Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết...
- Câu 1 : Pháp luật do tổ chức nào xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện?
A. Bộ Chính trị.
B. Nhà nước.
C. Quốc hội.
D. Văn phòng Chính phủ.
- Câu 2 : Tính phổ biến của pháp luật là
A. được áp dụng đối với mọi công dân Việt Nam.
B. được áp dụng với nhiều người, ở nhiều nơi, trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
D. được áp dụng trên hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta.
- Câu 3 : Nhằm tạo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với
A. quy tắc đạo đức chung.
B. nguyện vọng của số đông.
C. Hiến pháp.
D. nguyên tắc xử sự chung.
- Câu 4 : Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định
B. Pháp luật
C. Quy tắc
D. Quy chế
- Câu 5 : Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy định phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 6 : Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. nhiều quy định pháp luật.
B. nhiều quy phạm pháp luật.
C. một số quy định pháp luật.
D. một quy phạm pháp luật.
- Câu 7 : Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
A. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
C. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
D. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
- Câu 8 : Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?
A. Giai cấp và xã hội.
B. Tầng lớp và xã hội.
C. Giai cấp và công dân.
D. Tầng lớp và công dân.
- Câu 9 : Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc trưng của pháp luật?
A. Tính chuẩn mực phổ biến.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy phạm phổ thông.
D. Tính chuẩn mực phổ thông.
- Câu 10 : Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?
A. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.
B. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
D. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
- Câu 11 : Không có pháp luật, xã hội sẽ
A. gò ép bởi quy định của pháp luật.
B. không có trật tự và ổn định.
C. không có những quy định bắt buộc.
D. không có ai bị kiểm soát hoạt động.
- Câu 12 : Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là
A. xã hội và công dân.
B. Nhà nước và công dân.
C. quản lí và bảo vệ.
D. tổ chức xã hội và cá nhân.
- Câu 13 : Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?
A. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
B. Tổ chức Công đoàn.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 14 : Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính hiện đại.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 15 : Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới dây?
A. Giáo dục.
B. Pháp luật.
C. Thuyết phục.
D. Tuyên truyền.
- Câu 16 : Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính nhân dân.
C. Tính nghiêm túc.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Câu 17 : Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của
A. dân tộc.
B. xã hội.
C. cộng đồng.
D. nhà nước.
- Câu 18 : Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.
- Câu 19 : Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
B. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
C. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
D. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
- Câu 20 : Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.
- Câu 21 : Những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là
A. tập tục của làng quê.
B. phong tục, tập quán.
C. đặc điểm của hương ước.
D. giá trị đạo đức cao cả.
- Câu 22 : Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Phải làm.
B. Không được làm.
C. Được làm.
D. Nên làm.
- Câu 23 : Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A. Đều được nhà nước đảm bảo thực hiện.
B. Đều có tính bắt buộc chung.
C. Đều là hệ thống quy tắc xử sự.
D. Đều có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 24 : Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định thuộc nội dung nào dưới đây?
A. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
B. Tính quyền lực của pháp luật.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
- Câu 25 : Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.
B. Nội quy nhà trường.
C. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Luật Bảo vệ môi trường.
- Câu 26 : Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
A. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
B. có tính bắt buộc.
C. khuôn mẫu chung.
D. tính quy phạm phổ biến.
- Câu 27 : Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật
A. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
B. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
C. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
- Câu 28 : Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính cơ bản.
C. tính hiện đại.
D. tính truyền thống.
- Câu 29 : Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ của công dân.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Quyền của công dân.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Câu 30 : Pháp luật phản ảnh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
A. Bản chất nhân dân.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất hiện đại.
D. Bản chất giai cấp.
- Câu 31 : Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm
A. dân sự.
B. kỉ luật.
C. tinh thần.
D. hành chính.
- Câu 32 : Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?
A. Vi phạm dân sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm hình sự.
- Câu 33 : Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. không cho phép làm.
D. quy định cấm làm.
- Câu 34 : Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 35 : Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Thực hiện pháp luật.
B. Pháp luật.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Sử dụng pháp luật.
- Câu 36 : Nhận xét nào sau đây không đúng về vi phạm pháp luật?
A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi và là người có năng lực trách nhiệm pháp lý.
B. Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
C. Chủ thể vi phạm pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
D. Đây là hành vi trái luật của người vi phạm.
- Câu 37 : Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Hạn chế của người vi phạm.
B. Người vi phạm có khuyết điểm.
C. Yếu kém của người vi phạm.
D. Người vi phạm phải có lỗi.
- Câu 38 : Người ở đội tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 39 : Điểm khác nhau cơ bản giữa áp dụng pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật khác là
A. đối tượng thực hiện.
B. sự điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân.
C. tính bắt buộc chung.
D. tính quy định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Câu 40 : Lập di chúc giả để lại sở hữu toàn bộ tài sản của người thừa kế. Việc làm này là vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm kỉ luật.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm hành chính.
- Câu 41 : Người sử dụng lao động không trả tiền công cho người lao động theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Đây là hành vi
A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỉ luật.
- Câu 42 : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của cá nhân và tổ chức?
A. Hợp pháp.
B. Chính đáng.
C. Phù hợp.
D. Đúng đắn.
- Câu 43 : A là học sinh lớp 12, A thường xuyên bỏ học và chơi cờ bạc ăn tiền. Một lần công an bắt quả tang A đang đánh tá lả ăn tiền. Vì vi phạm lần đầu nên công an giao cho nhà trường xử lý. Hội đồng kỷ luật nhà trường đã ra quyết định đình chỉ A một tháng không được đến trường. Việc làm của hội đồng kỷ luật nhà trường ra quyết định xử lí A là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
- Câu 44 : Vụ án bị cáo N lừa đảo, chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng được xem là một trong những vụ án lớn nhất lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam. Việc bị cáo N phải chịu mức án chung thân do việc làm trái pháp luật là trách nhiệm
A. kỷ luật.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. dân sự.
- Câu 45 : Các chủ phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phóng nhanh, vượt ẩu là
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
- Câu 46 : Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ cho phép 5km/h và bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, phạt hành chính. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
- Câu 47 : Khi tham dự kỳ thi THPT Quốc gia L đã đăng ký lựa chọn tổ hợp KHXH vì L không học tốt khối A và khối B. L đã chủ động hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp này L đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng và thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ và thi hành pháp luật.
C. Thi hành và áp dụng pháp luật.
D. Thi hành và tuân thủ pháp luật.
- Câu 48 : A được thuê nấu ăn cho một đám cưới ở huyện B, để giảm chi phí mua thực phẩm, A đã sử dụng thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng và bia, rượu giả để phục vụ đám cưới. Kết quả, có nhiều người bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Hành vi của A đã vi phạm pháp luật
A. hình sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. dân sự.
- Câu 49 : Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm kỉ luật.
D. Trách nhiệm hành chính.
- Câu 50 : Trong thời gian giữ chức hiệu trưởng trường Tiểu học A, Nguyễn Văn B đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của nhà trường và phụ huynh học sinh số tiền 900 triệu đồng. Hành vi của Nguyễn Văn B đã vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. hình sự.
- Câu 51 : Khi Quốc hội họp thường kỳ và chất vấn các Bộ trưởng về các vấn đề nóng mà cử tri quan tâm. Mỗi khi có vị đại biểu nào phát biểu quá thời gian quy định hoặc các vấn đề nhạy cảm thì chủ tọa thường nhắc nhở hết giờ và yêu cầu đại biểu dừng lại hoặc ý kiến bằng văn bản gửi về đoàn chủ tịch. Việc làm của chủ tịch Quốc hội là sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 52 : Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hình sự và kỷ luật.
C. Hình sự và dân sự.
D. Hành chính
- Câu 53 : Để không phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật, công dân cần
A. làm những việc theo nghĩa vụ.
B. làm việc theo nhu cầu của mọi người.
C. làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Câu 54 : Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật là thể hiện trách nhiệm của
A. công dân.
B. xã hội.
C. toàn dân.
D. nhà nước.
- Câu 55 : Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong văn bản nào?
A. Văn kiện các kì Đại hội Đảng.
C. Các thông tư, nghị định, nghị quyết.
D. Hiến pháp và luật.
- Câu 56 : Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, hướng tới sự công bằng về trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm chính này thuộc về
A. nhà nước.
B. cơ quan điều tra.
C. tòa án.
D. viện kiểm sát.
- Câu 57 : Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
C. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
- Câu 58 : Công dân bình đẳng trong hưởng quyền và thực hiện
A. nhu cầu riêng.
B. trách nhiệm.
C. nghĩa vụ.
D. công việc chung.
- Câu 59 : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. tầng lớp, giai cấp.
B. độ tuổi công dân.
C. ngành nghề, trình độ học vấn.
D. dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội.
- Câu 60 : Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu
B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm hình sự.
D. trách nhiệm pháp lí.
- Câu 61 : Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với câu sau: Khi vi phạm pháp luật, thì mọi công dân dù ở ... đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
A. giai cấp, tầng lớp nào.
B. thành phần tôn giáo nào.
C. địa vị nào, làm bất cứ nghề nào.
D. thành phần dân tộc nào.
- Câu 62 : Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. trình độ văn hóa và hoàn cảnh xuất thân của mỗi người.
B. khả năng và trình độ của mỗi người.
C. hoàn cảnh kinh tế và xuất thân của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
- Câu 63 : A và B cùng là học sinh lớp 12, do có thành tích học tập tốt nên A được lĩnh học bổng của nhà trường còn B thì không. Điều này thể hiện
A. sự cạnh tranh công bằng trong học tập.
B. công dân bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
C. mọi học sinh đều bình đẳng trong nhà trường.
D. sự khuyến khích của nhà trường đối với học sinh khá, giỏi.
- Câu 64 : Nhận định nào dưới đây không đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Công dân dù làm bất cứ nghề gì, ở địa vị xã hội nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
C. Phụ nữ có thai, hoặc đang trong thời kì nuôi con không phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
D. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
- Câu 65 : Phát biểu nào dưới đây không đúng với quyền bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ?
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
B. Bất kì công dân nào đều được hưởng các quyền bình đẳng như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền thừa kế.
C. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Câu 66 : Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ
A. hoàn toàn tách rời.
B. phụ thuộc.
C. không tách rời nhau.
D. bổ trợ cho nhau.
- Câu 67 : Công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phân biệt
A. tổ chức nào, làm bất cứ nghề gì.
B. lãnh thổ nào, làm bất cứ việc nào.
C. địa vị nào, làm bất cứ nghề gì.
D. địa điểm nào, làm bất cứ công việc gì.
- Câu 68 : Mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. nghĩa vụ pháp lí.
B. trách nhiệm.
C. quyền và nghĩa vụ.
D. trách nhiệm pháp lí.
- Câu 69 : Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân của Nhà nước và xã hội nhằm mục đích gì?
A. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về quyền tự do.
B. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm hình sự.
C. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm hành chính.
D. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- Câu 70 : Khi xét xử các vụ án, tòa án căn cứ vào pháp luật để định tội các cá nhân vi phạm và bắt họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật do họ gây ra. Đây là nội dung bình đẳng về
B. trách nhiệm.
C. trách nhiệm pháp lý.
D. quyền.
- Câu 71 : Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
- Câu 72 : Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lí cho việc
A. thu hẹp các quan hệ pháp luật.
B. mở rộng các quan hệ pháp luật.
C. xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, Nhà nước.
D. trừng trị nghiêm khắc nhất đối với hành vi vi phạm pháp luật.
- Câu 73 : Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền.” Đây là nội dung về quyền bình đẳng trong văn bản nào
A. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948.
B. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789.
D. Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.
- Câu 74 : A là con trai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X, A lợi dụng danh tiếng của bố mình để lừa đảo một số tiền lớn và bị tố cáo. Tòa án nhân dân huyện X đã xét xử A theo đúng quy định của pháp luật. Điều này thể hiện sự bình đẳng của công dân về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. quyền tự do cơ bản.
D. quyền dân chủ cơ bản.
- Câu 75 : Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cơ bản của công dân được quy định trong văn bản nào dưới đây
A. Hiến pháp.
B. Luật Dân sự.
C. Luật Hôn nhân gia đình.
D. Luật Khiếu nại, Tố cáo.
- Câu 76 : Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. nghĩa vụ của công dân.
B. trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. quyền của công dân.
- Câu 77 : Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
B. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
C. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
D. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
- Câu 78 : Đối tượng nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm pháp luật
A. Người sử dụng rượu bia.
B. Người bị tâm thần.
C. Người có địa vị cao trong xã hội.
D. Người sử dụng chất ma túy.
- Câu 79 : Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tạo điều kiện để công dân
A. hưởng quyền tự do.
B. hưởng quyền.
C. hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
D. thực hiện nghĩa vụ.
- Câu 80 : Bình đẳng trong hôn nhân là:
A. người chồng phải đóng vai trò chính trong đóng góp kinh tế và quyết định các việc lớn trong nhà.
B. chỉ người chồng mới có quyền quyết định nơi cư trú, số con và thời gian sinh con.
C. vợ chồng bình đẳng với nhau và có quyền ngang nhau trong mọi mặt của gia đình.
D. công việc của người vợ là nội trợ và chăm sóc con cái.
- Câu 81 : Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:
A. Li hôn
B. Hôn nhân
C. Hòa giải
D. Li thân
- Câu 82 : Ý nào sau đây không phải nội dung của quyền bình đẳng của công dân trong lao động ?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Câu 83 : Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ pháp luật nào dưới đây ?
A. Kinh doanh theo nhu cầu.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Bảo vệ cho người khác.
D. Bảo vệ quyền lợi của mình.
- Câu 84 : Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là
A. vợ, chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ khác nhau.
B. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau nhưng tùy vào từng trường hợp.
C. vợ, chồng có nhiều nghĩa vụ ngang nhau nhưng quyền khác nhau.
D. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi trường hợp.
- Câu 85 : Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm
A. Hợp đồng làm việc.
B. Hợp đồng lao động.
C. Hợp đồng sản xuất.
D. Hợp đồng kinh tế.
- Câu 86 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là
A. quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội ngoại.
B. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
C. Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. trong gia đình vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản.
- Câu 87 : Đâu là đối tượng thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Thầy trò.
B. Bạn bè.
C. Đồng nghiệp.
D. Anh chị em.
- Câu 88 : Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ giữa chị em với nhau.
B. Quan hệ dòng tộc.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ nhân thân.
- Câu 89 : Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng
A. sức lao động của mình.
B. trí lực của mình.
C. kĩ năng của mình.
D. thể chất của mình.
- Câu 90 : Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là mọi công dân đều có quyền
A. kinh doanh mặt hàng nào lãi cao.
B. kinh doanh mặt hàng nào bán chạy.
C. tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. tự chủ đăng kí kinh doanh.
- Câu 91 : Nội dung nào dưới đây, không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng giữa những người khác cơ quan với nhau.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và nữ.
- Câu 92 : Nội dung nào dưới đây, không nằm trong quy định về quyền của lao động nữ?
A. Lao động nữ không bị sa thải vì lí do kết hôn.
B. Lao động nữ không bị sử dụng vào công việc nặng nhọc.
C. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản.
D. Lao động nữ có quyền lựa chọn công việc nhàn để làm.
- Câu 93 : Anh A làm việc ở thành phố X, vợ anh là chị B làm việc ở thành phố Y. Anh A gây sức ép buộc chị B phải nghỉ việc và chuyển về sống tại thành phố X. Việc làm của anh A vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. Tài sản.
B. Nhân thân.
C. Sở hữu chung.
D. Sở hữu riêng.
- Câu 94 : Do bố mất sớm, mẹ Hoa lại ham mê cờ bạc nên bắt 3 chị em Hoa nghỉ học ở nhà đi bán vé số và đi làm thêm kiếm tiền nuôi gia đình. Những hôm chị em Hoa không kiếm được tiền thì mẹ Hoa đánh đập và chửi mắng thậm tệ, không cho ăn cơm. Hành động của mẹ hoa đã vi phạm quyền
A. bình đẳng trong hôn nhân và huyết thống.
B. bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
C. tự do cá nhân.
D. bình đẳng trong hưởng quyền.
- Câu 95 : Ông Nguyễn Văn T đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông T đã
A. thúc đẩy kinh doanh phát triển.
B. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
C. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.
D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
- Câu 96 : Trong gia đình, anh A là người nắm về kinh tế, quyết định mọi việc trong gia đình liên quan đến các thành viên. Tất cả mọi thành viên phải nhất nhất nghe lời anh A. Hành động của anh A đã vi phạm quan hệ nào trong hôn nhân và gia đình
A. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
B. Quan hệ huyết thống và quan hệ gia đình.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ gia đình.
- Câu 97 : Nhận định nào sau đây không đúng về quyền và nghĩa vụ của người lao động?
A. Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.
B. Người lao động phải chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
C. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
D. Người lao động không có quyền đình công.
- Câu 98 : Doanh nghiệp A kinh doanh dịch vụ sửa chữa máy tính tại nhà, doanh nghiệp A phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây ?
A. Tạo ra nhiều việc làm.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Đóng góp, ủng hộ các hoạt động tập thể.
D. Nộp thuế đầy đủ.
- Câu 99 : Vì làm ăn phát đạt, chị M xin phép mở thêm cơ sở kinh doanh do chị làm chủ nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Chị M cần dựa vào nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Lao động.
B. Kinh doanh.
C. Công vụ.
D. Đầu tư.
- Câu 100 : Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị N không có quyền đề nghị như vậy. Chị N cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để khẳng định mình có quyền đề nghị?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong tuyển dụng.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng trong hưởng lương.
- Câu 101 : Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem tivi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy 42 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ tài sản.
- Câu 102 : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở cửa hàng này không?
A. Chị H không được mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp Trung cấp Y dược.
B. Chị H không có quyền mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học.
C. Chị H được phép mở cửa hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân.
D. Chị H không được phép mở cửa hàng, vì không đủ vốn đăng kí.
- Câu 103 : Trong quá trình tổ chức kinh doanh mặt hàng điện tử. Nhận thấy mặt hàng này thu được nhiều lợi nhuận, ông A đã cùng với ông C góp vốn để mở thêm công ty cổ phẩn. Việc làm này của ông A thể hiện nội dung nào trong bình đẳng về kinh doanh?
A. Tự do mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
B. Tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
C. Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
D. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
- Câu 104 : Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Điều này phù hợp với
A. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
B. Hiến pháp và luật.
C. nguyện vọng của mọi người trong xã hội.
D. quy tắc xử sự trong đời sống.
- Câu 105 : Anh A và chị C cùng tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ đa khoa ở trường Đại học Y. Khi ra trường, anh A xin vào một bệnh viện chuyên ngành tim mạch để làm việc. Chị C mở một nhà thuốc tư nhân nên đã thuê bằng dược sĩ của chị K để hành nghề. Trong trường hợp này, ai không vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chị C và chị K.
B. Chị K.
C. Chị C.
D. Anh A.
- Câu 106 : Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm:
A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Câu 107 : Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm tính mạng.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 108 : Quyền được đảm bảo, an toàn, bí mật điện thoại, điện tín thuộc nhóm quyền về
A. tự do cơ bản.
B. phát triển của công dân.
C. bình đẳng của công dân.
D. dân chủ cơ bản.
- Câu 109 : Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?
A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.
C. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
- Câu 110 : Thế nào là khám chỗ ở đúng pháp luật?
A. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. Khi khẳng định có tội phạm đang lẩn trốn ở đó.
D. Khi có lệnh của người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Câu 111 : Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân là
A. trái với chính sách của nhà nước và pháp luật.
B. trái với đạo đức và pháp luật.
C. trái với đạo đức và chính trị.
D. trái với đạo đức và chính sách của nhà nước.
- Câu 112 : Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của
A. cơ quan công an xã, phường.
B. cơ quan quân đội.
C. thủ trưởng cơ quan.
D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Câu 113 : Chủ thể nào dưới đây có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín?
A. Cán bộ an ninh mạng.
B. Học sinh, sinh viên.
C. Mọi công dân.
D. Phóng viên, nhà báo.
- Câu 114 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền tự do... của công dân
A. cơ bản.
B. cơ sở.
C. bản chất.
D. thực chất.
- Câu 115 : Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Tự do ngôn luận.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Câu 116 : Nhận định nào sau đây là sai?
A. Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được đánh người.
C. Cha mẹ có quyền mắng chửi con.
D. Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Câu 117 : Cá nhân, tổ chức nào thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân.
B. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Chánh án.
D. Cơ quan công an.
- Câu 118 : Đối tượng nào dưới đây bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ?
A. Đối tượng có dấu hiệu hành vi phạm tội.
B. Đối tượng đã mãn hạn tù.
C. Đối tượng đang hưởng án treo.
D. Tội phạm đang bị truy nã.
- Câu 119 : Tự ý vào chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây không vi phạm pháp luật?
A. Vào để bắt trộm.
B. Được chủ nhà cho phép.
C. Được công an cho phép.
D. Vào để tìm đồ của mình.
- Câu 120 : Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
D. Quyền nhân thân của công dân.
- Câu 121 : Sử dụng mạng xã hội Facebook để bình luận về các vấn đề xã hội mà mình quan tâm nhưng không vi phạm pháp luật, tức là công dân đã sử dụng quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. tự do ngôn luận.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Câu 122 : Nhiều người dân thủ đô đã viết đơn kiến nghị lên chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tháo bỏ loa phường vì nó ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân. Trong trường hợp này người dân thủ đô đã sử dụng quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Tự do ngôn luận.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
- Câu 123 : Do biết mật khẩu thư điện tử của anh A, chị B đã tự ý mở xem trộm và trả lời một số thư của anh. Trong trường hợp này, chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm.
B. Bảo đảm an toàn và bí mật thông tin.
C. Bất khả xâm phạm về danh dự.
D. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
- Câu 124 : Đối tượng nào dưới đây không phải chủ thể của quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân?
A. Người chưa đủ 18 tuổi.
B. Người đang bị truy nã.
C. Người đang bị kỉ luật.
D. Người bị bệnh tâm thần.
- Câu 125 : Khi bắt được đối tượng trộm chó nhà mình. Anh A đã nhốt đối tượng trộm chó một ngày, một đêm, yêu cầu gia đình họ mang tiền đến chuộc mới thả cho về. Hành vi tạm giữ người của anh A đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
- Câu 126 : Bà T nợ ông A 50 triệu đồng nhưng không trả. Ông A đã cho người đến bắt con của bà T làm con tin, để buộc bà phải trả khoản nợ đó. Hành vi của ông A đã xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về
A. danh dự.
B. thân thể.
C. tính mạng.
D. sức khỏe.
- Câu 127 : Ông T là một vị chủ tịch xã rất liêm khiết, suốt đời không tham ô tiền của của nhân dân. Do không kí sổ để cho anh P – một người không phải là nghèo được công nhận là hộ nghèo. Bất bình vì điều đó, anh C trong một cuộc họp giao ban đã đứng đậy phát biểu, dùng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm danh dự ông T, hơn nữa anh C còn tự do phát biểu rằng ông T là người tham ô, tham nhũng, nhận tiền hối lộ của anh P. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Ông T.
B. Anh P.
C. Ông T và anh P.
D. Anh C.
- Câu 128 : Do nghi ngờ học sinh A buôn bán thuốc lắc cho một số học sinh trong và ngoài trường nên công an phường đã xông vào trường, phá tủ cá nhân của học sinh A dù bảo vệ nhà trường hết sức ngăn cản. Hành động của công an phường đã xâm phạm vào quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 129 : Khi thấy tên cướp chạy vào nhà anh B. Các đồng chí công an hình sự đã đuổi theo và vào nhà anh B đề nghị giúp đỡ để bắt tên cướp. Trong trường hợp này anh B nên làm gì cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nhẹ nhàng từ chối.
B. Đóng cửa lại không cho vào nhà.
C. Hợp tác với công an.
D. Che giấu cho tên cướp.
- Câu 130 : Chứng kiến cảnh anh M đang thực hiện hành vi bẻ khóa và ăn trộm xe máy nhà ông T, nên anh V đã khống chế anh M và giải lên trình báo công an. Nhưng vì muốn giải cứu cho bạn mình, nên chị A đã đến cởi trói cho anh M và bắt giữ anh V lại, rồi vu khống cho anh V đã ăn trộm xe máy. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Anh V.
B. Ông T.
C. Chị A.
D. Anh M.
- Câu 131 : Chủ thể nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Cơ quan nhà nước.
B. Tổ chức.
C. Cá nhân, tổ chức.
D. Công dân.
- Câu 132 : Đâu không phải nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Được học tập bất cứ ngành nghề gì mình thích.
B. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
D. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
- Câu 133 : Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực
A. văn hóa.
B. xã hội.
C. chính trị.
D. kinh tế.
- Câu 134 : Ở phạm vi cơ sở, trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền
A. tham gia quản lí và xây dựng pháp luật.
B. tham gia quản lí cơ sở.
C. tham gia quản lí địa phương.
D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Câu 135 : Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?
A. Ba nguyên tắc.
B. Năm nguyên tắc.
C. Bốn nguyên tắc.
D. Hai nguyên tắc.
- Câu 136 : Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách
A. tự do phát biểu ý kiến.
B. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
C. không có biểu hiện gì.
D. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
- Câu 137 : Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. giáo dục.
C. pháp luật.
D. văn hóa.
- Câu 138 : Theo Luật Tố cáo của nước ta, ai là người có quyền tố cáo?
A. Chỉ người từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền tố cáo.
B. Chỉ người có năng lực tài chính có quyền tố cáo.
C. Chỉ công dân có quyền tố cáo.
D. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên có quyền tố cáo.
- Câu 139 : Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
- Câu 140 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A. Không phân biệt người ốm đau, già yếu, tàn tật.
B. Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. Không phân biệt tình trạng pháp lý.
D. Không phân biệt trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
- Câu 141 : Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
C. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
- Câu 142 : Trong đợt bầu cử vừa qua, Ủy ban bầu cử đã không lên danh sách cử tri và không cho họ thực hiện quyền bầu cử đối với 1 số đối tượng đang chấp hành hình phạt tù; đang bị tạm giam; đang bị tước quyền bầu cử; mất năng lực hành vi dân sự. Việc làm này thể hiện bình đẳng về
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. quy định của pháp luật.
D. trách nhiệm công dân.
- Câu 143 : Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền kiểm tra, giám sát.
- Câu 144 : Mỗi cử tri đều tự mình bỏ phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Tự do.
C. Tự giác.
D. Trực tiếp.
- Câu 145 : Chủ thể của quyền nào dưới đây khác với những quyền còn lại?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền bầu cử.
- Câu 146 : Trường hợp nào dưới đây thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?
A. Bà L bị ốm, tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến để bà L bỏ phiếu.
B. Những cử tri của xã B tự quyếat định bỏ phiếu cho đại biểu mình tin tưởng.
C. Ông A là chủ tịch Tập đoàn V, bà M là nông dân. Cả hai người đều có quyền tham gia bầu cử.
D. Mọi công dân thuộc xã A từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị pháp luật cấm đều được tham gia bầu cử.
- Câu 147 : Vì anh B không biết chữ nên nhân viên tổ bầu cử đã đọc các thông tin trên phiếu và chỉ định anh B gạch tên 2 đại biểu. Như vậy, nhân viên tổ bầu cử đã vi phạm quyền gì dưới đây?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền tự do ngôn luận.
- Câu 148 : Ông A là công dân của phường X. Ông thường xuyên góp ý với lãnh đạo phường X về một số hạn chế trong việc triển khai chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Trong trường hợp này ông A đã thực hiện quyền
A. tự do cá nhân.
B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. tố cáo.
D. khiếu nại.
- Câu 149 : Hiện nay, các cuộc họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp và nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước. Nhân dân theo dõi và góp ý kiến trực tiếp vào đường dây nóng về các vấn đề mà Quốc hội bàn bạc, thảo luận. Việc góp ý của cử tri là thể hiện
A. niềm vui của nhân dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. tình yêu đối với đất nước.
- Câu 150 : Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền công khai, minh bạch.
D. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.
- Câu 151 : Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400 000 đồng. Cho rằng mức phạt như vậy là quá cao, anh B có thể làm gì trong các việc dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
B. Khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh.
C. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình.
D. Đăng bài lên facebook nói xấu người cảnh sát này.
- Câu 152 : Con gái chị X 8 tuổi bị một thanh niên gần nhà cưỡng bức. Trong trường hợp này, chị X và gia đình nên làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại.
B. Đăng lên mạng xã hội.
C. Tố cáo.
D. Viết tâm thư.
- Câu 153 : Người trong trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người mù chữ, không đọc được phiếu bầu.
B. Người bị bệnh nặng đang điều trị ở bệnh viện.
C. Người bị bệnh tâm thần, có chứng nhận của cơ sở ý tế.
D. Người tàn tật không có khả năng bỏ phiếu.
- Câu 154 : Chị A đến công ty sau khi nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Chị được phòng nhân sự thông báo: chị đã bị chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị A nên:
A. khiếu nại với giám đốc công ty về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
B. tố cáo công ty vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C. buộc công ty xin lỗi.
D. buộc công ty bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
- Câu 155 : Bạn K 9 tuổi phải làm thuê cho một quán ăn gần nhà bạn D. Hàng ngày, D thấy K hay bị chủ quán ăn đánh đập, hành hạ, xúc phạm nhân phẩm, lại thấy bạn K chưa đủ độ tuổi lao động. Theo em D có thể tố cáo với cơ quan hoặc cá nhân nào dưới đây?
A. Với bố mẹ mình.
B. Với bố mẹ K.
C. Với cô giáo chủ nhiệm.
D. Với Ủy ban nhân dân xã.
- Câu 156 : Theo Hiến pháp nước ta, những người nào được hưởng quyền sáng tạo?
A. Những người tử 18 tuổi trở lên.
B. Những người hoạt động khoa học.
C. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
D. Những người hoạt động nghệ thuật.
- Câu 157 : Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở mấy nội dung?
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 158 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều được tự do nghiên cứu khoa học.
B. Mọi công dân đều có quyền hưởng thụ thành tựu văn hóa.
C. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.
D. Mọi công dân đều được sống trong môi trường thuận lợi.
- Câu 159 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Chỉ những người lao động trí óc mới có quyền sáng tạo.
B. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
C. Chỉ nhà khoa học mới có quyền sáng tạo.
D. Chỉ những người đủ tuổi trưởng thành mới có quyền sáng tạo.
- Câu 160 : Quyền công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là quyền
A. sáng tạo.
B. học tập.
C. phát triển.
D. tự do.
- Câu 161 : Nhận định nào không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
B. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.
C. Mọi công dân muốn đi học phải có tiền.
D. Mọi công dân đều có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- Câu 162 : Mọi người đều có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất. Đây là nội dung quyền
A. dân chủ của công dân.
B. được phát triển của công dân.
C. học tập của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
- Câu 163 : Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền
A. Tác giả, hoạt động khoa học công nghệ, sáng chế.
B. Tác giả, sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học công nghệ.
C. Tác giả, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu khoa học.
D. Tác giả, sở hữu công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ.
- Câu 164 : Tự do nghiên cứu khoa học thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền học tập.
D. Quyền phát triển.
- Câu 165 : Học sinh trung học phổ thông chưa được hưởng quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền sáng tạo.
- Câu 166 : Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo?
A. Đăng kí bản quyền đối với công trình nghiên cứu khoa học của mình.
B. Thiết kế máy cắt cỏ thay thế phương tiện cắt cỏ thủ công.
C. Hướng dẫn học sinh Trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
D. Phá hoại sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác.
- Câu 167 : Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc học buổi tối... thể hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Học thường xuyên, suốt đời.
- Câu 168 : Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Khuyến khích để phát triển tài năng.
B. Tự do nghiên cứu khoa học.
C. Học tập suốt đời.
D. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
- Câu 169 : Việc trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm y tế là thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. bình đẳng của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
- Câu 170 : Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được khuyến khích.
D. Quyền được ưu tiên.
- Câu 171 : Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là?
A. chỉ có nam giới mới được đi học.
B. tất cả mọi người đều được đi học.
C. chỉ những người có tiền mới được đi học.
D. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.
- Câu 172 : Những học sinh có đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kì thi Học sinh giỏi Quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào một số trường đại học. Điều này thể hiện quyền nào của công dân?
A. Bình đẳng.
B. Sáng tạo.
C. Học tập.
D. Phát triển.
- Câu 173 : A là học sinh lớp 12. Trong lớp A, hầu hết các bạn đều chọn học các trường thuộc khối tự nhiên. Tuy vậy, A vẫn chọn một trường thuộc khối xã hội vì đó là sở thích của A. Trường hợp của A thể hiện
A. Quyền học tập của công dân.
B. Quyền phát triển của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân.
D. Quyền dân chủ của công dân.
- Câu 174 : A và B tranh cãi về quyền được phát triển của công dân. A khẳng định cả 4 nội dung dưới đây đều là đúng. B cho rằng, chỉ có một nội dung là đúng nhất. Bằng kiến thức đã học, em hãy chỉ ra một đáp án đúng nhất thể hiện quyền được phát triển của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Trẻ em phải được học từ thấp đến cao.
B. Trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe.
C. Trẻ em đến tuổi có quyền được tham gia các cuộc thi sáng tạo.
D. Trẻ em phải được khám phá khoa học trong nhà trường.
- Câu 175 : Sau khi tốt nghiệp nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, anh V đã viết rất nhiều bài hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Anh V đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền tự do.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền sáng tạo.
- Câu 176 : Trong kì thi THPT quốc gia vừa qua, bạn N đã tự ý khai khống đối tượng ưu tiên để được xét tuyển vào trường Đại học V. Cùng điểm với bạn N nhưng nhiều bạn thí sinh đã không đủ điểm vào trường đó. Trong trường hợp này, bạn N đã vi phạm quyền bình đẳng về
A. việc lựa chọn nghề nghiệp.
B. cơ hội phát triển.
C. cơ hội học tập.
D. việc học thường xuyên, học suốt đời.
- Câu 177 : Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, A đã không trúng tuyển vào đại học nên A cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. A không được thực hiện quyền học tập vì A không còn cơ hội học.
B. A không được thực hiện quyền học tập nữa vì A không còn khả năng học.
C. A vẫn còn cơ hội học vì có thể học thường xuyên, học suốt đời.
D. A không có quyền học tập vì A có thể phải nhập ngũ.
- Câu 178 : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, A thi đỗ và học Đại học B. Trong thời gian này, A học thêm văn bằng 2 tại Đại học X. Như vậy, A đã thực hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Học bất cứ nghề nào.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nào.
D. Học suốt đời.
- Câu 179 : D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon cấp quốc gia nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.
B. Quyền học tập không hạn chế.
C. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Quyền học tập theo sở thích.
- Câu 180 : Doanh nghiệp được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những năm sau trong trường hợp nào?
A. Khi chủ doanh nghiệp là người tàn tật, hoặc có công với cách mạng.
B. Khi chủ doanh nghiệp là con thương binh, liệt sĩ.
C. Khi doanh nghiệp có nhiều hoạt động từ thiện, tạo việc làm cho người nghèo.
D. Khi kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích.
- Câu 181 : Bộ luật nào sau đây không nằm trong hệ thống các văn bản nhà nước ban hành để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Luật Hành chính
B. Luật Dầu khí
C. Luật Khoáng sản
D. Luật Bảo vệ môi trường
- Câu 182 : Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là
A. quyền dân chủ của công dân.
B. tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.
C. quyền bình đẳng trong kinh doanh.
D. quyền tự do cơ bản của công dân.
- Câu 183 : Nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật nào dưới đây để phát triển kinh tế?
A. Luật Doanh nghiệp.
B. Luật Phòng, chống ma túy.
C. Luật Khoáng sản.
D. Luật Giáo dục.
- Câu 184 : Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào
A. doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
B. lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
D. địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp.
- Câu 185 : Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số là những nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển các lĩnh vực xã hội.
B. phát triển các lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
C. phát triển các lĩnh vực chính trị.
D. phát triển các lĩnh vực văn hóa.
- Câu 186 : Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?
A. Doanh nhân.
B. Người lao động tự do.
C. Giáo viên.
D. Quân nhân chuyên nghiệp.
- Câu 187 : Đâu là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Tăng cường an ninh.
B. Củng cố quốc phòng.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Giải quyết việc làm.
- Câu 188 : Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không phải là
A. xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
B. ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.
C. nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp.
D. điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.
- Câu 189 : Việc giao đất, giao rừng cho một số hộ dân để họ sử dụng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. kinh tế.
B. quốc phòng.
C. an ninh.
D. bảo vệ môi trường
- Câu 190 : Theo Luật Doanh Nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?
A. Cán bộ, công chức nhà nước.
B. Sinh viên.
C. Người đang không có việc làm.
D. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.
- Câu 191 : Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
A. việc làm.
B. văn hóa.
C. xã hội.
D. kinh tế.
- Câu 192 : Nội dung nào dưới đây là một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh?
A. Giữ gìn trật tự khu dân cư.
B. Đảm bảo an ninh xã hội.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Phòng chống buôn bán ma túy.
- Câu 193 : Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?
A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ tài nguyên.
D. Nộp thuế đầy đủ.
- Câu 194 : Pháp luật quy định lực lượng nòng cốt giữ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là
A. toàn dân.
B. Cảnh sát biển.
C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
D. Bộ độ biên phòng.
- Câu 195 : Ý nào dưới đây là nội dung về bảo vệ môi trường?
A. Lấp hết ao hồ để xây dựng khu dân cư mới ở Thủ đô Hà Nội.
B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.
C. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.
D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
- Câu 196 : Nội dung nào dưới đây thể hiện pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Ban hành Luật Dân số.
B. Ban hành Luật Thủy sản.
C. Cải tiến kỹ thuật sản xuất.
D. Ban hành Luật Phòng chống ma túy.
- Câu 197 : Chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển
A. văn hóa.
B. giáo dục.
C. các lĩnh vực xã hội.
D. chính trị.
- Câu 198 : Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
B. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. Từ 18 đến 28 tuổi.
D. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
- Câu 199 : Những trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền tự do kinh doanh?
A. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không vi phạm pháp luật.
B. Người chưa thành niên.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người bị mất hành vi dân sự.
- Câu 200 : Doanh nghiệp A và B đều kinh doanh cùng một mặt hàng giống nhau, nhưng doanh nghiệp A làm ăn thua lỗ còn doanh nghiệp B làm ăn rất tốt. Tuy nhiên, cả 2 doanh nghiệp đều phải đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Đây chính là biểu hiện của bình đẳng trong
A. sản xuất.
B. hợp tác.
C. kinh doanh.
D. lao động.
- Câu 201 : Nhà nước đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các nước trên thế giới nhằm đưa lao động của nước ta đi làm ở nước ngoài. Đây chính là một nội dung cơ bản của pháp luật về
A. phát triển các lĩnh vực xã hội.
B. giữ vững an ninh.
C. tăng cường sức mạnh quốc phòng.
D. phát triển kinh tế.
- Câu 202 : Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc.
B. Từ lòng yêu nước của nhân dân ta.
C. Từ thực tiễn cuộc sống.
D. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước.
- Câu 203 : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Nhận định nào dưới đây là đúng về trường hợp này?
A. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí.
B. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh.
C. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi.
D. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh.
- Câu 204 : Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và xuất khẩu nông sản, có một số chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây chính là thể hiện bình đẳng trong
A. kinh doanh.
B. nộp thuế.
C. kinh tế.
D. xã hội.
- Câu 205 : Công ty F đã xả thải trực tiếp ra môi trường biển gây ô nhiễm biển của 4 tỉnh miền trung. Hành vi của F đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
A. tài nguyên và môi trường.
B. kinh tế.
C. quốc phòng.
D. an ninh.
- Câu 206 : Đối tượng H xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi
A. vô ý do thiếu hiểu biết.
B. cố ý trực tiếp.
C. cố ý gián tiếp.
D. vô ý do cẩu thả.
- - 400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG môn Công dân cực hay có lời giải !!
- - Bộ đề ôn luyện thi THPTQG môn Công dân cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 môn Công Dân có đáp án !!
- - 10 Đề thi thử THPTQG môn GDCD có đáp án !!
- - Ôn thi THPTQG môn GDCD lớp 12 có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG môn GDCD cực hay có đáp án !!
- - 160 Bài trắc nghiệm Công Dân ôn thi THPTQG cực hay có đáp án !!
- - Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Công dân có đáp án !!
- - 20 đề thi thử thpt quốc gia môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!
- - Đề thi thử THPTQG năm 2019 Môn GDCD cực hay có lời giải chi tiết !!