Đề thi HK1 môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn...
- Câu 1 : Nguyên tố clo có nguyên tử khối trung bình là 35,5. Biết clo có 2 đồng vị là X và Y, tổng số khối của X và Y là 72. Số nguyên tử đồng vị X bằng 3 lần số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y nhiều hơn số nơtron của đồng vị X là:
A. 6
B. 4
C. 2
D. 1
- Câu 2 : Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số p, n, e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Công thức của M2X là
A. K2O.
B. Na2O.
C. Li2O.
D. Kết quả khác
- Câu 3 : Khối lượng riêng của canxi (Ca) kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lý thuyết là:
A. 0,185 nm.
B. 0,196 nm.
C. 0,155 nm.
D. 0,168 nm.
- Câu 4 : Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là
A. 15,66.1024
B. 15,66.1021
C. 15,66.1022
D. 15,66.1023
- Câu 5 : Nguyên tử R có điện tích ở lớp vỏ là -41,6.10-19 culong. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?
A. Lớp vỏ của R có 26 electron.
B. Hạt nhân của R có 26 proton.
C. Hạt nhân của R có 26 nơtron.
D. Nguyên tử R trung hòa về điện.
- Câu 6 : Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 8 gam oxi. Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần một nguyên tử hiđro ?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
- Câu 7 : Tính %O tương ứng trong oxit cao nhất của M biết M tạo được với hidro hợp chất khi có công thức hóa học H2M, trong đó M chiếm 94,12% về khối lượng
A. 50,0%
B. 33,3%
C. 60,0%
D. 42,9%
- Câu 8 : Xác định cấu hình e của M biết M thuộc nhóm B của bảng tuần hoàn. Oxit ứng với hóa trị cao nhất của M là X2O5 và nguyên tử của nguyên tố B có 4 lớp electron.
A. [Ar]3d34s2
B. [Ar]3d104s24p3
C. [Ar]3d54s2
D. [Ar]3d104s24p5
- Câu 9 : A thuộc chu kì 3, nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Những phát biểu sau đây về nguyên tố A là đúng nhất?(1) Nguyên tố này tạo được hợp chất khí có công thức hóa học AH3.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 10 : Xác định thứ tự tăng dần tính bazo của Q’, R’, T’ Biết vị trí của các nguyên tố Q, R, T trong bảng tuần hoàn và hidroxit tương ứng của chúng trong bảng sau:
A. T’ < R’ < Q’
B. Q’ < T’ < R’
C. R’ < Q’ < T’
D. T’ < Q’ < R’
- Câu 11 : Có bao nhiêu phát biểu đúng biết:(1) Mỗi ô của bảng tuần hoàn chỉ chứa một nguyên tố hóa học.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 12 : Xác định Z của X biết cấu hình e là 1s22s22p3
A. 2
B. 4
C. 7
D. 9
- Câu 13 : Cho 0,85 gam hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49,18 gam H2O thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Xác định hai kim loại
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Li
- Câu 14 : A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lit khí (đktc). Xác định tên 2 kim loại.
A. Be và Mg
B. Mg và Ba
C. Sr và Ba
D. Mg và Ca
- Câu 15 : Số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết:1. Số điện tích hạt nhân
A. 1,3,5,6
B. 1,2,3,4
C. 1,3,4,5,6
D. 2,3,5,6
- Câu 16 : Nhận định nào sau đây là chưa chính xác:
A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có số e bằng nhau.
D. Chu kỳ thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7 chưa hoàn thành).
- Câu 17 : Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
B. Số electron lớp K = 2
C. Số lớp electron như nhau.
D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.
- Câu 18 : Cho 3 nguyên tố A, B, C có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là: 3s1; 3s23p1 ; 3s23p5 . Vị trí của A, B, C trong bảng hệ thống tuần hoàn là vị trí nào sau đây:
A. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm IIA, C thuộc nhóm VA
B. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm IIIA, C thuộc nhóm VIIA.
C. B sai, A đúng.
D. Không xác định được.
- Câu 19 : Sản phẩm thu được khi cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng là gì?
A. CO2 và SO2.
B. SO3 và CO2.
C. SO2.
D. CO2.
- Câu 20 : Tính VSO2 thu được khi cho 0,2 mol Fe(OH)2 tác dụng với dịch H2SO4 đặc, nóng (dư)?
A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 6,72 lít.
- Câu 21 : Tính %Al và %Cu biết cho 20 gam hỗn hợp Cu và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy thu được 13,44 lít khí (đktc).
A. 54% và 46%.
B. 44% và 66%.
C. 94% và 16%.
D. 50% và 50%.
- Câu 22 : Tìm V khí thu được khi cho 6,5g Zn tác dụng với H2SO4 loãng?
A. 2,24.
B. 3,36.
C. 1,12.
D. 4,48.
- Câu 23 : X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 31. Nhận xét nào sau đây về X Y là không đúng?
A. X, Y đều là nguyên tố phi kim.
B. Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron.
D. Oxit cao nhất của X có công thức XO2.
- Câu 24 : Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đkc). Kim loại M là
A. Zn (65)
B. Mg (24)
C. Fe (56)
D. Ca (40)
- Câu 25 : X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước được dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Số thứ tự các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn tăng theo chiều:
A. X< Y< Z
B. X < Z < Y
C. Y < Z < X
D. Z < Y< X
- Câu 26 : A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30. A có hóa trị cao nhất với oxi bằng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 27 : Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % đồng vị thứ nhất gấp 3 lần % đồng vị thứ hai. Nguyên tử khối trung bình của X là:
A. 13,5
B. 13
C. 12,5
D. 14,5
- Câu 28 : Cho 3 ion: 11Na+, 12Mg2+ , 9F– . Tìm câu khẳng định sai.
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.
B. 3 ion trên có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
C. 3 ion trên có số electron bằng nhau.
D. 3 ion trên có số proton bằng nhau
- Câu 29 : Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành:
A. Ion dương có số proton không thay đổi.
B. Ion dương có nhiều proton hơn.
C. Ion âm có nhiều proton hơn.
D. Ion âm có số proton không thay đổi
- Câu 30 : Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành?
A. Ion dương có nhiều proton hơn.
B. Ion dương có số proton không thay đổi.
C. Ion âm có nhiều proton hơn.
D. Ion âm có số proton không thay đổi
- Câu 31 : Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20. Khi Canxi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là:
A. 1s22s22p63s23p64s1.
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s23p6
D. 11s22s22p63s23p63d10
- Câu 32 : AN2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của A có n = p và hạt nhân B có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử AB2 là 32. Cấu hình electron của A và B và liên kết trong phân tử AB2 là?
A. 3s23p4, 2s22p4 và liên kết cộng hóa trị
B. 3s2, 2s22p5 và liên kết ion
C. 3s23p5, 4s2 và liên kết ion
D. 3s23p3, 2s22p3 và liên kết cộng hóa trị
- Câu 33 : Hai nguyên tố A và B tạo thành hợp chất A2B. Biết:Tổng số proton trong hợp chat A2B bằng 46.
A. 19, 8 và liên kết ion
B. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
C. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị
D. 15, 16 và liên kết ion
- Câu 34 : Các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các giếng phun nước nhân tạo. Bên cạnh mục đích làm đẹp cảnh quan và mát mẻ, nó còn nhằm mục đích sinh ra các ion âm. Người ta đã chứng minh được rằng, các ion âm rất có lợi cho sức khỏe vì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm. Nếu tế bào tích điện âm, thì do ion âm cùng dấu đẩy nhau nên sinh ra vi sinh vật gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Hãy cho biết các nguyên tử nào có khả năng hình thành ion âm?
A. Phi kim.
B. Kim loại.
C. Khí hiếm.
D. Cả kim loại và phi kim.
- Câu 35 : Tìm mMg biết cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 thu được 39,7 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại?
A. 4,8 gam.
B. 9,2 gam.
C. 3,6 gam.
D. 7,2 gam.
- Câu 36 : Tại sao SO2 có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử?
A. lưu huỳnh trong SO2 đã đạt số oxi hóa cao nhất.
B. SO2 là oxit axit.
C. lưu huỳnh trong SO2 có số oxi hóa trung gian.
D. SO2 tan được trong nước.
- Câu 37 : 2C6H5 -CHO + KOH → C6H5 -COOK + C6H5 -CH2 -OHPhản ứng này chứng tỏ C6H5 -CHO?
A. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
B. chỉ thể hiện tính oxi hoá.
C. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
D. chỉ thể hiện tính khử.
- Câu 38 : (1) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.(2) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 36 Tốc độ phản ứng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 38 Cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 39 Luyện tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 3 Luyện tập Thành phần nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 5 Cấu hình electron
- - Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 6 Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- - 30 Câu hỏi Trắc nghiệm Hóa 10 Chương 2 Cấu hình electron Nâng cao