40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Nguyên tố hóa học...
- Câu 1 : Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 2 : Trong nguyên tử, hạt mang điện là :
A. Electron.
B. Electron và nơtron
C. Proton và nơton.
D. Proton và electron.
- Câu 3 : Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là :
A. Electron.
B. Proton.
C. Nơtron.
D. Nơtron và electron.
- Câu 4 : Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. Proton.
B. Nơtron.
C. Electron.
D. Nơtron và electron
- Câu 5 : Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là :
A. 9
B. 10
C. 19.
D. 28.
- Câu 6 : Một ion có 3 proton, 4 nơtron và 2 electron. Ion này có điện tích là :
A. 3+.
B. 2-.
C. 1+.
D. 1-.
- Câu 7 : Một ion có 13 proton, 14 nơtron và 10 electron. Ion này có điện tích là :
A. 3-.
B. 3+.
C. 1-.
D. 1+.
- Câu 8 : Ion M2+ có số electron là 18, điện tích hạt nhân là :
A. 18.
B. 20.
C. 18+.
D. 20+.
- Câu 9 : Ion X- có 10 electron, hạt nhân có 10 nơtron. Số khối của X là :
A. 19.
B. 20.
C. 18.
D. 21.
- Câu 10 : Nguyên tử có số hiệu Z = 24, số nơtron 28, có
A. số khối bằng 52.
B. số electron bằng 28
C. điện tích hạt nhân bằng 24.
D. A, C đều đúng.
- Câu 11 : Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. số khối.
B. điện tích hạt nhân.
C. số electron.
D. tổng số proton và nơtron.
- Câu 12 : Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là :
A. Na (Z = 11).
B. Mg (Z = 12).
C. Al (Z = 13).
D. Cl (Z =17).
- Câu 13 : Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là
A. Cr.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ni.
- Câu 14 : Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là
A. Br.
B. Cl.
C. Zn.
D. Ag.
- Câu 15 : Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. Na (Z = 11).
B. Mg (Z = 12).
C. Al (Z = 13).
D. Cl (Z =17).
- Câu 16 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. X là nguyên tố :
A. flo.
B. clo.
C. brom.
D. iot.
- Câu 17 : Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Điện tích hạt nhân của R là :
A. 20.
B. 22.
C. 24.
D. 26.
- Câu 18 : Hợp chất MCl2 có tổng số hạt cơ bản là 164. Trong hợp chất, số hạt mang điện nhiều hơn số hoạt không mang điện là 52. Công thức của hợp chất trên là :
A. FeCl3.
B. CaCl2.
C. FeF3.
D. AlBr3.
- Câu 19 : Oxit B có công thức M2O có tổng số hạt cơ bản là 92. Trong oxit, số hạt mang điện nhiều hơn số hoạt không mang điện là 28. Công thức của M là :
A. Fe.
B. Na.
C. Al
D. Mg.
- Câu 20 : Tổng số hạt cơ bản của phân tử MCl2 là 164, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 52. M là
A. Mg.
B. Ca.
C. Cu.
D. Zn.
- Câu 21 : Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là
A. Mg3N2.
B. Ca3N2.
C. Cu3N2.
D. Zn3N2.
- Câu 22 : Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX2 là 288, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 72. X là
A. Clo.
B. Brom.
C. Iot.
D. Flo.
- Câu 23 : Tổng số hạt cơ bản của phân tử MClO3 là 182, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 58. M là
A. K.
B. Li.
C. Na.
D. Rb.
- Câu 24 : Oxit B có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là
A. Na2O.
B. Li2O.
C. K2O.
D. Ag2O.
- Câu 25 : Tổng số hạt cơ bản của phân tử M2O5 là 212, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 68. M là
A. P
B. N
C. As.
D. Bi.
- Câu 26 : Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện tích là 128. Trong hợp chất, số proton của nguyên tử X nhiều hơn số proton của nguyên tử M là 38. Công thức của hợp chất trên là :
A. FeCl3.
B. AlCl3.
C. FeF3.
D. AlBr3.
- Câu 27 : Hợp chất M2X có tổng số hạt cơ bản là 140. Trong hợp chất, trong số đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của M nhiều hơn của X là 22. Số hiệu nguyên tử của M và X là :
A. 16 và 19.
B. 19 và 16.
C. 43 và 49.
D. 40 và 52.
- Câu 28 : Tổng số proton, electron, nơtron trong hai nguyên tử A và B là 142, trong số đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là :
A. 17 và 19.
B. 20 và 26.
C. 43 và 49.
D. 40 và 52.
- Câu 29 : Tổng số proton, electron, nơtron trong hai nguyên tử A và B là 177, trong số đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Nguyên tử A và B là :
A. Cu và K.
B. Fe và Zn.
C. Mg và Al.
D. Ca và Na.
- Câu 30 : Hợp chất AB2 (trong đó A chiếm 50% về khối lượng) có tổng số hạt proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số proton bằng số nơtron. AB2 là :
A. NO2.
B. SO2.
C. CO2.
D. SiO2.
- Câu 31 : Trong phân tử MX2, M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là 58. CTPT của MX2 là
A. FeS2.
B. NO2.
C. SO2.
D. CO2.
- Câu 32 : Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 22.Công thức phân tử của M2X là
A. K2O.
B. Na2O.
C. Na2S.
D. K2S.
- Câu 33 : Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32 . Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là
A. Mg và Ca.
B. Be và Mg.
C. Ca và Sr.
D. Na và Ca.
- Câu 34 : Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là
A. 36 và 27.
B. 36 và 29.
C. 32 và 31.
D. 31 và 32.
- Câu 35 : Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17. Số electron của X là
A. 21.
B. 24.
C. 27.
D. 26.
- Câu 36 : Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số electron và số nơtron của M3+ là
A. 26; 27.
B. 23; 27.
C. 23; 30.
D. 29; 24.
- Câu 37 : Tổng số hạt cơ bản trong ion M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là:
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe
D. Ca.
- Câu 38 : Tổng số hạt cơ bản trong ion M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. M là:
A. Ag.
B. Zn.
C. Fe
D. Ca.
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao