lý thuyết về cacbohidrat
- Câu 1 : Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật và saccarozơ là
A Đều có trong củ cải đường.
B Đều tham gia phản ứng tráng gương.
C Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.
D Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.
- Câu 2 : Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?(1) Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ.(2) Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành.(3) Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ.(4) Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng.
A (3)
B (4)
C (3) và (4)
D (2) và (4)
- Câu 3 : Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A
Mantozơ và saccarozơ.
B Tinh bột và xenlulozơ.
C Fructozơ và glucozơ.
D Metyl fomat và axit axetic.
- Câu 4 : Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn sau: (1) ép mía; (2) tẩy màu nước mía bằng SO2; (3) thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất; (4) thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3; (5) cô đặc để kết tinh đường. Thứ tự đúng của các công đoạn là
A
(1) → (2) → (3) → (4) → (5).
B (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
C (1) → (3) → (4) → (2) → (5).
D (1) → (5) → (3) → (4) → (2).
- Câu 5 : Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A Không thể thủy phân monosaccarit.
B Thủy phân hoàn toàn đisaccarit sinh ra hai phân tử monosaccarit.
C Thủy phân polisaccarit chỉ tạo nhiều phân tử monosaccarit.
D Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli-, đi- và monosaccarit.
- Câu 6 : Cho dãy phản ứng hoá học sau:CO2 \(\overset{(1)}{\rightarrow}\) (C6H10O5)n \(\overset{(2)}{\rightarrow}\) C12H22O11 \(\overset{(3)}{\rightarrow}\) C6H12O6 \(\overset{(4)}{\rightarrow}\) C2H5OHCác giai đoạn có thể thực hiện nhờ xúc tác axit là
A (1), (2), (3).
B (2), (3).
C (2), (3), (4).
D
(1), (2), (4).
- Câu 7 : Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1 620 000 đvC. Giá trị n trong công thức (-C6H10O5-)n là:
A 7 000.
B 8 000.
C 9 000.
D 10 000.
- Câu 8 : Một dung dịch có tính chất sau:- Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.- Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.- Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.Dung dịch đó là
A glucozo.
B saccarozo.
C mantozo.
D
xenlulozo.
- Câu 9 : So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 10 : Có 4 gói bột trắng: glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. Có thể chọn nhóm thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 chất trên?
A H2O, dd AgNO3/NH3, dd I2.
B H2O, dd AgNO3/NH3, dd HCl.
C H2O, dd AgNO3/NH3, dd NaOH.
D H2O, O2 (đốt cháy), dd AgNO3/NH3.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein