vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Lê Quý Đôn -...
- Câu 1 : Hai chất lỏng có khối lượng riêng là D1 và D2, không phản ứng hóa học với nhau và có thể hòa tan vào nhau. Người ta trộn lẫn hai chất lỏng nói trên thành một hỗn hợp. Một khối nhựa hình hộp có thể tích V0 được thả nổi trong hỗn hợp hai chất lỏng.Nếu trộn lẫn hai chất lỏng theo tỉ lệ thể tích bằng nhau thì phần thể tích khối nhựa chìm trong hỗn hợp này là 2V0/3 , còn nếu trộn theo tỉ lệ khối lượng bằng nhau thì phần thể tích khối nhựa chìm trong hỗn hợp này là 27V0/40.a. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp hai chất lỏng được trộn theo hai cách nói trên theo D1 và D2.b. Tính tỉ lệ \({{{D_1}} \over {{D_2}}}\), biết rằng D1 > D2
- Câu 2 : Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang có nhiệt độ ts. Người ta thả chai thứ nhất vào một bình đựng nước cách nhiệt, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra và thả chai thứ hai vào, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra và thả chai thứ ba vào,… Nhiệt độ ban đầu của nước trong bình là t0 = 360C. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ là t1 = 330C, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ là t2 = 30,50C. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình chứa và sự mất mát nhiệt ra môi trường.a. Tìm ts.b. Hỏi phải thả đến chai thứ bao nhiêu để khi lấy ra thì nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 250C ?
- Câu 3 : Cho mạch điện như hình: Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 18 V, R1 = 3 , R2 = 2 , RMN là biến trở con chạy có giá trị toàn phần RMN = 20. Bỏ qua điện trở các dây nối và ampe kế, điện trở vôn kế rất lớn.a. Dịch chuyển con chạy C sao cho RCM = RCN. Tìm số chỉ của ampe kế và vôn kế.b. Đặt RCM = x.+ Lập biểu thức chỉ sự phụ thuộc của số chỉ ampe kế và vôn kế theo x.+ Dịch chuyển con chạy C từ M đến N thì số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào ?
- Câu 4 : Cho thấu kính hội tụ L, quang tâm O, trục chính ∆. Tia sáng SI truyền đến thấu kính, cắt ∆ tại A1, OA = x, OA1 = 0,5xa. Bằng cách vẽ, hãy xác định các tiêu điểm F và F’ của thấu kính, vận dụng kiến thức hình học thiết lập mối quan hệ giữa OF, OA và OA1; từ đó tính tiêu cự f của thấu kính L theo x.b. Đặt sau thấu kính một gương phẳng G vuông góc với ∆, cắt ∆ tại O’. Tia ló IA1 phản xạ trên gương G rồi khúc xạ qua thấu kính và cho tia ló cuối cùng JR cắt ∆ tại B. Biết OB = 2f. Tính OO’ theo x.c. Giữ cố định thấu kính và tia tới SI. Từ vị trí ở câu b), dịch chuyển gương G dọc theo ∆ một đoạn bao nhiêu ( tính theo x), theo chiều nào để tia ló JR song song với ∆ ?
- Câu 5 : Một hộp kín có 3 đầu ra 1, 2, 3, bên trong hộp có một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi và một điện trở R. Dùng điện trở r = 10 lần lượt mắc vào các cặp đầu ra (1,2), (1,3), (2,3) và dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua r thì số chỉ ampe kế theo thứ tự là I12 = 1,2 A; I13 = 0,4 A; I23 = 0. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong hộp kín, tính giá trị của U và R. Bỏ qua điện trở dây nối và ampe kế
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn