Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2018, Đề 18 (...
- Câu 1 : Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A Điện phân dung dịch.
B Điện phân nóng chảy.
C Nhiệt luyện.
D Thủy luyện.
- Câu 2 : Chất không có tính lưỡng tính là
A Al(OH)3.
B NaHCO3.
C Al2O3.
D AlCl3.
- Câu 3 : Nước cứng là nước có chứa nhiều ion
A HCO3-, Cl-.
B Na+, K+.
C SO42-, Cl-.
D Ca2+, Mg2+.
- Câu 4 : Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ dưới đâyKhí X là
A etilen.
B nitơ đioxit.
C hiđro.
D metan.
- Câu 5 : Dung dịch chứa chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)2?
A Glixerol.
B Gly-Gly-Ala.
C Triolein.
D Axit fomic.
- Câu 6 : Chất tạo tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2 là
A phenol.
B benzen.
C axetilen.
D etilen.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây thu được sản phẩm cháy có chứa N2?
A Glyxin.
B Tinh bột.
C Chất béo.
D Xenlulozơ.
- Câu 8 : Chất nào sau đây là ancol thơm?
A C6H5OH.
B C2H5OH.
C C6H5CH2OH.
D CH3OH.
- Câu 9 : Cho 0,78 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư sau phản ứng thu được 0,224 lít khí ở đktc. Kim loại kiềm là
A Na.
B K.
C Rb.
D Li.
- Câu 10 : Hòa tan 16,8 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A 3,36.
B 2,24.
C 6,72.
D 4,48.
- Câu 11 : Một dung dịch gồm có 0,15 mol Na+; 0,05 mol Fe3+, 0,1 mol Cl- và NO3-. Cô cạn cẩn thận dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 22,4.
B 22,2.
C 22,3.
D 22,5.
- Câu 12 : Hòa tan hết 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X và 8,96 lít khí H2. Cô cạn X thu được khối lượng muối là
A 36,2 gam.
B 32,6 gam.
C 23,6 gam.
D 26,3 gam.
- Câu 13 : Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 g Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là
A 0,2 M.
B 0,01 M.
C 0,02 M.
D 0,1 M.
- Câu 14 : Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 2,9.
B 4,28.
C 4,10.
D 1,64.
- Câu 15 : Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M đun nóng. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A 150 ml.
B 400 ml.
C 300 ml.
D 200 ml.
- Câu 16 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dưSố thí nghiệm tạo ra chất khí là
A 4.
B 3.
C 1.
D 2.
- Câu 17 : Cho các phát biểu sau:(a) Kim loại đồng khử được ion Fe2+ trong dung dịch.(b) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.(c) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.(d) Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở anot.(e) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.Số phát biểu đúng là
A 5.
B 4.
C 2.
D 3.
- Câu 18 : Cho dãy chuyển hóa sau:\(Cr{O_3}\xrightarrow{{ + NaOHdu}}X\xrightarrow{{ + FeS{O_4} + {H_2}S{O_4}loang,du}}Y\xrightarrow{{ + NaOHdu}}Z\)Các chất X, Y, Z lần lượt là
A Na2Cr2O7, CrSO4, NaCrO2.
B Na2CrO4, CrSO4, Cr(OH)3.
C Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2.
D Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3.
- Câu 19 : Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Cho dãy các chất KMnO4, Cl2, NaClO, Na2CO3, NaCl, Ag, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
A 5.
B 6.
C 7.
D 4.
- Câu 20 : Cho các phát biểu sau:a) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li, kim loại cứng nhất là Cr.b) Cho viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thì khí H2sẽ thoát ra nhanh hơn.c) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra sự khử ion Cl-.d) H2SO4đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe nên có thể dùng thùng bằng nhôm, sắt chuyên chở axit này.e) Tính oxi hóa của Ag+ > Fe2+ > Cu2+.Số phát biểu đúng là
A 2.
B 3.
C 1.
D 4.
- Câu 21 : Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:X, Y, Z, T lần lượt là
A lysin, anilin, axit axetic, glucozơ.
B etyl fomat, anilin, glucozơ, anđehit axetic.
C etylamin, phenol, glucozơ, metylfomat.
D etylamin, axit acrylic, glucozơ, anđehit axetic.
- Câu 22 : Hỗn hợp A gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở X (CH6O3N2) và Y (C2H7O3N). A tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đun nóng, cho khí Z duy nhất làm xanh quỳ tím ẩm. Phát biểu nào sau đây sai?
A Z có tên thay thế là metan amin.
B Khí Z có lực bazo mạnh hơn NH3.
C X và Y đều tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol phản ứng là 1:1.
D Y tác dụng với dung dịch HCl tạo khí không màu.
- Câu 23 : Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon-6,6. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A 3.
B 4.
C 2.
D 1.
- Câu 24 : Cho các phát biểu sau:(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol;(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ;(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5;(e) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni;(f) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.Số phát biểu đúng là
A 4.
B 3.
C 5.
D 6.
- Câu 25 : Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 4,32A, trong thời gian t giây thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 12,64 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 20,4 gam chất rắn. Giá trị của t là
A 8935,2.
B 5361,1.
C 3574,07.
D 2685.
- Câu 26 : Dung dịch Z gồm Na2CO3 0,4M, KHCO3 x (M). Thêm từ từ 0,5 lít dung dịch Z vào 500 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, sau phản ứng hoàn toàn thu được 78,8 gam kết tủa. Giá trị của x là
A 1,6.
B 2,0.
C 0,8.
D 1,2.
- Câu 27 : Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan sát lượng kết tủa qua đồ thị sau:Tỉ số a : b bằng
A 2,0.
B 1,5.
C 5,0.
D 4,0.
- Câu 28 : Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 10,4.
B 23,4.
C 54,5.
D 27,3.
- Câu 29 : A là tripeptit Ala-Glu-X và B là pentapeptit Gly-Ala-X-Lys-Glu (X là α-aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp E chứa A, B cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 2M thu được 95,85 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo của X là
A CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
B NH2-CH2-CH2-COOH.
C CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.
D CH3-CH(NH2)COOH.
- Câu 30 : Axit cacboxylic X hai chức (có % khối lượng O nhỏ hơn 70%), Y và Z là 2 ancol đồng đẳng kế tiếp (MY<MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y và Z cần vừa đủ 8,96 lít O2 (đktc) thu được 7,84 lít CO2 và 8,1 gam H2O. Nếu đem đun nóng hỗn hợp trên với H2SO4 đặc (H = 100% và tốc độ phản ứng của hai ancol như nhau) thì tổng khối lượng este thu được gần nhất với
A 7,05 gam.
B 7,92 gam.
C 10,20 gam.
D 9,66 gam.
- Câu 31 : Cho các phát biểu sau:(1) Bột nhôm dùng điều chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn đường ray.(2) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit.(3) Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.(4) Thạch cao nung thường dùng để đúc tượng, làm phấn viết bảng.(5) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật.(6) CuSO4 khan đượng dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.(7) Kim loại Xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.(8) Crom được dùng để sản xuất thép có độ cứng cao và chống gỉ.Số phát biểu đúng là
A 7.
B 6.
C 8.
D 9.
- Câu 32 : Cho các nhận định sau:(1) Các amin bậc 2 đều có tính bazo mạnh hơn amin bậc 1.(2) Khi thủy phân hoàn toàn peptit bằng enzym thu được các peptit có mạch ngắn hơn.(3) Alanin, anilin, lysin, axit glutamic đều không làm đổi màu quỳ tím.(4) Các aminoaxit đều có tính lưỡng tính.(5) Các hợp chất tripeptit, glucozo, glixerol, saccarozo đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2.(6) Aminoaxit là hợp chất tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.Các nhận định không đúng là
A 3, 4, 5, 6.
B 1, 2, 3.
C 1, 2, 3, 4.
D 1, 2, 3, 5, 6.
- Câu 33 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Mg, Mg(NO3)2, Fe, Fe2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,10 mol HNO3 và 0,75 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m+67,58) gam hỗn hợp muối và 5,824 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc, gồm hai khí trong đó có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí) với tổng khối lượng là 3,04 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y (điều kiện không có không khí) thu được 223,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 có trong X gần nhất với
A 33%.
B 45%.
C 38%.
D 27%.
- Câu 34 : Hòa tan hoàn toàn 29,68 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 0,896 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Y đến khi kết tủa cực đại thì dừng lại, cho tiếp tục dung dịch AgNO3 dư vào, sau phản ứng thu được 211,02 gam kết tủa. Mặt khác cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư thu được 8,736 lít NO2 (ở đktc). Giá trị của m là
A 60,02.
B 62,22.
C 55,04.
D 52,21.
- Câu 35 : Hỗn hợp P gồm 2 axit đa chức X, Y có số mol bằng nhau và axit đơn chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh và có số nguyên tử C không lớn hơn 4; MX < MY). Trung hòa m gam hỗn hợp P cần vừa đủ 510 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam P thu được CO2 và 7,02 gam H2O. Còn nếu cho m gam P tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được 52,38 gam kết tủa vàng. Nhận định nào sau đây đúng?
A Phần trăm khối lượng X trong P bằng 17,34%.
B X, Y, Z đều là các axit no.
C Số nguyên tử C trong phân tử Z, X, Y tương ứng tăng dần.
D Thực hiện phản ứng este hóa 2m gam hỗn hợp P với metanol dư (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được 56,76 gam hỗn hợp các este (Giả sử các phản ứng đều hoàn toàn).
- Câu 36 : Trong dung dịch H2N-CH2-COOH tồn tại chủ yếu ở dạng :
A Anion
B Cation
C Phân tử trung hòa
D Ion lưỡng cực
- Câu 37 : Số hợp chất đơn chức có CTPT là C4H8O2 đều tác dụng được với NaOH là :
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 38 : Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre, ..., khi cho tác dụng với hỗn hợp HNO3/H2SO4 đặc đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. X là
A Xenlulozo
B Tinh bột
C Glucozo
D Saccarozo
- Câu 39 : Thuốc nổ đen còn gọi là thuốc nổ không khói là hỗn hợp của
A KNO3, S
B KClO3, C
C KClO3, S, C
D KNO3, C, S
- Câu 40 : Nhận định nào sau đây là đúng
A Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO42-
B Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
C Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
D Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
- Câu 41 : Cho các polime : tơ visco, len, tơ tằm , tơ axetat, bông, tinh bột. Số polime thiên nhiên là :
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 42 : Lên men hoàn toàn m gam glucozo thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Giá trị m là :
A 64,8
B 72
C 144
D 36
- Câu 43 : Dầu mở để lâu dễ bị ôi thiu là do :
A Chất béo bị phân hủy thành các mùi khó chịu
B Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi
C Chất béo bị phân hủy với nước trong không khí
D Chất béo bị rữa ra
- Câu 44 : Ứng dụng nào sau đây không phải là của protein :
A Là thành phần tạo nên chất dẻo.
B Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
C Là cơ sở tạo nên sự sống.
D Là dinh dưỡng trong thức ăn của người và động vật.
- Câu 45 : Trong các dung dịch sau: fructozơ, glixerol, saccarozo, ancol etylic và tinh bột. Số dung dịch có thể hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A 4
B 5
C 3
D 1
- Câu 46 : Hãy cho biết hỗn hợp Fe2O3, Al và Cu (có cùng số mol) có thể tan hoàn toàn trong
A dung dịch H2SO4 loãng.
B dung dịch NaOH đặc, nóng.
C dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D dung dịch NH3 đặc.
- Câu 47 : Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.
B Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.
C Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.
D Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.
- Câu 48 : Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit, nhưng không có khả năng tẩy màu
A CO2
B Cl2
C SO2
D NO2
- Câu 49 : Có bảy ống nghiệm đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm : (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3, K2Cr2O7 và (COONa)2. Cho Ba(OH)2 đến dư vào bảy ổng nghiệm trên. Sau khicác phản ứng kết thúc số ống nghiệm thu được kết tủa là :
A 4
B 5
C 6
D 7
- Câu 50 : Cho 16,5 gam chất X có CTPT là C2H10O3N2 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z. Tổng nồng độ % các chất có trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A 7,6%
B 7,3%
C 9,6%
D 9,2%
- Câu 51 : Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Điện phân nóng chảy Al2O3Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:
A 4
B 2
C 3
D 5
- Câu 52 : Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chấtđều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A HNO3, NaCl, Na2SO4.
B HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
- Câu 53 : Cho m (g) hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lit Cl2 ở đktc, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch Y và 0,672 lit H2 đktc. Làm khô dung dịch Y thu được 4,98g chất rắn khan. m có giá trị là :
A 3,12
B 1,43
C 2,14
D 2,86
- Câu 54 : Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư). (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4. (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.Số thí nghiệm thu được đơn chất là.
A 2
B 4
C 5
D 3
- Câu 55 : Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A Cao su buna, nilon-6,6, tơ visco, polietilen, nhựa novolac
B Cao su buna, polistiren, poli ( metyl metacrylat), poli etilen
C tơ nilon-6, tơ olon, poli prpilen, poli( vnyl clorua), tơ axetat
D poli etilen, poli vinyl axetat, nilon-6,6, tơ axetat, tơ visco
- Câu 56 : Cho 3,68 gam hỗn hợp chứa Mg, Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,3M, Cu(NO3)2 0,4M AgNO3 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X 9,08 gam chất rắn. Lọc bỏ chất rắn rồi cho NaOH dư vào X thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là:
A 7,98
B 8,97
C 7,89
D 9,87
- Câu 57 : Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
- Câu 58 : Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thuđược dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A Cu(NO3)2.
B HNO3.
C Fe(NO3)2.
D Fe(NO3)3.
- Câu 59 : Cho các thí nghiệm sau :(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.(3) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là
A (1), (2) và (3).
B (1) và (3) .
C (2) và (3).
D (1) và (2)
- Câu 60 : Cho các phát biểu sau: (a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon. (b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam (d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray. (e) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.Số phát biểu sai là
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 61 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X và 0,2 mol H2. Sục khí CO2 tới dư vào X, xuất hiện 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 37,60.
B 21,35.
C 42,70.
D 35,05.
- Câu 62 : Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch chứa Ca(OH)2, thu được chưa đến 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A NaHCO3.
B NaHS.
C KHCO3.
D KHS.
- Câu 63 : Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng 62,4 gam hỗn hợp FeO, CuO nung nóng một thời gian. Sau thí nghiệm thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn 1/2 khí B sục vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,15M đến khi kết thúc thấy tạo thành 29,55 gam kết tủa. Chia A thành 2 phần bằng nhau: – Phần 1: Cho vào dung dich HCl dư các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,05 mol khí – Phần 2: Cho vào dung dịch H2SO4 dư phản ứng hoàn toàn thu được 0,2 mol SO2 Tính hiệu suất phản ứng CuO với CO
A 50%
B 66,7%
C 33,3%
D 15%
- Câu 64 : Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2, thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất a : b là
A 0,6
B 1,2
C 0,8
D 1,4
- Câu 65 : Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A C5H9O4N.
B C5H11O4N3.
C C6H10O6N2.
D C6H11O6N3.
- Câu 66 : Cho 7,2 gam Mg phản ứng hoàn toàn với 150 gam dd HNO3 37,8% thu được dd A và thoát ra các khí NO, N2, N2O. Biết rằng nếu thêm 900 ml dd NaOH 1M vào A, không thấy khí thoát ra, loại bỏ kết tủa thu được rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 57,75 gam chất rắn. Nồng độ % của HNO3 trong dd A là?
A 6,14%
B 61,4%
C 4,16%
D 6,14%
- Câu 67 : Cho các phát biểu sau:(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic.(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.(d) Tinh bột thuộc loại đisaccarit.(e) Khi thủy phân anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.(f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.Số phát biểu đúng là
A 4
B 2
C 5
D 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein