Đề thi thử THPT QG môn Vật lý THPT Chuyên Phan Bộ...
- Câu 1 : Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. Nếu vận tốc của ion tăng gấp 3 lần thì bán kính quỹ đạo là
A R/3
B 9R
C 3R
D R/9
- Câu 2 : Dòng điện xoay chiều \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\) chay qua điện trở thuần R. Trong thời gian t nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở được tính bằng công thức
A \(Q = 0,5I_0^2Rt\)
B \(Q = \sqrt 2 I_0^2Rt\)
C \(Q = 2I_0^2Rt\)
D \(Q = I_0^2Rt\)
- Câu 3 : Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức \(e = {E_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\). Khung gồm N vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung dây là
A \({{N\omega } \over {{E_0}}}\)
B NωE0
C \({{N{E_0}} \over \omega }\)
D \({{{E_0}} \over {N\omega }}\)
- Câu 4 : Đặt vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L một điện áp xoay chiều có tần số góc ω. Cảm kháng của cuộn dây là
A (ωL)-1
B \({\left( {\omega L} \right)^{{1 \over 2}}}\)
C \({\left( {\omega L} \right)^{ - {1 \over 2}}}\)
D ωL
- Câu 5 : Độ lệch pha giữa cường độ dòng xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có tụ điện với điện áp xoay chiều hai đầu tụ điện là
A 0
B π/3
C π/2
D π/4
- Câu 6 : Nếu giảm điện dung của tụ đi 4 lần và tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 9 lần thì tần số riêng của mạch dao động điện từ lý tưởng là
A giảm 1,5 lần
B giảm 2,25 lần
C tăng 2,25 lần
D tăng 1,5 lần
- Câu 7 : Phần cảm của một máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, rô to quay với tốc độ n vòng/s , dòng điện do máy phát ra có tần số
A f = 0,5np
B f = np
C f = 2np
D f = 60np
- Câu 8 : Điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 cos(100\pi t)\,V\) có giá trị hiệu dụng bằng
A \(100\sqrt 2 V\)
B 220V
C \(220\sqrt 2 V\)
D 440V
- Câu 9 : Một nguồn âm gây ra cường độ âm tại M là IM ; tại N là IN . Mối liên hệ giữa cường độ âm tại M và N lần lượt là
A \({L_M} - {L_N} = 10\lg {{{I_N}} \over {{I_M}}}(dB)\)
B \({{{L_M}} \over {{L_N}}} = 10\lg {{{I_N}} \over {{I_M}}}(dB)\)
C \({{{L_M}} \over {{L_N}}} = 10\lg {{{I_M}} \over {{I_N}}}(dB)\)
D \({L_M} - {L_N} = 10\lg {{{I_M}} \over {{I_N}}}(dB)\)
- Câu 10 : Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp thì hệ số công suất của đoạn mạch là
A \({1 \over {\omega C\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega C} \right)}^{ - 2}}} }}\)
B RωC
C \({R \over {\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega C} \right)}^{ - 2}}} }}\)
D \({R \over {\omega C}}\)
- Câu 11 : Con lắc đơn có chiều dài l, dao động tự do là dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Chu kì dao động của con lắc được tính bằng công thức
A \(T = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{l \over g}} \)
B \(T = 2\pi \sqrt {{l \over g}} \)
C \(T = 2\pi \sqrt {{g \over l}} \)
D \(T = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{g \over l}} \)
- Câu 12 : Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình dao động \(x = 6c{\rm{os}}\left( {2\pi t + {\pi \over 2}} \right)\) trong đó t tính bằng s. Tại thời điểm t = 1s, pha dao động của vật là:
A 2π
B 0,5π
C 2,5π
D 1,5π
- Câu 13 : Một vật tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương có li độ dao động lần lượt là x1 = A1cosωt, x2 = A2sin(ωt+ π). Biên độ dao động tổng hợp là:
A \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
B \({{{A_1} + {A_2}} \over 2}\)
C A1+A2
D |A1-A2|
- Câu 14 : Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Tần số góc của vật là:
A A
B ω
C ωt + f
D f
- Câu 15 : Vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại v0. Chu kì dao động của vật là
A \({{2\pi {v_0}} \over A}\)
B \({{{v_0}} \over {2\pi A}}\)
C \({A \over {2\pi {v_0}}}\)
D \({{2\pi A} \over {{v_0}}}\)
- Câu 16 : Hai đầu ra của máy phát điện xoay chiều 1 pha đuọc nối với một đoạn mạch nối tiếp gồm tụ điện và điện trở thuần. Bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây của máy phát. Khi roto quay với tốc độ 600 vòng/phút thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 ≈ 3,16A. Khi roto quay với tốc độ 1200 vòng/phút thì cường độ dòng điện trong mạch là I2 = 8A. Khi roto quay với tốc độ 1800 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 12,5 A
B 13,5A
C 10,5A
D 11,5A
- Câu 17 : Một nguồn sóng điểm O tại mặt nước dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s. Gọi A và B là hai điểm tại mặt nước có vị trí cân bằng cách O những đoạn 12 cm và 16 cm mà OAB là tam giác vuông tại O. Tại thời điểm mà phần tử tại O ở vị trí cao nhất thì trên đoạn AB có mấy điểm mà phần tử tại đó đang ở vị trí cân bằng?
A 6
B 5
C 4
D 10
- Câu 18 : Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết R = 30W, \(L = {1 \over {5\pi }}H,C = {{{{10}^{ - 3}}} \over {16\pi }}F\). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \(u = 200c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}(100\pi t)V\) (t tính bằng s). Điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện có giá trị cực đại bằng:
A 320V
B 260V
C 200V
D 160V
- Câu 19 : Một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần, tụ điện và biến trở mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = U0 cos(ωt + φ). (U0, ω, φ: không đổi). Khi biến trở có giá trị R1 hoặc R2 thì công suất của mạch có cùng giá trị. Khi giá trị biến trở là R1 thì hệ số công suất của đoạn mạch là 0,75. Khi giá trị của biến trở là R2 thì hệ số công suất của đoạn mạch xấp xỉ bằng:
A 0,25
B 0,34
C 0,66
D 0,50
- Câu 20 : Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 C và q2 = -3.10-8 C đặt tại hai điểm A, B trong chân không với AB = 30 cm. Điểm C trong chân không cách A, B lần lượt là 25 cm và 40 cm. Cho hằng số k = 9.109 (Nm2/C2). Cường độ điện trường do hệ hai điện tích gây ra tại C là:
A 2568 V/m
B 4567,5 V/m
C 4193 V/m
D 2168,5 V/m
- Câu 21 : Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì 2s, biên độ 6cm. Tại thời điểm t, vật có li độ -3cm đang chuyển động nhanh dần đều thời điểm mà gia tốc của vật có giá trị cực tiểu lần thứ 3 thì tốc độ trung bình của vật gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 12,8 cm/s
B 12,6 cm/s
C 12,4 cm/s
D 12,2 cm/s
- Câu 22 : Một lò xo nhẹ có độ cứng 40 N/m, đầu dưới gắn vào vật có khối lượng M = 300g, đầu trên gắn với vật nhỏ khối lượng m = 100g (hình vẽ).Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Kích thích cho vật trên dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì áp lực cực tiểu mà vật M đè lên sàn là 2N. Tốc độ cực đại của m là:
A 2m/s
B 1m/s
C 1,5m/s
D 0,5m/s
- Câu 23 : Một đoạn mạch AB gồm đoạn AM là một cuộn dây có điện trở thuần mắc nối tiếp với đoạn MB là một tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp uAB = U0.cosωt (ω thay đổi được). Khi tần số dòng điện là 60Hz thì hệ số công suất của đoạn AM và AB lần lượt là 0,8 và 0,6; đồng thời điện áp uAB trễ pha hơn cường độ dòng điện. Để trong mạch có cộng hưởng điện thì tần số của dòng điện là
A 80Hz
B 75Hz
C 100Hz
D 120Hz
- Câu 24 : Một vật có khối lượng 200g tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương có li độ (t tính bằng s). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật bằng:
A 169mJ
B 57mJ
C 225mJ
D 113mJ
- Câu 25 : Một nguồn âm điểm O phát âm với công suất không đổi, âm truyền trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Tại M và N mức cường độ âm lần lượt là 40 db và 20 dB. Tỷ số OM/ON là:
A 10
B 0,01
C 100
D 0,1
- Câu 26 : Mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với biểu thức của cường độ dòng điện theo thời gian là i = 30.cos(ωt – π/3) mA (t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ t = 0 để dòng điện đổi chiều là 5/12 µs. Điện tích cực đại của tụ điện là
A \({{0,075} \over {2\pi }}\mu C\)
B \({{0,03} \over \pi }\mu C\)
C \({{0,03} \over {2\pi }}\mu C\)
D \({{0,0075} \over {4\pi }}\mu C\)
- Câu 27 : Sóng dừng hình sin trên một sợi dây với bước sóng λ, biên độ điểm bụng là A. Gọi C và D là hai điểm mà phần tử dây tại đó có biên độ tương ứng là \({A \over 2};{{A\sqrt 3 } \over 2}\). Giữa C và D có hai điểm nút và một điểm bụng. Độ lệch pha của dao động giữa hai phần tử tại C và D là
A π
B 3π/4
C 3π/2
D 2π
- Câu 28 : Vật sáng là một đoạn thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính mỏng cho ảnh cùng chiều vật và cao bằng 0,5AB. Dịch vật ra xa thấu kính thêm một đoạn 9cm thì ảnh dịch một đoạn 1,8cm. Tiêu cự của thấu kính bằng:
A -18cm
B 24cm
C -24cm
D 18cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất