ôn tập amin - amino axit - peptit - protein
- Câu 1 : Cho các chất có cấu tạo như sau:(1) CH3-CH2-NH2; (2) CH3-NH-CH3;(3) CH3-CO-NH2; (4) NH2-CO-NH2;(5) NH2-CH2-COOH; (6) C6H5-NH2;(7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5-NH-CH3;(9) CH2=CH-NH2.Các chất thuộc loại amin là
A (1); (2); (6); (7); (8).
B (1); (3); (4); (5); (6); (9).
C (3); (4); (5).
D (1); (2); (6); (8); (9).
- Câu 2 : Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím?
A Axit glutamic, valin, alanin.
B Axit glutamic, lysin, glyxin.
C Alanin, lysin, phenyl amin.
D Anilin, glyxin, valin.
- Câu 3 : Nguyên nhân nào sau đây làm anilin tác dụng được với dung dịch nước brom?
A Do nhân thơm benzen có hệ thống liên kết pi bền vững.
B Do nhân thơm benzen hút electron.
C Do nhân thơm benzen đẩy electron.
D Do nhóm -NH2 đẩy electron làm tăng mật độ electron ở các vị trí o- và p-.
- Câu 4 : Chất X có công thức phân tử C3H9O2N. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z (Z có khả năng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch FeCl3). Nung nóng Y với hỗn hợp NaOH/CaO thu được CH4. Z có phân tử khối là
A 45
B 32
C 17
D 31
- Câu 5 : Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
A CH3OH và CH3NH2.
B C2H5OH và N2.
C CH3OH và NH3.
D CH3NH2 và NH3.
- Câu 6 : Dãy amin nào sau đây được sắp xếp theo chiều lực bazo tăng dần?
A Trimetylamin, anilin, amoniac, đimetylamin.
B Anilin, amoniac, trimetylamin, đimetylamin.
C Anilin, amoniac, đimetylamin, trimetylamin.
D Trimetylamin, amoniac, anilin, đimetylamin.
- Câu 7 : Amin ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu đồng phân?
A 10
B 9
C 8
D 7
- Câu 8 : Muối X có công thức phân tử là CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH thu được 2,24 lít khí Y (Y là hợp chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tính khối lượng muối thu được?
A 8,2 gam.
B 8,5 gam.
C 6,8 gam.
D 8,3 gam.
- Câu 9 : Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A CH2=CHCOONH4.
B H2NCOO-C2H5.
C H2NCH2COO-CH3.
D H2NC2H4COOH.
- Câu 10 : Trùng ngưng m gam glyxin (axit aminoetanoic) với hiệu suất 80%, thu được 68,4 gam polime và 21,6 gam nước. Giá trị của m là
A 112,5 gam.
B 72 gam.
C 90 gam.
D 85,5 gam.
- Câu 11 : Cho 0,01 mol một α-amino axit A (mạch không phân nhánh và có chứa nhóm amin cuối mạch) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M và thu được dung dịch B. Dung dịch B này phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M và thu được 2,85 gam muối. Công thức cấu tạo của A là
A H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
B H2N-(CH2)3-CH(NH2)-COOH.
C H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH.
D H2N-(CH2)5-CH(NH2)-COOH.
- Câu 12 : Trộn lẫn 0,1 mol một aminoaxit X (chứa một nhóm -NH2) với dung dịch chứa 0,07 mol HCl thành dung dịch Y để phản ứng hết với dung dịch Y, cần vừa đủ dung dịch chứa 0,27 mol KOH. Vậy số nhóm -COOH trong X là
A 1
B 2
C 3
D không xác định được.
- Câu 13 : Một hợp chất X có khối lượng phân tử bằng 103. Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1,20M, thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminoaxit và ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2). Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là
A 52,5.
B 48,5.
C 24,25.
D 26,25.
- Câu 14 : Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N). Đun nóng X trong dung dịch NaOH dư người ta thu được 9,7 gam muối của một α-amino axit và một ancol đơn chức Y. Tách lấy ancol, sau đó cho qua CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn gảm 1,6 gam. Sản phẩm hơi thu được cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì thu được 43,2 gam Ag. Công thức của X là
A CH3CH(NH2)COOC2H5.
B H2NCH2COOC2H5.
C CH3CH(NH2)COOCH3.
D H2NCH2COOCH3.
- Câu 15 : Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H9O2N. Cho 0,15 mol X phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thấy thoát ra khí không màu, nặng hơn không khí, làm xanh giấy quỳ ẩm. Dung dịch sau phản ứng làm nhạt màu nước brom. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được số gam muối là
A 16,2 gam.
B 14,1 gam.
C 14,4 gam.
D 12,3 gam.
- Câu 16 : X là một α-amino axit. Cho biết 1 mol X phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng Clo có trong muối thu được là 19,346%. X là chất nào trong các chất sau?
A CH3CH(NH2)COOH.
B CH3(NH2)CH2COOH.
C HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
D HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH.
- Câu 17 : Chất hữu cơ X có CTPT là C4H9O2N. Cho 5,15 gam X tác dụng dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng) đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 6,05 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A H2N-C2H4COO-CH3.
B H2N-CH2COO-C2H5.
C C2H3COONH3-CH3.
D H2N-C3H6COOH.
- Câu 18 : Hỗn hợp X gồm chất Y (C3H10N2O4) và chất Z (C7H13N3O4); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là tripeptit mạch hở. Cho 27,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí. Mặt khác 27,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A 39,35.
B 42,725.
C 34,85.
D 44,525.
- Câu 19 : Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9O2N. Cho 5,15 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. Dung dịch Z có có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A 4,8
B 4,7
C 4,6
D 5,5
- Câu 20 : Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam chất hữu cơ Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) bằng oxi, thu được 6,3 gam H2O, 4,48 lít CO2, 1,12 lít N2 (các khí đo ở đktc). Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, được khí Z1. Khí Z1 làm xanh giấy quì tím ẩm và khi đốt cháy Z1 thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. Công thức cấu tạo của Z là
A HCOONH3CH3.
B CH3COONH4.
C CH3CH2COONH4.
D CH3COONH3CH3.
- Câu 21 : Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là
A 29,006.
B 38,675.
C 34,375.
D 29,925.
- Câu 22 : Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A 47,85 gam.
B 42,45 gam.
C 35,85 gam.
D 44,45 gam.
- Câu 23 : Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A CH3-CH2NH2
B CH3-CHNH2-CH3
C CH3-NH-CH3
D CH3-N(CH3)-CH2-CH3
- Câu 24 : Cho các chất sau: (1) metyl amin; (2) Glyxin; (3) Lysin; (4) axit Glutamic; Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A 4.
B 2.
C 3.
D 1.
- Câu 25 : Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH(phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A 4.
B 2.
C 3.
D 5.
- Câu 26 : Cho các chất sau đây: (1). Metyl axetat; (2). Amoni axetat; (3). Glyxin.; (4). Metyl amoni fomiat; (5). Metyl amoni nitrat ;(6). Axit Glutamic. Có bao nhiêu chất lưỡng tính trong các chất trên?
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 27 : Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính bazơ: (1)C6H5NH2 ; (2)C2H5NH2 ; (3) (C6H5)2NH ;(4)(CH3)2NH ;(5) NH3.
A (5) > (4) > (1) > (2) > (3)
B (4) > (2) > (5) > (1) > (3)
C (2) > (4) > (5) > (3) > (1)
D (4) > (2) > (5) > (3) > (1)
- Câu 28 : Phân biệt các dung dịch keo: hồ tinh bột, xà phòng, lòng trắng trứng, ta dùng
A HCl, bột Al.
B NaOH, HNO3.
C NaOH, I2.
D HNO3, I2.
- Câu 29 : X là một α-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 10,3gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95gam muối clohidrat của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A CH3CH(NH2)COOH
B NH2CH2COOH
C NH2CH2CH2COOH
D CH3CH2CH(NH2)COOH
- Câu 30 : Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và không làm mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo là
A HCOOH3N–CH2CH3.
B CH2=CH–COONH4
C H2NCH2CH2COOH.
D CH3CH2CH2NO2.
- Câu 31 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl phản ứng là?
A 0,1.
B 0,4.
C 0,3.
D 0,2.
- Câu 32 : Cho 2,1g hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925g hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là?
A CH3NH2 và C2H5NH2
B C2H5NH2 và C3H7NH2
C C3H7NH2 và C4H9NH2
D CH3NH2 và (CH3)3N
- Câu 33 : Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của x là?
A C4H10O2N2
B C5H9O4N
C C4H8O4N2
D C5H11O2N
- Câu 34 : Este X (có KLPT=103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỷ khối hơi so với oxi >1) và một amino axit. Cho 25,75 g X phản ứng hết với 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A 29,75
B 27,75
C 26,25
D 24,25
- Câu 35 : Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ 1 aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị m là:
A 120
B 60
C 30
D 45
- Câu 36 : Khi thuỷ phân hoàn toàn 500 gam protein X thì được 178 gam alanin. Nếu phân tử khối của X là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là bao nhiêu?
A 300
B 100
C 200
D 150
- Câu 37 : Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α- amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. giá trị của m là
A 6,35
B 8,25.
C 7,25.
D 7,52.
- Câu 38 : Hợp chất X mạch hở có CTPT C4H9NO2. Cho 10,3 g X phản ứng vừa đủ với dungdịch NaOH sinh ra một khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan.Giá trị của m là:
A 8,2
B 10,8
C 9,4
D 9,6
- Câu 39 : Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan.Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A H2NCOO-CH2CH3.
B CH2=CHCOONH4
C H2NC2H4COOH.
D H2NCH2COO-CH3
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein