Bài kiểm tra giữa học kì I - Đề số 4(Có lời giải c...
- Câu 1 : Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là
A số proton.
B số nơtron.
C dễ dàng nhường 1 electron.
D số electron.
- Câu 2 : Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét sai là
A X có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
B X có 4 electron p ở lớp ngoài cùng.
C X có 3 lớp electron.
D X là nguyên tố khí hiếm.
- Câu 3 : Có các đồng vị sau 1H, 2H, 35Cl, 37Cl. Có thể tạo ra tối đa số phân tử hiđroclorua HCl là:
A 2.
B 5.
C 3.
D 4.
- Câu 4 : Ion Y– có cấu hình e: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
A chu kì 3, nhóm VIIA.
B chu kì 3, nhóm VIIIA.
C chu kì 4, nhóm IA.
D chu kì 4, nhóm IIA.
- Câu 5 : Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là
A các nguyên tố p.
B các nguyên tố s.
C các nguyên tố s và p.
D các nguyên tố d và f.
- Câu 6 : Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất với hiđro lần lượt là
A III và III.
B III và V.
C V và V.
D V và III.
- Câu 7 : Đồng vị là những nguyên tử có cùng:
A số electron nhưng khác nhau số điện tích hạt nhân.
B số proton nhưng khác nhau số nơtron.
C số khối nhưng khác nhau số nơtron.
D cùng điện tích hạt nhân và số khối.
- Câu 8 : Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Viết kí hiệu nguyên tử R
- Câu 9 : Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5. Trong hợp chất khí với hidro, R chiếm 96,15% về khối lượng, xác định nguyên tử khối của R.
- Câu 10 : Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O và Cacbon có 2 đồng vị 12C, 13C. Hãy viết công thức các loại phân tử cacbonđioxit (CO2).
- Câu 11 : Dãy các chất điện li mạnh gồm
A HClO, KCl, CuCl2, AgNO3.
B NaOH, HCl, NH4NO3, NaNO3.
C CO2, FeSO4, KHCO3, Al(OH)3.
D Fe(NO3)2, Ca3(PO4)2, HCl, CH3COOH.
- Câu 12 : Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với nhóm các chất sau:
A H2SO4, KOH, NH3.
B NaOH, K2O, NH3.
C KCl, NaOH, NH3.
D NaCl, NaOH, NH3.
- Câu 13 : Cho các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau đây: H2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; NaOH. Có thể nhận biết các chất trong dãy trên bằng hóa chất nào sau đây?
A Phenolphtalein.
B Quỳ tím.
C AgNO3.
D Al (nhôm kim loại).
- Câu 14 : Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M) ; Mg2+ (0,05M); Cl- (0,06M) và ion SO42-. Nồng độ ion SO42- trong dung dịch là:
A 0,07M.
B 0,14M.
C 0,05M.
D 0,06M.
- Câu 15 : Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion nào sau đây?
A Al3+, K+, H+, NO3-, SO42-.
B Fe3+, Cu2+, Na+, NH4+, Cl-.
C Mg2+, Ca2+, H+, OH-, Cl-, SO42-.
D NH4+, K+, Na+, PO43-, CO32-.
- Câu 16 : Trộn 200 ml dung dịch HNO3 0,02M với 300 ml dung dịch NaOH 0,01M, được 500 ml dung dịch A.a. Viết phương trình phân tử, phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn.b. Tính CM các ion trong dung dịch A.c. Tính pH trong dung dịch A.
- Câu 17 : Nhận biết các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn sau đây bằng phương pháp hóa học: NaCl, Na3PO4, NaNO3.
- Câu 18 : Cho 3 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HNO3 1,6M. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.b. Tính giá trị V và khối lượng muối tạo thành.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao