Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn vật lí năm 2020 - Đ...
- Câu 1 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(120\,\,V\) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần \(R\), cuộn dây thuần cảm \(L\) và tụ điện \(C\) mắc nối tiếp thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ hiệu dụng là \(4A\). Biết các giá trị \(R = {Z_L} = {Z_C} = 30\,\,\Omega \). Công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch là
A \(480\,\,W\)
B \(360\,\,W\)
C \(120\,\,W\)
D \(240\,\,W\)
- Câu 2 : Chu kì dao động của con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng \(m\) nối với lò xo nhẹ có hệ số đàn hồi \(k\) là
A \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} \)
B \(\dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{m}{k}} \)
C \(2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} \)
D \(2\pi \sqrt {\dfrac{k}{m}} \)
- Câu 3 : Đặt điện áp \(u = 150\sqrt 2 \cos \omega t\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần \(60\,\,\Omega \), cuộn dây (có điện trở thuần) và tụ điện. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng \(250\,\,W\). Nối tắt tụ điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và bằng \(50\sqrt 3 \,\,V\). Dung kháng của tụ điện có giá trị bằng
A \(60\sqrt 3 \,\,\Omega \)
B \(30\sqrt 3 \,\,\Omega \)
C \(15\sqrt 3 \,\,\Omega \)
D \(45\sqrt 3 \,\,\Omega \)
- Câu 4 : Một sợi dây đàn hồi được căng ngang với hai đầu cố định. Sóng truyền trên dây có tốc độ không đổi nhưng tần số \(f\) thay đổi được. Khi \(f = {f_0}\) thì trên dây có sóng dừng với \(4\) bụng sóng. Khi \(f = 1,5{f_0}\) thì trên dây có bao nhiêu nút sóng (không tính hai đầu dây)?
A \(6\)
B \(5\)
C \(4\)
D \(7\)
- Câu 5 : Hạt nhân mẹ \({}_1^3H\) phóng xạ tạo thành hạt nhân con \({}_2^3He\) với chu kì bán rã khoảng \(12,3\) năm. Đây là phóng xạ
A \({\beta ^ - }\)
B \(\gamma \)
C \({\beta ^ + }\)
D \(\alpha \)
- Câu 6 : Hạt nhân \({}_{19}^{40}K\) với hạt nhân nào sau đây là đồng vị?
A \({}_{18}^{40}Ar\)
B \({}_{20}^{40}Ca\)
C \({}_{18}^{39}Ar\)
D \({}_{19}^{39}K\)
- Câu 7 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân trên màn quan sát là \(1\,\,mm\). Trên màn, khoảng cách từ vân sáng bậc \(4\) đến vân tối thứ 3 nằm cùng phía so với vân sáng trung tâm có giá trị là
A \(2\,\,mm\)
B \(0,5\,\,mm\)
C \(1,5\,\,mm\)
D \(1\,\,mm\)
- Câu 8 : Phương trình về sự tương đương năng lượng – khối lượng của Einstein là
A \(E = mc\)
B \(E = 0,5mc\)
C \(E = m{c^2}\)
D \(E = 0,5m{c^2}\)
- Câu 9 : Cường độ dòng điện \(i = 4\cos 100\pi t\,\,\left( A \right)\) có giá trị hiệu dụng là
A \(2\,\,A\)
B \(2\sqrt 2 \,\,A\)
C \(4\sqrt 2 \,\,A\)
D \(4\,\,A\)
- Câu 10 : Sóng điện từ có bước sóng \(60\,\,m\) trong không khí là
A sóng ngắn
B sóng dài
C sóng trung
D sóng cực ngắn
- Câu 11 : Tốc độ truyền của ánh sáng trong môi trường nào sau đây là chậm nhất?
A kim cương \(\left( {n = 2,42} \right)\)
B thủy tinh flint \(\left( {n = 1,69} \right)\)
C dầu oliu \(\left( {n = 1,47} \right)\)
D nước \(\left( {n = 1,33} \right)\)
- Câu 12 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn dao động kết hợp đồng pha được đặt tại \({S_1}\) và \({S_2}\) cách nhau một đoạn là \(L\). Trên đường thẳng \(\Delta \) nằm trên mặt nước, đi qua \({S_1}\) và vuông góc với \({S_1}{S_2}\) có \(12\) điểm dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn nằm trên mặt nước có tâm tại \({S_1}\) và bán kính \({R_1} = 20\,\,cm\) có \(17\) điểm dao động với biên độ cực đại. Hỏi trên đường tròn tâm \({S_1}\), bán kính \({R_2} = 10\,\,cm\) có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại?
A \(8\)
B \(10\)
C \(6\)
D \(4\)
- Câu 13 : Cho đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở \({R_x}\) mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L\). Khi thay đổi giá trị của biến trở \({R_x}\) thì công suất tiêu thụ của mạch điện biến đổi theo đồ thị như hình vẽ. Cảm kháng \({Z_L}\) của cuộn cảm gần nhất với giá trị nào sau đây?
A \(100\,\,\Omega \)
B \(60\,\,\Omega \)
C \(120\,\,\Omega \)
D \(80\,\,\Omega \)
- Câu 14 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R\), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C\) mắc nối tiếp. Gọi \(i\) là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; \({u_R},{u_L}\) và \({u_C}\) lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện; \(Z\) là tổng trở của đoạn mạch. Mạch có hệ số công suất \(\cos \varphi < 1\). Hệ thức đúng là
A \(i = \dfrac{{{u_L}}}{{\omega L}}\)
B \(i = \dfrac{u}{Z}\)
C \(i = {u_C}\omega C\)
D \(i = \dfrac{{{u_R}}}{R}\)
- Câu 15 : Một sóng điện từ có bước sóng trong chân không là \(20\,\,m\), đi vào môi trường có tốc độ truyền sóng \(2,{25.10^8}\,\,m/s\). Trong môi trường đó, sóng điện từ này có bước sóng là
A \(6,7\,\,m\)
B \(7,5\,\,m\)
C \(45\,\,m\)
D \(15\,\,m\)
- Câu 16 : Đặt vật sáng phẳng, nhỏ trước thấu kính phân kì tiêu cự \(f = - 10\,\,cm\), cách thấu kính \(d = 20\,\,cm\). Ảnh thu được
A lớn hơn vật \(2\) lần
B cao bằng vật
C nhỏ hơn vật \(2\) lần
D nhỏ hơn vật 3 lần
- Câu 17 : Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo với r0 là bán kính Bo. Khi chuyển từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng M, bán kính quỹ đạo tăng thêm:
A \(8{r_0}\)
B \(5{r_0}\)
C \(12{r_0}\)
D \(3{r_0}\)
- Câu 18 : Một máy hạ thế lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Kết luận nào sau đây đúng?
A \({N_2} < {N_1}\)
B \({N_2} > {N_1}\)
C \({N_2}.{N_1} = 1\)
D \({N_2} = {N_1}\)
- Câu 19 : Trong mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Thời gian ngắn nhất để năng lượng từ trường trên cuộn cảm giảm từ giá trị cực đại về 0 là:
A \(\dfrac{T}{2}\)
B \(\dfrac{T}{4}\)
C \(T\)
D \(2T\)
- Câu 20 : Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có g = 9,8m/s2. Trong thời gian 1 phút, con lắc thực hiện được 40 dao động toàn phần. Độ lớn của l gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 35cm
B 65cm
C 55cm
D 45cm
- Câu 21 : Cuộn dây có độ tự cảm L, đang có dòng điện cường độ I thì năng lượng từ trường của cuộn dây được tính theo công thức:
A \(0,5LI\)
B \(L{I^2}\)
C \(2L{I^2}\)
D \(0,5L{I^2}\)
- Câu 22 : Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ đến khi hiệu điện thế trên cuộn cảm nhận giá trị cực đại, thì hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở gấp đôi hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện. Điều chỉnh điện dung của tụ đến khi hiệu điện thế trên tụ điện nhận giá trị cực đại, thì hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện gấp mấy lần hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở?
A 2 lần.
B 2,5 lần.
C 3 lần.
D 1,5 lần.
- Câu 23 : Dòng điện chạy qua vật dẫn bằng kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các:
A ion dương và electron tự do.
B electron tự do, ion dương và ion âm.
C electron tự do.
D electron tự do và lỗ trống.
- Câu 24 : Mạng điện dân dụng một pha ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng và tần số là:
A 110V - 60Hz.
B 220V - 50Hz.
C 220V - 60Hz.
D 110V - 50Hz.
- Câu 25 : Các hạt nhân đơteri \({}_1^2H\), triti \({}_1^3H\) , heli \({}_2^4He\) có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là
A \({}_1^2H;{}_2^4He;{}_1^3H\)
B \({}_1^2H;{}_1^3H;{}_2^4He\)
C \({}_2^4He;{}_1^3H;{}_1^2H\)
D \({}_1^3H;{}_2^4He;{}_1^2H\)
- Câu 26 : Chọn phát biểu SAI về độ to của âm:
A Đối với tai người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to.
B Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau gọi là miền nghe được.
C Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theo tần số âm.
D Tai người nghe âm cao tốt hơn âm trầm.
- Câu 27 : Biên độ của dao động cơ tắt dần
A giảm dần theo thời gian.
B không đổi theo thời gian.
C tăng dần theo thời gian.
D biến thiên điều hòa theo thời gian.
- Câu 28 : Vật dao động điều hòa trên quỹ đạo thẳng dài 10cm, với chu kỳ T = 2s. Trong thời gian 1 phút, vật đi được quãng đường tổng cộng là:
A 9m
B 6m
C 12m
D 3m
- Câu 29 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ hiệu dụng là 4A. Tổng trở của đoạn mạch là:
A 30Ω
B 50Ω
C 40Ω
D 60Ω
- Câu 30 : Một dây thép AB dài 60cm hai đầu được gắn cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện. Trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng. Bước sóng của sóng trên dây là
A 30cm
B 24 cm.
C 12 cm.
D 15 cm.
- Câu 31 : Tia phóng xạ nào sau đây có tính đâm xuyên mạnh nhất?
A Tia \(\alpha \).
B Tia \({\beta ^ - }\).
C Tia \({\beta ^ + }\).
D Tia \(\gamma \).
- Câu 32 : Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có đồ thị như hình vẽ: Phương trình dao động tổng hợp của chất điểm là:
A \(x = 2.cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)cm\)
B \(x = 4.cos\left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
C \(x = 2.cos\left( {2\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
D \(x = 2.cos\left( {2\pi t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
- Câu 33 : Trong phổ bức xạ Mặt Trời, bức xạ có công suất phát mạnh nhất có bước sóng cỡ 500 nm. Bức xạ này thuộc vùng ánh sáng
A tia X.
B khả kiến.
C hồng ngoại.
D tử ngoại.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất