Trắc nghiệm Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng...
- Câu 1 : Trong phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Hình chóp có tất cả các mặt là hình tam giác
B. Tất cả các mặt bên của hình chóp là hình tam giác
C. Tồn tại một mặt bên của hình chóp không phải là hình tam giác
D. Số cạnh bên của hình chóp bằng số mặt của nó
- Câu 2 : Một mặt phẳng hoàn toàn được xác định nếu biết điều nào sau đây?
A. Ba điểm mà nó đi qua
B. Một điểm và một đường thẳng thuộc nó
C. Ba điểm không thẳng hàng
D. Hai đường thẳng thuộc mặt phẳng
- Câu 3 : Cho hình tứ diện ABCD, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. AC và BD cắt nhau
B. AC và BD không có điểm chung
C. Tồn tại một mặt phẳng chứa AD và BC
D. AB và CD song song với nhau
- Câu 4 : Cho hình chóp S.ABCD, O là giao điểm của AC và BD, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giao tuyến của (SAC) và (SBD) là SO.
B. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là điểm S.
C. Giao tuyến của (SBC) và (SCD) là SK, với K là giao điểm của SD và BC.
D. Giao tuyến của (SOC) và (SAD) là SM, với M là giao điểm của AC và SD.
- Câu 5 : Số cạnh của hình chóp tam giác là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
- Câu 6 : Hình biểu diễn nào sau đây vẽ đúng hình chóp?
A.
B.
C.
D.
- Câu 7 : Cho 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Trong 4 điểm đã cho không có ba điểm nào thẳng hàng
B. Trong 4 điểm đã cho luôn luôn tồn tại 3 điểm thẳng hàng
C. Số mặt phẳng đi qua 3 trong 4 điểm đã cho là 4
D. Số đoạn thẳng nối hai điểm trong 4 điểm đã cho là 6.
- Câu 8 : Có duy nhất một mặt phẳng đi qua
A. Hai đường thẳng
B. Một điểm và một đường thẳng
C. Ba điểm
D. Hai đường thẳng cắt nhau
- Câu 9 : Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua
A. Ba điểm
B. Một điểm và một đường thẳng không chứa điểm đó.
C. Hai điểm
D. Bốn điển
- Câu 10 : Hai đường thẳng chéo nhau nếu.
A. Chúng không có điểm chung
B. Chúng không cắt nhau và không song song với nhau
C. Chúng không cùng nằm trong bất kì một mặt phẳng nào
D. Chúng không nằm trong bất cứ hai mặt phẳng nào cắt nhau.
- Câu 11 : Cho 4 điểm không đồng phẳng. Số mặt phẳng phân biệt mà mỗi mặt phẳng đi qua ba trong bốn điểm đó là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 12 : Cho 6 đường thẳng đôi một cắt nhau. Hỏi xác định được nhiểu nhất bao nhiêu mặt phẳng đi qua 2 trong số các đường thẳng đã cho
A. 6
B. 8
C. 12
D. 15
- Câu 13 : Trong các hình sau, hình nào là hình chóp.
A. Hình 1,2 và 4
B. hình 2 và 4
C. hình 2 và 3
D. tất cả các hình trên.
- Câu 14 : Cho hình chóp S.ABCDE, phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Điểm B thuộc mặt phẳng (SED)
B. Điểm E thuộc mặt phẳng (SAB)
C. Điểm D thuộc mặt phẳng (SBC)
D. Điểm B thuộc mặt phẳng (SAB)
- Câu 15 : Cho hình chóp S.ABCDE, phát biều nào sau đây là đúng?
A. SE và AB cắt nhau
B. Đường thẳng SB nằm trong mặt phẳng SED
C. (SAE) và (SBC) có một điểm chung duy nhất
D. SD và BC chéo nhau.
- Câu 16 : Cho hình chóp O.ABC, A’ là trung điểm của OA, B’, C’ tương ứng thuộc các cạnh OB, OC và không phải là trung điểm của các cạnh này. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường thẳng AC và A’C’ cắt nhau.
B. Đường thẳng OA và C’B’ cắt nhau.
C. Hai đường thẳng AC và A’C’ cắt nhau tại một điểm thuộc (ABO)
D. Hai đường thẳng CB và C’B’ cắt nhau tại một điểm thuộc (OAB)
- Câu 17 : Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành ABCD, các điểm M, N lần lượt thuộc các cạnh AB, SC. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giao điểm của MN với (SBD) là giao điểm của MN với BD.
B. Đường thẳng MN không cắt mặt phẳng (SBD)
C. Giao điểm của MN với (SBD) là giao điểm của MN với SI, trong đó I là giao điểm của CM với BD
D. Giao điểm của MN với (SBD) là M.
- Câu 18 : Cho hình chóp S. ABCD, đáy là hình bình hành ABCD, các điểm M, N lần lượt thuộc các cạnh AB, SC. Phát biều nào sau đây là đúng?
A. Thiết diện của (MND) với hình chóp là tam giác MND
B. Thiết diện của (MND) với hình chóp là tứ giác NDMK, với K là giao điểm của SB với NI, I là giao điểm của MD với BC
C. Thiết diện của (MND) với hình chóp là tứ giác NDMB
D. Thiết diện của (MND) với hình chóp là tam giác NDB.
- Câu 19 : Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thang ABCD, AD // BC và AD > BC, A’ là trung điểm của SA, B’ thuộc cạnh SB và không phải là trung điểm của SB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thiết diện của mặt phẳng (A’B’C) với hình chóp S.ABCD là tam giác A’B’C.
B. Thiết diện của mặt phẳng (A’B’C) với hình chóp S.ABCD là tứ giác A’BCD
C. Thiết diện của mặt phẳng (A’B’C) với hình chóp S.ABCD là tứ giác A’B’CA
D. Thiết diện của mặt phẳng (A’B’C) với hình chóp S.ABCD là tứ giác A’B’CD
- Câu 20 : Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thang ABCD, AD // BC và AD > BC, A’ là trung điểm của SA, B’ thuộc cạnh SB và không phải là trung điểm của SB. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ba đường thẳng A’B’, AB, CD đồng quy
B. Ba đường thẳng A’B’, AB, CD đồng quy hoặc đôi một song song
C. Trong ba đường thẳng A’B’, AB, CD có hai đường thẳng không thể cùng thuộc một mặt phẳng.
D. Ba đường thẳng A’B’, AB, CD đồng quy tại điểm thuộc mặt phẳng (SBC).
- Câu 21 : Thiết diện của mặt phẳng với tứ diện
A. Tam giác hoặc tứ giác
B. Luôn là một tứ giác
C. Luôn là một tam giác
D. Tam giác hoặc tứ giác hoặc ngũ giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau