Kiểm tra hết học kì II Vật Lí 12 Đề 2
- Câu 1 : Chiếu một chùm sáng hẹp song song coi là một tia sáng gồm 4 thành phần đơn sắc vàng, lục, lam, chàm từ không khí tới mặt phân cách với nước sao cho góc tới khác 0. Góc lớn nhất hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ là của ánh sáng
A chàm
B lục
C vàng
D lam
- Câu 2 : Để sấy khô các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, người ta dùng bức xạ nào dưới đây ?
A tia X (rơn ghen)
B tia gama
C tia hồng ngoại
D tia tử ngoại
- Câu 3 : Một hạt có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v rất lớn. Biết tốc độ ánh sáng là c. Động năng của hạt được xác định bởi công thức
A \({{\text{W}}_{d}}=\frac{{{m}_{0}}{{c}^{2}}}{\sqrt{1-{{\left( \frac{v}{c} \right)}^{2}}}}\)
B \({{\text{W}}_{d}}=(\frac{1}{\sqrt{1-{{\left( \frac{v}{c} \right)}^{2}}}}-1){{m}_{0}}{{c}^{2}}\)
C \({{\text{W}}_{d}}=(\frac{1}{\sqrt{1-{{\left( \frac{v}{c} \right)}^{2}}}}+1){{m}_{0}}{{c}^{2}}\)
D \({{\text{W}}_{d}}=(\frac{1}{\sqrt{1+{{\left( \frac{v}{c} \right)}^{2}}}}-1){{m}_{0}}{{c}^{2}}\)
- Câu 4 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không thay đổi vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa cùng tần số và
A ngược pha với điện áp
B sớm pha π/2 so với điện áp
C trễ pha π/2 so với điện áp
D cùng pha với điện áp
- Câu 5 : Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz và cường độ dòng điện cực đại 2\(\sqrt{2}\) A chạy qua một tụ điện có điện dung 31,8µF. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là
A 20V
B 200\(\sqrt{2}\)V
C 20\(\sqrt{2}\)V
D 200V
- Câu 6 : Trong thí nghiệm giao thoa Yang người ta đo được khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp là 3mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân tối thứ 3 (tính từ vân sáng trung tâm) ở cùng phía so với vân trung tâm là
A 1mm
B 6mm
C 3mm
D 0,75mm
- Câu 7 : Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi thì tỉ số điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp để hở là k. Nếu từ máy biến áp ban đầu đồng thời giảm 2x vòng dây ở cuộn sơ cấp và 3x vòng dây ở cuộn thứ cấp thì tỉ số điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp để hở vẫn bằng k. Nếu từ máy biến áp ban đầu đồng thời tăng y vòng dây hoặc đồng thời giảm z vòng dây ở cả cuộn sơ cấp và thứ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở đều thay đổi một lượng 0,1U. Tỉ số y/z là
A 1,5
B 2,5
C 1,8
D 2
- Câu 8 : Một kim loại có công thoát electron là 4,5eV. Cho hằng số plang là h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1= 0,18µm, λ2= 0,21µm, λ3= 0,32µm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là
A λ2 , λ3
B λ1 , λ3
C λ1 , λ2 , λ3
D λ1 , λ2
- Câu 9 : Trong thí nghiệm giao thoa Yang, khoảng cách giữa hai khe Yang là x, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là D. Thực hiện giao thoa đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,5µm và 0,7µm. Nếu coi hai vân sáng trùng nhau là một vạch sáng thì số vạch sáng quan sát được nằm giữa vân sáng trung tâm và vân tối trùng thứ 2 (tính từ vân sáng trung tâm) của hai bức xạ ở trên màn là
A 16
B 14
C 17
D 15
- Câu 10 : Theo mẫu nguyên tử Bo, một đám nguyên tử hidro bị kích thích để electron của nguyên tử chuyển lên quỹ đạo N thì sau đó đám nguyên tử này có thể phát ra tối đa
A 2 vạch quang phổ
B 6 vạch quang phổ
C 3 vạch quang phổ
D 4 vạch quang phổ
- Câu 11 : Trong thí nghiệm giao thoa Yang với ánh sáng đơn sắc trong chân không, khoảng cách giữa hai khe Yang là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1m. Người ta đo được khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 4mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A 0,4µm
B 0,7µm
C 0,5µm
D 0,6µm
- Câu 12 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt{2}\) cos2πft (V) (trong đó U không đổi, tần số f thay đổi được). Khi tần số của điện áp bằng 60Hz thì công suất của đoạn mạch là 156,6W. Điều chỉnh tần số bằng 30Hz thì công suất đoạn mạch là 52,2W. Khi tần số điện áp bằng 20Hz thì công suất đoạn mạch gần giá trị nào nhất sau đây?
A 23,74W
B 24,37W
C 24,73W
D 23,47W
- Câu 13 : Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi cảm kháng của cuộn cảm la ZL, dung kháng của tụ điện là ZC thì tổng trở của đoạn mạch là
A \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}-Z_{C}^{2}}\)
B \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}-{{(Z_{L}^{{}}-Z_{C}^{{}})}^{2}}}\)
C \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{(Z_{L}^{{}}-Z_{C}^{{}})}^{2}}}\)
D \(Z=\sqrt{R+{{Z}_{L}}+{{Z}_{C}}}\)
- Câu 14 : Hạt nhân Uranium có 92 proton và 235 nuclon có kí hiệu là
A \({}_{92}^{235}U\)
B \({}_{235}^{92}U\)
C \({}_{143}^{92}U\)
D \({}_{92}^{143}U\)
- Câu 15 : Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, lam và vàng vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này không phát quang. Ánh sáng kích thích không gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A Vàng
B Chàm
C Cam
D Đỏ
- Câu 16 : Công thoát của Electron khỏi đồng là 6,625.10-19 J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Khi chiều bức xạ có bước sóng nào dưới đây vào kim loại đồng, thì hiện tượng quang điện sẽ xảy ra:
A 0,60 μm
B 0,9 μm
C 0,20 μm
D 0,4 μm
- Câu 17 : Cho: 1eV = 1,6.10-19 J; h=6,625.10-34 J.s; c=3.108 m/s. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -0,85 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một sáng điện từ có bước sóng
A 0,6563 μm
B 0,0974 μm
C 0,4860 μm
D 0,4340 μm
- Câu 18 : Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014 Hz, Biết số photon mà nguồn sáng phát ra trong mỗi giây là 2,01.1019 photon. Lấy h= 6,625.10-34 J.s; c=3.108 m/s. Công suất phát xạ của nguồn sáng xấp xỉ bằng
A 2W
B 10W
C 0,1W
D 0,2W
- Câu 19 : Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Khoảng cách giữa hai khe sáng trong thí nghiệm là 0,2 mm. Trên màn, khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 ở cùng phía so với vân sáng trung tâm là:
A 13,5 mm
B 13,5cm
C 15,3mm
D 15,3cm
- Câu 20 : Hạt \(_{26}^{59}F\text{e}\) là hạt nhân phóng xạ β- tạo thành Co bền. Ban đầu có một mẫu \(_{26}^{59}F\text{e}\) nguyên chất. Tại một thời điểm nào đó tỉ số số hạt nhân Co và Fe trong mẫu là 3:1 và tại thời điểm sau đó 138 ngày thì tỉ số đó là 31:1. Chu kỳ bán rã của \(_{26}^{59}F\text{e}\) là:
A 138 ngày
B 27,6 ngày
C 46 ngày
D 69 ngày
- Câu 21 : Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Giao thoa thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 500 nm và λ2 = 400 nm. Số vạch sáng quan sát được bằng mắt thường trên đoạn AB = 14,2 nm đối xứng qua vân trung tâm của màn là:
A 23
B 25
C 29
D 15
- Câu 22 : Có hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm \(t\), gọi \({q_1}\) và \({q_2}\) lần lượt là điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai. Biết \(4q_1^2 + 8q_2^2 = 1312{(nC)^2}\). Ở thời điểm \(t = {t_1}\), trong mạch dao động thứ nhất điện tích của tụ điện \({q_1} = 4nC\) và cường độ dòng điện qua cuộn cảm trong mạch dao động thứ nhất \({i_1} = 1mA\). Khi đó, cường độ dòng điện qua cuộn cảm trong mạch dao động thứ hai có độ lớn xấp xỉ là:
A \({i_2} = 0,61mA\)
B \({i_2} = 0,31mA\)
C \({i_2} = 0,63mA\)
D \({i_2} = 0,16mA\)
- Câu 23 : Điện năng được tải từ nơi phát đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn chỉ có điện trở thuần. Ban đầu độ giảm thế trên dây bằng 15% điện áp hiệu dụng nơi phát điện. Để giảm hao phí trên đường dây 100 lần (công suất tiêu thụ vẫn không đổi, coi điện áp nơi tiêu thụ luôn cùng pha với dòng điện) thì phải nâng điện áp hiệu dụng nơi phát lên
A 10 lần
B 7,125 lần
C 8,515 lần
D 10,125 lần
- Câu 24 : Nhiên liệu phân hạch khi hấp thụ một nơtron chậm, thường dùng trong các lò phản ứng hạt nhân là:
A \(_{92}^{239}U\)
B \(_{92}^{234}U\)
C \(_{92}^{235}U\)
D \(_{92}^{238}U\)
- Câu 25 : Tia Rơnghen được ứng dụng trong máy “chiếu, chụp X quang” là dựa vào tính chất nào sau đây”
A Có tác dụng nhiệt
B Huỷ diệt tế bào
C Làm ion hoá không khí
D Có khả năng đâm xuyên mạnh
- Câu 26 : Hạt nhân \(_{17}^{35}Cl\)có
A 35 nơtron
B 18 proton
C 17 nơtron
D 35 nuclôn
- Câu 27 : Để bóng đèn sợi đốt loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có điện áp hiệu dụng 220V, người ta phải mắc nối tiếp nó với một điện trở R có giá trị bằng
A 180Ω
B 240Ω
C 200Ω
D 120Ω
- Câu 28 : Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất. Tại một điểm trong môi trường cách nguồn sóng một khoảng x (m) có phương trình sóng \(u=4\cos (10t-\frac{2x}{3})cm\) (trong đó t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là
A 15m/s
B 150m/s
C 0,15m/s
D 1,5m/s
- Câu 29 : Tại một điểm trong môi trường truyền âm có cường độ âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A 50dB
B 60dB
C 70dB
D 80dB
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất