Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học trường THPT C...
- Câu 1 : Cho khí CO đi qua ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, ta nhận được 4,784g chất rắn Y (gồm 4 chất), khí đi ra khỏi ống dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062g kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là:
A 13,04%
B 25,15%
C 24,42%
D 32,55%
- Câu 2 : Có 4 bình khí mất nhãn là: axetilen, propin, but-1-in, but-2-in. Người ta làm thí nghiệm với lần lượt các khí, hiện tượng xảy ra như hình vẽ sau:Vậy khí sục vào ống nghiệm 2 là
A propin.
B but-2-in.
C axetilen.
D but-1-in.
- Câu 3 : Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử mạnh nhất?
A Cu
B Al
C Ag.
D Fe.
- Câu 4 : Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A Na và Cu
B Mg và Zn
C Fe và Cu
D Ca và Fe
- Câu 5 : Có các nhận định sau:1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.2. Lipit gồm các chất béo, sáp, steroit, phopholipit…3. Chất béo là chất lỏng4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.Số nhận định đúng :
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 6 : Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và một aminoaxit mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng vừa đủ a mol O2 thu được 19,8 gam CO2 và 0,8 mol hỗn hợp khí và hơi (gồm N2, H2O). Giá trị của a là
A 0,70
B 0,75
C 0,80.
D 0,65.
- Câu 7 : Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và Y là một ancol hai chức mạch hở ( trong đó số mol X nhỏ hơn số mol Y). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784ml khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với:
A 46,42%
B 42,46%
C 42,26%
D 44,62%
- Câu 8 : Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp sản phẩm mà các chất sản phẩmđều có phản ứng tráng gương. Cấu tạo có thể có của este là:
A CH2COOCH=CH2.
B HCOO-CH2CH=CH2
C HCOO=CH=CHCH3
D CH2=CH-COOCH3
- Câu 9 : Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là
A dung dịch HCl
B Qùi tím
C Natri kim loại
D dung dịch NaOH
- Câu 10 : Chất khí nào sau đây không cháy trong oxi?
A C2H2.
B CH4.
C CO2.
D NH3.
- Câu 11 : Lây 14,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.
A 600 ml
B 750 ml
C 400 ml
D 500 ml
- Câu 12 : Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 xM với 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị x là
A 0,015M.
B 0,03M.
C 0,02M.
D 0,04M.
- Câu 13 : Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A 13,80.
B 10,95.
C 15,20.
D 13,20.
- Câu 14 : Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là
A 2,2,4-trimetylpentan.
B 2,4,4,4-tetrametylbutan.
C 2,2,4,4-tetrametylbutan.
D 2,4,4-trimetylpentan.
- Câu 15 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng.(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2.(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2.(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít MgCl2.Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 16 : Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 7,0.
B 6,5.
C 6,0.
D 7,5.
- Câu 17 : Cho 1,22g một este E phản ứng vừa đủ với 0,02 mol KOH; cô cạn dung dịch thu được 2,16g hỗn hợp muối F. Đốt cháy hoàn toàn muối này thu được 2,64g CO2; 0,54g H2O và a gam K2CO3 , ME < 140 đvC.Trong F phải chứa muối nào sau đây?
A C2H5COOK.
B CH3C6H4-OK.
C CH3COOK .
D HCOOK.
- Câu 18 : Cho 8,96 lít khí CO2 ( ở đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,24M và Ba(OH)2 0,48M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 78,80.
B 23,64.
C 39,4.
D 42,28.
- Câu 19 : Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3 và M2CO3 ( M là kim loại kiềm, MOH và MHCO3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là
A K.
B Li.
C Na.
D Rb.
- Câu 20 : Chất nào dưới đây không phản ứng với axit axetic
A Cu(OH)2.
B K2O.
C NaHCO3.
D NaCl.
- Câu 21 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dunh dịch AgNO3 dư.(c) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng.(d) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.(e) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí).(g) Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ.Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A 3
B 4
C 5
D 2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein