Đề ôn tập HK1 môn Hóa 12 năm học 2019-2020 Trường...
- Câu 1 : Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 16,06.
B. 9,2.
C. 19,4.
D. 17,9.
- Câu 2 : Đun nóng 14,64 gam este X (C7H6O2) cần dùng 120 gam dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dung dịch thu được lượng muối khan là ?
A. 22,08 gam
B. 28,08 gam
C. 24,24 gam
D. 25,82 gam
- Câu 3 : Glucozo được dùng làm thuốc tăng lực cho người già , trẻ em và người lớn. Chất này được điều chế bằng cách :
A. Thủy phân tinh bột nhờ xúc tác axit clohidric
B. Lên men sobitol
C. Hidro hóa sobitol
D. Chuyển hóa từ Fructozo môi trường axit
- Câu 4 : Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Để trung hòa m gam X cần 50 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 19,04 lít khí CO2 (ở đktc) và 14,76 gam H2O. % số mol của axit oleic trong m gam hỗn hợp X là:
A. 31,25%
B. 30%
C. 62,5%
D. 60%
- Câu 5 : Có thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOCH3 bằng:
A. Na
B. AgNO3/NH3
C. CaCO3
D. NaOH
- Câu 6 : Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với:
A. Nước.
B. Giấm
C. Cồn.
D. Nước muối.
- Câu 7 : Nhận định nào sau đây về amino axit là không đúng?
A. Tương đối dễ tan trong nước.
B. Có tính chất lưỡng tính.
C. Ở điều kiện thường là chất rắn.
D. Dễ bay hơi.
- Câu 8 : Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 4,725.
B. 2,550.
C. 3,425.
D. 3,825.
- Câu 9 : Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?
A. CH3COOC2H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
- Câu 10 : Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo được dùng để sản xuất:
A. Xà phòng và ancol etylic.
B. Glucozo và ancol etylic.
C. Glucozo và glixerol.
D. Xà phòng và glixerol.
- Câu 11 : Chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là:
A. Natri axetat.
B. Tripanmetin.
C. Triolein.
D. Natri fomat.
- Câu 12 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol:
A. Glucozơ.
B. Metyl axetat.
C. Triolein.
D. Saccarozơ.
- Câu 13 : Tính chất của lipit được liệt kê như sau:(1) Chất lỏng
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 14 : Đun nóng dung dịch chứa 0,72 gam NaOH với lượng dư triolein. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam glyxerol. (hiệu suất 100%).
A. 0,552 gam.
B. 0,46 gam.
C. 0,736 gam.
D. 0,368 gam.
- Câu 15 : Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là :
A. 21,60.
B. 43,20.
C. 2,16.
D. 4,32.
- Câu 16 : Cho các phát biểu sau về cacbohidrat:(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
- Câu 17 : Trong số các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ axetat; tơ capron; tơ enang. Những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là ?
A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.
B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
D. Tơ visco và tơ axetat.
- Câu 18 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly; và tripeptit Gly-Val-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của X là ?
A. Gly, Val.
B. Ala, Gly.
C. Ala, Val.
D. Gly, Gly.
- Câu 19 : Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?
A. Zn
B. Cu
C. Ag
D. Fe
- Câu 20 : Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H2 ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 64%
B. 54%
C. 51%
D. 27%
- Câu 21 : Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại tạo ra bám hết vào lá Zn. Sau khi phản ứng xảy ra lấy lá Zn ra sất khô, đem cân thấy:
A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam.
B. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam.
C. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam.
D. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.
- Câu 22 : Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
- Câu 23 : Cho các phát biểu sau:a) Dung dịch ống trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
- Câu 24 : Tìm phát biểu sai ?
A. Tơ nilon 6-6 là tơ tổng hợp.
B. Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
C. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi xenlulozơ.
D. Tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.
- Câu 25 : Chất nào sau đây là amin bậc 3?
A. Anilin.
B. CH3NHCH3.
C. C3H7NH2.
D. (CH3)3N.
- Câu 26 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,336 lít khí N2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là:
A. 3,64.
B. 2,48.
C. 4,25.
D. 3,22.
- Câu 27 : Metylamin không phản ứng với:
A. Dung dịch H2SO4.
B. H2 ( xúc tác Ni, nung nóng).
C. Dung dịch HCl.
D. O2, nung nóng.
- Câu 28 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối vô cơ Y và khí Z (chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Phân tử khối của Z là:
A. 31
B. 45
C. 59
D. 46
- Câu 29 : Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. X có phản ứng tráng gương. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp gồm ba chất hữu cơ, trong đó hai chất hữu cơ đơn chức. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
- Câu 30 : Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân từ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 27,45 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 60.
B. 30.
C. 15.
D. 45.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein