Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán Trường THC...
- Câu 1 : Tính: \(\sqrt {{3^2} + {4^2}} \)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 2 : Tính: \(36:\sqrt {{{2.3}^2}.18} - \sqrt {169}\)
A. -11
B. -12
C. -13
D. -14
- Câu 3 : Rút gọn biểu thức sau: \(ab\sqrt {1 + \dfrac{1}{{{a^2}{b^2}}}} \)
A. \(\sqrt {{a^2}{b^2} + 1} \)
B. \(- \sqrt {{a^2}{b^2} + 1} \)
C. \(- \sqrt {{a^2}{b^2} + 1} \) hoặc \( \sqrt {{a^2}{b^2} + 1} \)
D. Đáp án khác
- Câu 4 : Trục căn thức ở mẫu: \(\dfrac{{2ab}}{{\sqrt a - \sqrt b }}\)
A. \(\dfrac{{2ab\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}{{a+b}}\)
B. \(\dfrac{{2ab\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}}{{a+b}}\)
C. \(\dfrac{{2ab\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}{{a-b}}\)
D. \(\dfrac{{2ab\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}}{{a-b}}\)
- Câu 5 : Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y = (1 − m) x + m + 1 đồng biến trên R
A. m > 1
B. m < 1
C. m < -1
D. m > -1
- Câu 6 : Hệ số góc của đường thẳng y = −2x − 1 là:
A. -2
B. -1
C. 1
D. 2
- Câu 7 : Với những giá trị nào của m thì đồ thị các hàm số \(y = 2x + \left( {3 + m} \right)\) và \(y = 3x + \left( {5 - m} \right)\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung?
A. m = 0
B. m = 1
C. m = 2
D. m = 3
- Câu 8 : Cho hàm số bậc nhất \(y = ax - 4\,\,\left( 1 \right)\). Hãy xác định hệ số a biết đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng \(y = - 3x + 2\) tại điểm có tung độ bằng 5.
A. a = -3
B. a = -5
C. a = -7
D. a = -9
- Câu 9 : Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(1;3)
A. 2
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 10 : Chọn khẳng định đúng. Đường thẳng d biểu diễn tập nghiệm của phương trình 3x - y = 3 là
A. Đường thẳng song song với trục hoành
B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
D. Đường thẳng đi qua điểm A(1;0)
- Câu 11 : Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{x}{2} - \dfrac{y}{3} = 1\\5x - 8y = 3\end{array} \right.\) là (a;b). Tính a + 2b?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 12 : Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 11\\4x - 5y = 3\end{array} \right.\) là:
A. (5;7)
B. (7;5)
C. (8;6)
D. (6;8)
- Câu 13 : Một chiếc ô tô đi từ A và dự định đến B lúc 12 giờ trưa. Nếu xe chạy với vận tốc 35 km/h thì sẽ đến B chậm mất 2 giờ so với dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h thì sẽ đến B sớm hơn 1 giờ so với dự định. Tính độ dài quãng đường AB.
A. 350km
B. 340km
C. 330km
D. 320km
- Câu 14 : Tìm hai số tự nhiên, biết tổng của chúng bằng 1006 và nếu lấy số lớn chia cho số nhỏ thì được thương là 2 và số dư là 124.
A. 712 và 294
B. 710 và 296
C. 712 và 295
D. 712 và 296
- Câu 15 : Giáo viên yêu cầu tính các hệ số a, b, c của phương trình bậc hai \(4 - 5{x^2} + 3x = 0\) . Bốn bạn A, B, C, D cho các kết quả sau:
A. \(a = 4;\,\,b = 5;\,\,c = 3\)
B. \(a = 4;\,\,b = - 5;\,\,c = 3\)
C. \(a = 5;\,\,b = 3;\,\,c = 4\)
D. \(a = - 5;\,\,b = 3;\,\,c = 4\)
- Câu 16 : Phương trình nào sau đây là phương trình bậc hai ?
A. \(2{x^2} + 3x - 5 = 0\)
B. \(4x - 2 - 3{x^2} = 0\)
C. \(9x - 5 + \sqrt 3 = 0\)
D. \( - 5{x^2} = {x^3}\)
- Câu 17 : Muốn tìm hai số biết tổng của chúng bằng 35 và tích của chúng bằng 300, ta giải phương trình:
A. \({x^2} + 300x - 35 = 0\)
B. \({x^2} - 35x + 300 = 0\)
C. \({x^2} - 300x + 35 = 0\)
D. \({x^2} + 300x + 35 = 0\)
- Câu 18 : Nếu hai số u và v có tổng là S và tích là P thì chúng là hai nghiệm của phương trình:
A. \({x^2} + Sx + P = 0\)
B. \({x^2} - Sx + P = 0\)
C. \({x^2} + Px + S = 0\)
D. \({x^2} + Sx - P = 0\)
- Câu 19 : Cho ΔABC vuông tại A với BC = 13cm, AB = 5cm. Tính độ dài cạnh AC.
A. AC = 10cm
B. AC = 11cm
C. AC = 12cm
D. AC = 12, 5cm
- Câu 20 : Cho tam giác ABC vuông cân tại A có đường trung tuyến BM(M ∈ AC). Biết AB = 2a. Tính theo a độ dài AC, AM và BM
A. AC = 2a ; AM = 0,5a ; BM = \(a\sqrt5\)
B. AC = 2a ; AM = a ; BM = \(a\sqrt5\)
C. AC = 2a ; AM = \(a\sqrt2\), BM = \(a\sqrt3\)
D. AC = \(a\sqrt3\) ; AM = 0,5a; BM \(a\sqrt2\)
- Câu 21 : Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết rằng AB : AC = \(\sqrt3\). Số đo độ của góc ABC bằng:
A. 30o
B. 60o
C. 45o
D. 50o
- Câu 22 : Cho đường tròn (O) đường kính AB = 14cm, dây CD có độ dài 12cm vuông góc với AB tại H nằm giữa O và B. Độ dài HA là
A. \(7 + \sqrt {13} {\mkern 1mu} cm\)
B. \(7 - \sqrt {13} {\mkern 1mu} cm\)
C. \(7cm\)
D. \(7 -2\sqrt {13} {\mkern 1mu} cm\)
- Câu 23 : Cho hình vuông ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB,BC. Gọi E là giao điểm của CM và DN. So sánh AE và DM.
A. \(AM = \frac{3}{2}AE\)
B. DM < AE
C. DM > AE
D. DM = AE
- Câu 24 : Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài MN của hai đường tròn (M ∈ (O), N ∈ (O’)). Gọi P là điểm đối xứng với M qua OO’, Q là điểm đối xứng với N qua OO’. So sánh kết quả MN + PQ với MP + NQ?
A. MN + PQ
B. MN + PQ >MP + NQ.
C. Không xác định được
D. MN + PQ = MP + NQ.
- Câu 25 : Cho hình vẽ, MA và MB là hai tiếp tuyến của đường tròn (O,3cm), MA = 4cm. Độ dài đoạn thẳng AB là:
A. 4,8cm
B. 2,4cm
C. 1,2cm
D. 9,6cm
- Câu 26 : Cho đường đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O') đường kính AO. Các điểm C,D thuộc đường tròn (O) sao cho B thuộc cung CD và cung BC nhỏ bằng cung BD nhỏ. Các dây cung AC và AD cắt đường tròn (O') theo thứ tự E và F. So sánh cung OE và cung OF của đường tròn (O').
A. Cung OE > cung OF
B. Cung OE < cung OF
C. Cung OE = cung OF
D. Chưa đủ điều kiện so sánh
- Câu 27 : Cho tam giác ABC có góc \(\widehat B = {30^0}\) , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào sai khi nói về các cung HB; MB; MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?
A. Cung HB lớn nhất
B. Cung HB nhỏ nhất
C. Cung MH nhỏ nhất
D. Cung MB = cung MH
- Câu 28 : Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) biết góc góc C = 450 và AB = a. Bán kính đường tròn (O) là
A. \( a\sqrt 2 \)
B. \( a\sqrt 3\)
C. \( \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
D. \( \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
- Câu 29 : Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R), đường cao AH, biết AB = 12cm,AC = 15cm, AH = 6cm.Tính đường kính của đường tròn (O).
A. 13,5cm
B. 12cm
C. 15cm
D. 30cm
- Câu 30 : Cho nửa (O) đường kính AB. Lấy M thuộc OA (M # O,A). Qua M vẽ đường thẳng d vuông góc với AB. Trên d lấy N sao cho ON > R. Nối NB cắt (O) tại C. Kẻ tiếp tuyến NE với (O) (E là tiếp điểm, E và A cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ d). Gọi H là giao điểm của AC và d, F là giao điểm của EH và đường tròn (O). Chọn khẳng định sai?
A. Bốn điểm O,E,M,N cùng thuộc một đường tròn
B. NE2=NC.NB
C. \(\widehat {NEH} = \widehat {NME}\)
D. \(\widehat {NFO} =90^0\)
- Câu 31 : Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ. Biết rằng BC = 3 cm; AB = 6 cm. Diện tích xung quanh của một hình trụ bằng:
A. \(18\pi \,\,c{m^2}\)
B. \(26\pi \,\,c{m^2}\)
C. \(36\pi \,\,c{m^2}\)
D. \(38\pi \,\,c{m^2}\)
- Câu 32 : Cho hai hình trụ. Hình trụ thứ nhất có bán kính đáy bằng nửa bán kính đáy của hình trụ thứ hai và có chiều cao gấp bốn lần chiều cao của hình trụ thứ hai. Tỉ số các thể tích của hình trụ thứ nhất và hình trụ thứ hai bằng:
A. 1
B. 2
C. 1/2
D. 1/3
- Câu 33 : Một hình nón có bán kính đáy bằng r và diện tích xung quanh gấp đôi diện tích đáy. Tính thể tích của hình nón theo r.
A. \(\frac{1}{3}\pi {r^3}\)
B. \(\sqrt 3 \pi {r^3}\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}\pi {r^3}\)
D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\pi {r^3}\)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn