Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 8 (C...
- Câu 1 : Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt(II)?
A S.
B Dung dịch HNO3.
C O2.
D Cl2.
- Câu 2 : Chất nào sau đây không tan trong nước?
A Xenlulozơ.
B Saccarozơ.
C Fructozơ.
D Glucozơ.
- Câu 3 : Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A Dung dịch brom.
B Dung dịch KOH (đun nóng).
C Khí H2 (xúc tác Ni, nung nóng).
D Kim loại Na.
- Câu 4 : Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do
A phản ứng thủy phân của protein.
B sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
C sự đông tụ của lipit.
D phản ứng màu của protein.
- Câu 5 : Thành phần chính của "khí thiên nhiên" là:
A metan.
B etan.
C propan.
D n-butan.
- Câu 6 : Tính chất vật lí nào sau đây không phải tính chất của sắt?
A Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.
B Kim loại nặng, khó nóng chảy.
C Dẫn điện và dẫn nhiệt.
D Có tính nhiễm từ.
- Câu 7 : Trong các phát biểu sau:(a) Thủy tinh hữu cơ plexiglas có thành phần chính là poli(metyl metacrylat).(b) Xenlulozơ triaxetat là polime nhân tạo.(c) Đipeptit mạch hở có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.(d) Tơ nilon – 6,6 được tạo ra do phản ứng trùng hợp.Số phát biểu sai là
A 4.
B 1.
C 2.
D 3.
- Câu 8 : Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn điện hóa học?
A Cu-Fe.
B Ni-Fe.
C Fe-C.
D Zn-Fe.
- Câu 9 : Chất nào trong các chất sau đây có lực bazơ lớn nhất?
A Đimetylamin.
B Amoniac.
C Anilin.
D Etylamin.
- Câu 10 : Dung dịch chứa hỗn hợp nào sau đây có thể hòa tan bột đồng?
A NaCl + HCl.
B HCl + FeCl2.
C Fe(NO3)2 + KNO3.
D HCl + KNO3.
- Câu 11 : Este nào sau đây khi đun với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom?
A CH2=CHCOOCH=CH2.
B CH3COOCH2CH=CH2.
C C2H5COOCH3.
D CH3COOCH=CH2.
- Câu 12 : Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?
A HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4.
B H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.
C CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3.
D KCl, H2SO4, H2O, CaCl2.
- Câu 13 : Cho anđehit no, mạch hở có công thức CnHmO2. Mối hên hệ giữa m và n là
A m = 2n.
B m = 2n + 1.
C m = 2n + 2.
D m = 2n - 2.
- Câu 14 : Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Na3PO4?
A CaCl2.
B Mg(HCO3)2.
C AgNO3.
D HCl.
- Câu 15 : Có bao nhiêu đồng phân ancol có CTPT là C3H8O bị oxi hóa thành anđehit?
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 16 : Cho 4,68 gam một kim loại M vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A Ca.
B Na.
C Ba.
D K.
- Câu 17 : Crackinh 40 lít n-butan, thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo ra hỗn hợp A là
A 40%.
B 20%.
C 80%.
D 60%.
- Câu 18 : Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 12,9.
B 3,2.
C 6,4.
D 5,6.
- Câu 19 : Để xà phòng hóa hoàn toàn 8,76 gam một este X cần dùng vừa đủ 120 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 5,52 gam một ancol. Vậy X là
A etylenglicol propionat.
B đietyl malonat.
C đietyl oxalat.
D etylenglicol điaxetat.
- Câu 20 : Điện phân dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp) trong thời gian 9650 giây. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch giảm m gam so với trước khi điện phân (giả sử lượng nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của m là
A 7,04.
B 11,3.
C 6,4.
D 10,66.
- Câu 21 : Điện phân 1 lít dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, dung dịch sau điện phân có pH = 2. Coi thể tích dung dịch sau điện phân không thay đổi. Khối lượng Ag bám ở catot là
A 2,16 gam.
B 0,108 gam.
C 1,08 gam.
D 0,54 gam.
- Câu 22 : Nung nóng 23,3 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M (loãng). Nếu hòa tan hết X bằng dung dịch HCl thì cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
A 1,3.
B 1,5.
C 0,9.
D 0,5.
- Câu 23 : Dung dịch HCl có pH = 5 (V1) cho vào dung dịch KOH pH = 9 (V2). Tính tỉ lệ V1 : V2 để dung dịch mới có pH = 8.
A 0,1.
B 10.
C 2/9.
D 9/11.
- Câu 24 : Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Nung nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A 36%.
B 25%.
C 50%.
D 40%.
- Câu 25 : Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với dung môi nước:Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A anilin, glucozơ, glixerol, fructozơ.
B phenol, glucozơ, glixerol, mantozơ.
C anilin, mantozơ, etanol, axit acrylic.
D phenol, axit fomic, saccarozơ, glucozơ.
- Câu 26 : Hỗn hợp X gồm glucozơ, lysin và hexametylenđiamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,46 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc (dùng dư) khí thoát ra khòi bình có thể tích là 28,672 lít (đktc). Mặt khác cho 24,06 gam X trên vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
A 10,05 gam.
B 28,44 gam.
C 12,24 gam.
D 16,32 gam.
- Câu 27 : Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A 0,25.
B 0,30.
C 0,15.
D 0,20.
- Câu 28 : Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 2,34.
B 4,56.
C 5,64.
D 3,48.
- Câu 29 : Dung dịch A chứa 16,8 gam NaOH cho tác dụng với dung dịch chứa 8 gam Fe2(SO4)3. Thêm tiếp vào đó 13,68 gam Al2(SO4)3 thu được 500 ml dung dịch B và m gam kết tủa. Kết luận nào sau đây sai?
A B chứa Na[Al(OH)4] và Na2SO4.
B m = 1,56 gam.
C CM (Na[Al(OH)4]) = 0,12M; CM (Na2SO4) = 0,36M.
D Kết tủa gồm Fe(OH)3 và Al(OH)3.
- Câu 30 : X, Y là hai amin no, hở; trong đó X đơn chức; Y hai chức; Z, T là hai ankan. Đốt cháy hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp H gồm X, T, Z, T (MZ < MX < MT < MY; Z chiếm 36% về số mol hỗn hợp) trong oxi dư, thì thu được 31,86 gam H2O. Lấy cùng lượng H trên thì thấy tác dụng vừa đủ với 170 ml dung dịch HCl 2M. Biết X và T có số mol bằng nhau; Y và Z có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Tỉ lệ khối lượng của T so với Y có giá trị là
A 1,051.
B 0,806.
C 0,595.
D 0,967.
- Câu 31 : Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
A 22,4 lít.
B 26,88 lít.
C 44,8 lít.
D 33,6 lít.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein