Đề thi thử THPT QG môn hóa trường THPT Chuyên Lươn...
- Câu 1 : Kim loại nào không tan trong dung dịch FeCl3?
A Cu
B Fe
C Mg
D Ag
- Câu 2 : Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là:
A Vinyl acrylat
B Propyl metacrylat
C Etyl axetat
D Vinyl metacrylat
- Câu 3 : Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là:
A Cu, Pb, Ag
B Cu, Fe, Al
C Fe, Al, Cr
D Fe, Mg, Al
- Câu 4 : Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ?
A Axit axetic và phenol
B Axit axetic và ancol benzylic
C Anhiđrit axetic và phenol
D Anhiđrit axetic và ancol benzylic
- Câu 5 : Khi cho lượng dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch trong ống nghiệm
A Chuyển từ màu vàng sang màu đỏ
B Chuyển từ màu vàng sang màu da cam
C Chuyển từ màu da cam sang màu vàng
D Chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục
- Câu 6 : Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết tủa gì?
A Fe(OH)3
B Fe(OH)2 và Cu(OH)2
C Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2
D Fe(OH)3 và Zn(OH)2
- Câu 7 : Hỗn hợp rắn Ca(HCO3)2, NaOH và Ca(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2: 1: 1. Khuấy kĩ hỗn hợp vào bình đựng nước dư. Sau phản ứng trong bình chứa?
A CaCO3; NaHCO3
B Na2CO3
C NaHCO3
D Ca(OH)2
- Câu 8 : Cho các phát biểu sau:(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt dung dịch glucozo và fructozo(b) Trong môi trường axit, glucozo và frutozo có thể chuyển hóa lẫn nhau(c) Trong dung dịch, fructozo tồn tại chủ yếu ở dạng α vòng 5 hoặc 6 cạnh(d) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β)(e) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người sinh ra mantozo(g) Saccarozo được cấu tạo từ hai gốc β – glucozo và α – fructozo(h) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH và CH3OH, H2O tạo nên từ - OH trong nhóm – COOH của axit và H trong nhóm – OH của ancol(i) Phản ứng giữa axit axetic và ancol anlylic (ở đk thích hợp) tạo thành este có mùi thơm chuối chín(k) Metyl - ; đimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, khó chịu, độc(l) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần phân tử khốiSố phát biểu đúng là:
A 4
B 5
C 6
D 7
- Câu 9 : Cho các chất : C6H5NH2 (1) ; (C2H5)2NH (2); C2H5NH2(3); NH3 (4). Trật tự giảm dần lực bazo giữa các chất là :
A 3, 4, 2, 1
B 2, 3, 4, 1
C 2, 1, 3, 4
D 4, 3, 1, 2
- Câu 10 : Phèn Crom – Kali có màu :
A Trắng
B Vàng
C Da cam
D Xanh tím
- Câu 11 : Cho 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 5,55 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu được 15,05 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là:
A 51,35%
B 75,68%
C 24,32%
D 48,65%
- Câu 12 : Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp gồm metyl acraylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng x mol O2, thu được 0,38 mol CO2. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 0,50
B 0,45
C 0,60
D 0,55
- Câu 13 : Tên gọi của peptit H2N – CH2 – CONH – CH2 – CONHCH(CH3)COOH là:
A Gly – Ala – Gly
B Gly – Gly – Ala
C Ala – Gly – Gly
D Gly – Ala – Ala
- Câu 14 : Chất tham gia phản ứng cộng với hiđro ở (đk thích hợp) là:
A Tripanmitin
B Tristearin
C Etyl Axetat
D Etyl acrylat
- Câu 15 : Chất X phản ứng với HCl, chất X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa. Chất X là:
A NaCl
B NaHCO3
C K2SO4
D Ca(NO3)2
- Câu 16 : Metyl axetat bị khử bởi LiH4 thu được sản phẩm?
A Metanol
B Etanol và metanol
C Metanoic
D Metanoic và Etanoic
- Câu 17 : Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn ?
A Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa
B Sắt đóng vai trò anot bị oxi hóa
C Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa
D Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa
- Câu 18 : Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo muối sắt (II) ?
A HNO3 đặc, nóng, dư
B MgSO4
C CuSO4
D H2SO4 đặc nóng, dư
- Câu 19 : Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C5H10O2 với dung dịch NaOH thu được C2H5COONa và ancol Y. Y có tên là :
A Ancol Etylic
B Ancol Propyolic
C Ancol isopropylolic
D Ancol Metylic
- Câu 20 : Cho dung dịch lòng trắng trứng tác dụng với dung dịch axit nitric đặc, có hiện tượng
A Kết tủa màu tím
B Dung dịch màu xanh
C Kết tủa màu vàng
D Kết tủa màu trắng
- Câu 21 : Cho dãy các cation kim loại : Ca2+ ; Cu2+ ; Na+ ; Zn2+. Cation kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy
A Ca2+
B Cu2+
C Na+
D Zn2+
- Câu 22 : Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được 2 kết tủa gồm hiđroxit kim loại. Dung dịch Z chứa?
A Zn(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3
B Zn(NO3)2; Fe(NO3)2
C Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2
D Zn(NO3)2; Cu(NO3)2; Fe(NO3)3
- Câu 23 : Oxit nào sau đây là lưỡng tính?
A Fe2O3
B CrO
C Cr2O3
D CrO3
- Câu 24 : Hợp chất H2N – CH2 – COOH phản ứng được với : (1) NaOH; (2) HCl; (3) C2H5OH; (4) HNO2
A (1); (2); (3); (4)
B (2); (3); (4)
C (1); (2); (4)
D (1); (2); (3)
- Câu 25 : Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X, nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng?
A Tách nước Y chỉ thu được 1 anken duy nhất.
B Tên thay thế của Y là propan – 2 – ol
C Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh
D Trong phân tử X có 1 liên kết π
- Câu 26 : Dãy kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A Na, Cu
B Ca, Zn
C Fe, Ag
D K, Al
- Câu 27 : Cho dãy các chất Gly – Ala – Gly – Gly ; glucozo ; Ala – Gly ; protein ; glixerol. Số chất trong dãy tác dụng được với Cu(OH)2 là
A 2
B 4
C 3
D 5
- Câu 28 : X, Y, Z là ba peptit mạch hở, được tạo từ Ala, Val. Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thì đều được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 37,72 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z với tỉ lệ mol ương ứng là 5 : 5 : 1 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa 2 muối D, E với số mol lần lượt là 0,11 mol và 0,35 mol. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 14. Phần trăm khối lượng của Z trong M gần nhất với ?
A 14%
B 8%
C 12%
D 18%
- Câu 29 : Nung m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 0,6 mol khí. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 agm chất rắn T. Cho 50 gam hỗn hợp A gồm CO và CO2 qua ống sứ được chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết thu được hỗn hợp khí B có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của A. Giá trị của (m- V) gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A 58,4
B 61,5
C 63,2
D 65,7
- Câu 30 : X là este no, đơn chức, Y là este đơn chức, không no chứa một nối đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 10,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 10,08 lít O2 (đktc) thu được 6,48 gam nước. Mặt khác, đun nóng 10,56 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp muối chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Biết A, B là các muối của các axit cacboxylic. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A 0,9
B 1,2
C 1,0
D 1,5
- Câu 31 : X là dung dịch chứa 4,433 gam hỗn hợp NaCl và BaCl2. Còn dung dịch Y chứa 6,059 gam hỗn hợp Ag2SO4 và NiSO4. Mắc nối tiếp hai bình điện phân chứa lần lượt hai dung dịch X, Y rồi điện phân (với điện cực trơ có màng ngăn) bằng dòng điện I = 9,65 A. Sau 9 phút, bình chứa X có nước bắt đầu được điện phân trên cả hai cực, ngừng điện phân, được hai dung dịch X’ và Y’. Trộn hai dung dịch X’ và Y’ vào nhau được 3,262 gam kết tủa. Nếu trộn hai dung dịch X và Y vào nhau, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch A, rồi điện phân dung dịch A (với điện cực trơ) bằng dòng điện I = 5A, khi trên catot xuất hiện bọt khí, ngừng điện phân, thì khí thoát ra trên anot là 0,504 lít (đktc). Tỉ lệ số mol của muối Ag2SO4 và muối NiSO4 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A 0,23
B 0,26
C 0,31
D 0,37
- Câu 32 : Để thủy phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được muối cacbonat và 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A 1,52
B 1,42
C 1,56
D 1,63
- Câu 33 : Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15 M và KOH 0,1 M thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là :
A 23,2
B 12,6
C v
D 24,0
- Câu 34 : Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:
A 8,96
B 4,48
C 10,08
D 6,72
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein