Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2017, Đề 2 (C...
- Câu 1 : Có các nhận định sau :1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.2. Lipit gồm các chất béo ,sáp, steroid, photpholipit,...3. Chất béo là chất lỏng4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.Số nhận định đúng :
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 2 : Chỉ ra nhận xét đúng trong số các nhận xét sau:
A Các este là những chất lỏng hoặc chất rắn ở nhiệt độ thường và chúng tan nhiều trong nước.
B Giữa các phân tử este tạo được liên kết hiđro với nhau.
C Phản ứng xà phòng hóa este là phản ứng một chiều.
D So với các axit đồng phân, este có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Câu 3 : Chất nào sau đây không bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là
A glyxylvalin
B triolein
C saccarozơ
D phenyl fomat.
- Câu 4 : Chia hỗn hợp X gồm glyxin và một số axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 20,54 gam so với ban đầu. Phần hai tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi như N2 không bị nước hấp thụ. Thành phần phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là
A 25,73
B 22,97
C 24,00
D 25,30
- Câu 5 : Muốn tổng hợp 120 kg metylmetacrylat, hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%, khối lượng axit và ancol cần dùng lần lượt là :
A 170 kg và 80 kg
B 65 kg và 40 kg
C 171 kg và 82 kg
D 215 kg và 80 kg
- Câu 6 : Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau và nhúng trong các dung dịch HCl như hình vẽ dưới đây. Thanh sắt bị hòa tan chậm nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với :
A Sn
B Zn
C Cu
D Ni
- Câu 7 : Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3) bằng dòng điện một chiều có cường độ 1,34A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 10,375 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho bột nhôm dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 4
B 7
C 6
D 5
- Câu 8 : Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là
A 5
B 3
C 2
D 4
- Câu 9 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1). Cho dd NaOH dư vào dd AlCl3 (2). Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3(3). Cho dd HCl dư vào dd NaAlO2. (4). Sục khí CO2 dư vào dd NaAlO2(5). Cho dd Na2CO3 vào dd nhôm sunfat. (6). Cho Al tác dụng với Cu(OH)2.Số thí nghiệm tạo kết tủa Al(OH)3 là:
A 3
B 2
C 5
D 4
- Câu 10 : Cho m gam hỗn hợp P gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4: 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch Y. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Z. Dẫn Z từ từ qua dung dịch KOH dư, thấy có 4,48 lít hỗn hợp khí T đi ra (đktc). Tỉ khối của T đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong Y gần nhất với
A 9,6%
B 9,7%
C 9,5%
D 9,4%
- Câu 11 : Trộn bột nhôm với m gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO, Cr2O3 và FexOy (trong FexOy oxi chiếm 27,59% theo khối lượng) rồi đun nóng thì thu được 240 gam hỗn hợp Y. - Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y thì phải dùng hết 450ml dung dịch NaOH loãng 2M - Lấy ½ hỗn hợp Y cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thì thu được 12,32 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thành phần phần trăm của FexOy trong hỗn hợp X là
A 32,27
B 20,01
C 58,34
D 64,53
- Câu 12 : Hoà tan hoàn toàn một loại quặng trong số các quặng hematit, manhetit, xiđerit, pirit trong dung dịch HNO3 đặc, dư đun nóng thu được khí NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X, không thấy xuất hiện kết tủa. Quặng đã hoà tan là
A Pirit.
B Manhetit.
C Xiđerit.
D Hematit.
- Câu 13 : Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hơp tạo muối sắt (II)?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 14 : Hòa tan hết 13,12 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 48,4 gam muối và a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là.
A 0,16 mol
B 0,12 mol
C 0,15 mol
D 0,20 mol
- Câu 15 : Cho a gam O2 vào bình kín chứa b gam Fe, thực hiện đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì chỉ thu được hỗn hợp M gồm các chất rắn. Biết b : a = 3,5. Trong M có một chất có số mol bằng tổng số mol các oxit còn lại và tổng khối lượng của các oxit là m gam. Cho M phản ứng vừa đủ với 900ml dung dịch HCl 2M thì thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của (m + m1) gần nhất có thể là
A 328.
B 331.
C 329.
D 330.
- Câu 16 : Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3, H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là
A 2
B 5
C 3
D 4
- Câu 17 : Cho các khí: CO, CO2, O2, N2, NO2, SO2, H2S, CFC. Có bao nhiêu khí gây ô nhiễm không khí?
A 6
B 5
C 4
D 7
- Câu 18 : Cho các nhận xét sau:(1) Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron. (3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.(4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính. (5) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.(6) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.(7) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.Số nhận xét đúng là
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 19 : Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)X + 4NaOH → Y + Z + T + 2NaCl + X1Y + 2[Ag(NH3)2]OH → C2H4NO4Na + 2Ag + 3NH3 + H2OZ + HCl → C3H6O3 + NaClT + Br2 + H2O → C2H4O2 + X2Phân tử khối của X là :
A 227
B 231
C 220
D 225
- Câu 20 : Có các nhận xét sau về kim loại(1) Các kim loại kiềm đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối(2) Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do gây ra(3) Al là kim loại lưỡng tính vì vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl(4) Các kim loại Na, Cr và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch NaOH ở điều kiện thường(5) Trong thực tế người ta sản xuất Al trong lò cao (6) Sắt là nguyên tố hàm lượng cao nhất trong tất cả các kim loại có trong vỏ trái đất.Số nhận xét đúng là
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 21 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al, FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 1,008 lít khí H2. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 7,65 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 4,032 lít khí SO2. Các khí đo ở đktc, công thức của oxit sắt là :
A FeO.
B Fe2O3, FeO.
C Fe2O3
D Fe3O4.
- Câu 22 : Hợp chất hữu cơ X có chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875mol O2 . Sau phản ứng cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra 7g kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39g so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336l khí thoát ra ở đktc. Khi lấy 4,46g X tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit( đều chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 ĐVC) giá trị của m là:
A 5,8g
B 5,44 g
C 6,14 g
D 6,50 g
- Câu 23 : Hỗn hợp X gồm Ag2SO4 và CuSO4 hòa tan vào nước dư được dung dịch A. Cho m g bột Al vào dung dịch A một thời gian thu được 6,66 g chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,024 lít H2 (đktc). Hoà tan phần thứ 2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,91 g khí NO sản phẩm khử duy nhất. Thêm HCl dư vào dung dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh Fe vào dung dịch D cho đến khi dung dịch mất hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,896 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 2,144 g so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt). Biết các phản ứng liên quan đến dãy điện hóa xảy ra theo thứ tự chất nào oxi hóa mạnh hơn phản ứng trước, % khối lượng muối Ag2SO4 trong hỗn hợp X là:
A 24,32%
B 16,32 %
C 27,20%
D 18,64 %
- Câu 24 : Z là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O, có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đem 2,85 gam Z tác dụng với H2O (trong môi trường H+), phản ứng tạo ra hai chất hữu cơ P, Q. Khi đốt cháy hoàn toàn lượng P và Q ở trên thì P tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O; Q tạo ra 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O, thể tích oxi tiêu tốn cho cả hai quá trình đốt cháy là 3,024 lít (đktc). Biết Z tác dụng được với Na giải phóng H2; chất P có khối lượng phân tử bằng 90 gam.mol-1 và Q là hợp chất đơn chức. Số đồng phân phù hợp của Z là
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 25 : Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,21 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), hỗn hợp sau phản ứng chỉ có nước và 5,4 gam các este thuần chức. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối lớn trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 11%
B 7%
C 9%
D 5%
- Câu 26 : Hỗn hợp M gồm : Peptit X và pepit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y được Glyxin và Valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M chứa X,Y có tỷ lệ mol tương ứng là 1:3 cần dùng vừa đủ 1,98 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm có 0,22 mol N2 và 92,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M là
A 60,246
B 18,456
C 51,632
D 20,567
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein