- Ôn tập kim loại kiềm kiềm thổ - nhôm
- Câu 1 : Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?
A Al, Ba, Na
B Na, Ba, Mg
C Al, Mg, Fe
D Al, Mg, Na
- Câu 2 : Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y. Cặp chất X, Y nào không thỏa mãn sơ đồ trên?( biết mỗi mũi tên là một phản ứng)
A Al2O3 và Al(OH)3.
B Al(OH)3 và NaAlO2
C Al(OH)3 và Al2O3.
D NaAlO2 và Al(OH)3.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây là sai?
A Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ
B Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Li đến Cs
C Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ phòng
D Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện
- Câu 4 : Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì
A không có phản ứng xảy ra.
B tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa Na2CO3.
C tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3
D tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại
- Câu 5 : Hoà tan m gam hỗn hợp Na, K, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch X và 0,896 lít H2(đktc). pH của dung dịch X bằng:
A 11
B 1
C 12
D 13
- Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 -0,5M và HCl -1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chât rắn .
A 27,85
B 28,95
C 29,85
D 25,89
- Câu 7 : Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A 39,40.
B 23,64.
C 15,76.
D 21,92.
- Câu 8 : Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al vào 100ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 290ml dung dịch HCl 1M thu được 7,02 gam kết tủa. Tính m?
A 2,7 gam
B 1,62 gam
C 3,24 gam
D 2,16 gam
- Câu 9 : Cho m1 g Al vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 g chất rắn X. Nếu cho m2 g X tác dụng với lượng dư HCl thì thu được 0,336 l khí dktc. Giá trị của m1 và m2 là:
A 8,1 và 5,43
B 1,08 và 5,43
C 0,54 và 5,16
D 1,08 và 5,16
- Câu 10 : Hòa tan hoàn toàn 7,8 g hỗn hợp gồm Al và Mg trong HCl dư thu được 8,96 l H2 dktc và dung dịch chứa m g muối . Giá trị của m là:
A 22,4
B 28,4
C 22,0
D 36,2
- Câu 11 : Một hỗn hợp rắn X gồm 1,5 mol Ba, 1 mol K và 3,5 mol Al được cho vào nước (dư). Hiện tượng xảy ra là:
A X không tan hết
B Al chỉ bị tan một phần
C Chỉ có Ba và K tan
D X tan hết
- Câu 12 : Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 150 ml dung dịch hỗn hợp chứa AgNO3 1M, Fe(NO3)3 0,8M, Cu(NO3)2 0,6M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là:
A 22,68
B 24,32
C 23,36
D 25,26
- Câu 13 : Cho hỗn hợp gồm Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng kết thúc thu được phần rắn, lọc lấy phần rắn rồi chia làm 2 phần :
A 8
B 6
C 7
D 5
- Câu 14 : Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na , K , Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng ) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2(đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa . Gía trị của m là
A 10,4
B 54,6
C 27,3
D 23,4
- Câu 15 : Điện phân nóng chảy Al2O3 anot than chì %H=100% , cường độ dòng điện 150000A, thời gian 1 giờ thu được hỗn hợp khí X ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 16. Lấy 2,24l X sục vào nước vôi trong dư được 2g kết tủa . khối lượng than chì bị đốt cháy ở anot gần nhất với giá trị nào nhất:
A 18,00 kg
B 24,00 kg
C 19,20 kg
D 21,60 kg
- Câu 16 : Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỷ khối so với H2 bằng 11,5. m gần giá trị nào nhất?
A 240
B 255
C 132
D 252
- Câu 17 : Hòa tan hoàn toàn 31,25 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 157,05 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là:
A 0,40 mol
B 0,50 mol
C 0,45 mol
D 0,30 mol
- Câu 18 : Lấy 9,9 gam kim loại M có hoá trị không đổi đem hoà vào HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X ( ở ĐKTC) gồm hai khí NO và N2O, tỉ khối của khí X đối với H2 bằng 18,5. Vậy kim loại M là
A Zn
B Al
C Mg
D Ni
- Câu 19 : Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất kết tủa và dung dịch X . Cho NH3 dư vào dung dịch X , lọc kết tủa nhiệt phân không có không khí được 9,1 gam chất rắn Y. Giá trị m là :
A 48,6
B 10,8
C 32,4
D 28,0
- Câu 20 : Dãy nào sau đây gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về khả năng khử H2O?
A K, Na, Mg, Al
B Al, Mg, Na, K
C Mg, Al, Na, K
D Al, Mg, K, Na
- Câu 21 : Cho hỗn hợp gồm Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng kết thúc thu được phần rắn, lọc lấy phần rắn rồi chia làm 2 phần : - Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư- Phần 2: Hòa tan vừa hết với dung dịch HCl.Số phản ứng oxi hóa khử tối đa có thể xảy ra là
A 8
B 6
C 7
D 5
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein