 : X và Y (ZX<ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét đúng về X,Y là
A Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất củaY.
B Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện củaX.
C Hợp chất của X với hiđro là phân tử phân cực.
D Công thức oxit cao nhất của Y là YO3.
- Câu 21 : Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là .
A 14
B 32
C 31
D 52
- Câu 22 : Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp nhau có tổng số số hiệu nguyên tử là 32. Vậy X, Y thuộc nhóm nào?
A VIIA.
B IIIA.
C VIA.
D IIA.
- Câu 23 : Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố X là.
A 21
B 18
C 20
D 19
- Câu 24 : Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 17, 18, 19. Số nguyên tố là kim loại là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 25 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là :
A X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
B X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA.
C X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA.
D X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA.
- Câu 26 : X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp của cùng 1 chu kì. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 31. Y thuộc nhóm VIA. Kết luận nào sau đây là đúng với X và Y?
A X và Y đều là kim loại.
B Ở trạng thái cơ bản Y có một electron độc thân.
C Ở trạng thái cơ bản X có 3 electron độc thân.
D Công thức oxit cao nhất của X là XO2.
- Câu 27 : X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm nhóm IA trong bảng HTTH và ở 2 chu kỳ liên tiếp. Hoà tan hoàn toàn 7,35 gam hỗn hợp này vào nước (dư), sau phản ứng thu được được dung dịch Z và 2,8 lít H2 (đktc). X, Y là
A Li và Na.
B Na và K.
C K và Rb.
D Rb và Cs.
- Câu 28 : Nguyên tố T có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np3. Phần trăm theo khối lượng của T trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hidro lần lượt là a% và b%. Biết a : b = 0,315. Vậy T là:
A N
B P
C Al
D As
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao