Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2015 - Trường...
- Câu 1 : Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:2 cần dùng 190,008 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 400,53 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 21,84 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A 7:8
B 1:3
C 8: 7
D 2:1
- Câu 2 : Chất X có vị ngọt, không độc hại, dùng để pha vào rượu tạo vị ngọt dịu mà không bị lên men khi bảo quản. Ngoài ra dùng chất X trong kem bôi da, nó hút ẩm từ không khí làm cho da khỏi bị khô nẻ. Vậy chất X là
A glixerol
B glucozơ
C etylen glicol
D p−xilen
- Câu 3 : Khi cho 2,3−đimetylbutan tác dụng với Cl2 (as) theo tỷ lệ mol 1: 1 thu được sản phẩm chính là
A 1−clo−2,3− đimetylbutan
B 2,3− đimetyl−2− clobutan.
C 2−clo−2,3− đimetylbutan
D 3−clo−2,3− đimetylbutan.
- Câu 4 : Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm x mol amino axit no, mạch hở và y mol amin no, mạch hở. Biết X có khả năng phản ứng tối đa với 3,1 mol HCl hoặc phản ứng vừa đủ với 1,5 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được 6,1 mol CO2, 8,45 mol H2O và V lít N2. Các giá trị của x, y tương ứng là
A 1,5 và 0,8.
B 0,8 và 1,5.
C 1,5 và 1,6.
D 1,6 và 1,5.
- Câu 5 : Hợp chất hữu cơ thơm X có công thức CxHyO2 chứa 6,45% H về khối lượng. Khi cho cùng một số mol X tác dụng với Na và NaOH thì số mol hiđro bay ra bằng số mol NaOH phản ứng. Số đồng phân X thỏa mãn điều kiện trên là
A 4
B 5
C 3
D 2
- Câu 6 : Ở các bể bơi người ta dùng khí clo để diệt trùng và làm sạch nước. Sau khi đi bơi tóc thường khô và xơ do nước trong bể bơi rất có hại cho tóc. Em có thể gội đầu bằng dung dịch nào sau đây để tóc mượt mà và mềm mại?
A giấm ăn
B Clorua vôi
C Natri cacbonat
D Amoni clorua
- Câu 7 : Trong thực tế, vải hoặc gỗ nếu được tẩm thuỷ tinh lỏng sẽ khó bị cháy. Thành phần hoá học của thuỷ tinh lỏng là
A dung dịch Na2SiO3, K2SiO3 loãng
B dung dịch Na2SiO3 loãng
C dung dịch Na2CO3, K2CO3 đậm đặc
D dung dịch Na2SiO3, K2SiO3 đậm đặc
- Câu 8 : Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H14O3N2 . Khi cho X tác dụng với dung dịch KOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là
A 7
B 3
C 4
D 5
- Câu 9 : Hỗn hợp M gồm hiđrocacbon X và chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) có tỉ khối so với He bằng 6,9. Đốt cháy hoàn toàn 4,14 gam M, sản phẩm cháy được dẫn hoàn toàn vào bình chứa dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 47,28 gam kết tủa, sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 13,26 gam. Nếu cho m gam hỗn hợp M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 5,94 gam kết tủa . Giá trị của m là:
A 0,5175
B 1,035
C 0,94875
D 1,38
- Câu 10 : Trong quá trình sản xuất gang xảy ra phản ứng: Fe2O3 (R) + 3CO(K) 2Fe(R) + 3CO2(K) ∆H >0Có các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ phản ứng ; (2) Tăng áp suất chung của hệ ; (3) Giảm nhiệt độ phản ứng ; (4) Dùng chất xúc tác , (5) thêm Fe2O3 vào hỗn hợp phản ứng . Có bao nhiêu biện pháp giúp tăng hiệu suất của phản ứng trên?
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 11 : Ba chất hữu cơ X, Y, Z (MX < MY < MZ ≤ 60) đều no, mạch hở, có thành phần nguyên tố C, H, O; trong đó có hai chất làm quỳ tím hóa đỏ. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, thu được 11 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ dung dịch Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A 17%.
B 20%.
C 33%.
D 36%.
- Câu 12 : Cho dung dịch các hợp chất sau: NH2−CH2−COOH (1) ;ClH3N−CH2−COOH (2) ; NH2−CH2−COONa (3) ; NH2−(CH2)2CH(NH2)−COOH (4) ; HOOC−(CH2)2CH(NH2)−COOH (5); (CH3)2CH−CH(NH2)−COOH (6); Số dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là:
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 13 : Cho các phản ứng sau:4 NH3 + 5O2 → 4NO + 6 H2O (1)NH3 + H2SO4 → NH4HSO4 (2)2NH3 + 3 CuO → 3Cu + N2 + 3 H2O (3)8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 NH4Cl (4)NH3 + H2S → NH4HS (5)2NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (6)NH3 + HCl → NH4Cl (7)Số phản ứng trong đó NH3 không đóng vai trò là chất khử là
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 14 : Cation M3+ có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, nơtron) là 73, trong đó tỉ số số hạt mang điện dương so với hạt không mang điện là 6/7. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
A Chu kì 4, nhóm VIIB
B chu kì 4, nhóm VIB
C chu kì 4, nhóm VIA
D Chu kì 4, nhóm IIIA
- Câu 15 : Hỗn hợp X gồm Ba, Al, Al2O3 và Na2O. Hoà tan hoàn toàn 58,45 gam X vào nước thu được 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa hai anion có tỉ lệ mol 3:4. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 0,5 M vào dung dịch Y đến khi thấy bắt đầu thu được hai kết tủa thì dừng lại, lúc này thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là 300 ml. Nếu cho 400 ml dung dịch H2SO4 0,5 M vào ½ dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là
A 43,425
B 54,4
C 60,9
D 27,2
- Câu 16 : Các chất mà phân tử không phân cực là:
A H2O, CO2, CH4.
B HCl, C2H2, Br2.
C NH3, Br2, C2H4.
D Cl2, CO2, C2H2.
- Câu 17 : Hấp thụ hết khí CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH x mol/l và Ca(OH)2 y mol/l. Lượng kết tủa tạo thành được biểu diễn trên đồ thị sau:Giá trị của x và y tương ứng là
A 1,2 và 0,5
B 1,7 và 0,25
C 1,7 và 0,5
D 1,2 và 0,25
- Câu 18 : Hỗn hợp T gồm ancol no đơn chức, mạch hở X và nước . Cho 42 gam T tác dụng hết với Na thu được 15,68 lít H2 đktc. Đốt cháy hoàn toàn 21g T rồi hấp thụ hết sản phẩm vào nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo ra là
A 45g
B 60g
C 120g
D 30g
- Câu 19 : Tính thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng d = 1,5g/ml) và khối lượng xenlulozơ cần dùng để điều chế được 22,275 kg zenlulozơ trinitrat? Cho hiệu suất phản ứng đạt 75%.
A 14 lít và 16,2 kg
B 18,67 lít và 12,15 kg
C 14 lít và 9,12 kg
D 18,67 lít và 16,2 kg
- Câu 20 : Ancol nào sau đây là ancol bậc hai?
A phenylmetanol
B ancol isoamylic
C 2−metylpropan−1−ol
D ancol sec−butylic
- Câu 21 : Điện phân nóng chảy Al2O3 với hai điện cực làm bằng than chì, cường độ dòng điện 5 ampe, trong 5,79 giờ. Kết thúc quá trình điện phân ở anot thu được 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 17,2; ở catot thu được m gam nhôm. Cho hỗn hợp X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy thể tích khí giảm 1/3. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A 88,89%.
B 98,89%.
C 89,88%.
D 99,88%.
- Câu 22 : Cho một α−amino axit X có mạch cacbon không phân nhánh. Lấy 0,01mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 1,835g muối Y. Lượng muối Y trên phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 2,975 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo của X là
A HCOOCH2CH(NH2)CH2COOH.
B HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
C HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.
D CH3CH2CH(NH2)COOH.
- Câu 23 : Trường hợp nào sau đây không tạo ra kim loại?
A Na + dung dịch Fe(NO3)2
B Cu + dung dịch AgNO3
C Mg + dung dịch Pb(NO3)2
D Fe + dung dịch CuCl2
- Câu 24 : Cho 9,03 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào một cốc chứa 500 ml dung dịch H2SO4 1 M (loãng). Sau khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp vào cốc 0,6 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,5M và NaOH 0,75 M khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thì thu được 83,6 gam chất rắn. Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A 1,3 gam
B 3,63 gam
C 2,415 gam
D 2,52 gam
- Câu 25 : Có các ứng dụng sau:(1) Trong y học ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, …(2) Dùng thạch cao nung CaSO4.2H2O để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương.(3) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...(4) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, muối đinatri glutamat dùng làm bột ngọt.(5) Hỗn hợp tecmit (Fe, Al2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.(6) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học(7) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.(8) Silicagen là vật liệu xốp, dùng để hút hơi ẩm trong các thùng hàng hoá.(9) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.(10) Gang xám được dùng để luyện thép. Số ứng dụng đúng là
A 7
B 8
C 6
D 5
- Câu 26 : Để luyện được 600 tấn gang có hàm lượng sắt 84% , cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 2%. Giá trị của x là
A 696.
B 870
C 852,6.
D 887,8.
- Câu 27 : Cho 6,06 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 400 ml dung dịch AgNO3 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E và 48,6 gam chất rắn. Biết trong E có hai muối có cùng số mol. Phần trăm số mol của một muối trong dung dịch E là
A 37,5%.
B 31,25%
C 62,5%.
D 15,87%
- Câu 28 : Để phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch CrCl3 1M cần m gam Zn. Giá trị m là:
A 6,5
B 9,75
C 13
D 19,5
- Câu 29 : Chất gây nghiện nào sau đây không phải là ma tuý:
A amphetanin
B cocain
C nicotin
D Moocphin
- Câu 30 : Thuỷ phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở thu được hỗn hợp glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là
A 3
B 6
C 4
D 2
- Câu 31 : Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 15), Y (Z = 8) và R (Z = 37). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự là
A M < X < R < Y.
B R < M < X < Y.
C Y < M < X < R.
D M < X < Y < R.
- Câu 32 : Có bao nhiêu phản ứng hóa học nào sau đây có thể tạo thành Clo? (1). Sục khí F2 vào dung dịch NaCl. (5). Cho HCl tác dụng với K2Cr2O7. (2). Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. (6). Cho HCl tác dụng với Clorua vôi. (3). Điện phân dung dịch HCl. (7). Cho HCl tác dụng với MnO2. (4). Cho HCl tác dụng với KMnO4. (8). Cho HCl tác dụng với KClO3. (9). Cho NaCl (rắn) tác dụng H2SO4 đặc (10). Điện phân nóng chảy KCl
A 7
B 6
C 8
D 9
- Câu 33 : Cho sơ đồ điều chế và thu khí như hình vẽ:Phát biểu đúng nhất là:
A Thu khí metan bằng cách đẩy nước vì metan nhẹ hơn nước
B Canxi oxit tham gia phản ứng với natri axetat tạo metan
C Khi dừng thu khí phải tắt đèn cồn trước rồi tháo ống dẫn khí sau.
D Dẫn khí thu được vào nước brom thấy nước brom không bị mất màu.
- Câu 34 : Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa những ion nào sau đây
A Ca2+, Ba2+, Cl−, SO42−
B Ca2+, Sr2+, HCO3−
C Ca2+, Ba2+, Cl−
D Mg2+, Ca2+, Cl−, SO42−
- Câu 35 : Cho các chất sau: phenylalanin, anilin, phenyl amoniclorua, anbumin, gly−ala, etanol, metyl amin, axit benzoic, tinh bột, tripanmitin, vinyl axetat, natri phenolat. Có bao nhiêu chất không phản ứng với dung dịch HCl đun nóng?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 36 : Trong các polime sau: tơ visco, tơ olon, tơ axetat, poli(etylen − terephtalat), nilon−6, nilon−7, nilon 6−6, thủy tinh hữu cơ, poli(vinyl clorua), teflon, polistiren. Số polime có thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
A 6
B 3
C 4
D 5
- Câu 37 : Oxi hóa m g ancol đơn chức bậc một A bằng CuO ở nhiệt độ cao thì thu được hỗn hợp khí và hơi X. Hỗn hợp khí và hơi X thu được chia làm 3 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 64,8g Ag. Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn bằng O2 được 33,6 lít khí (đktc) và 27g H2O. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là:
A 60%
B 37,5%
C 62,07%
D 66,67%
- Câu 38 : Cho 8 gam hỗn hợp Na và Ba (tỉ lệ mol 1: 1) vào 20 gam dung dịch H2SO4 9,8%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X có tổng nồng độ các chất tan là C%. Giá trị của C gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A 30,8
B 67
C 26
D 30,6
- Câu 39 : Axit axetic không thể điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây:
A CH3CHO
B CH3OH
C C2H5OH
D CH3OCH3
- Câu 40 : Al2O3 có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Hóa chất được sử dụng để loại bỏ các tạp chất đó ( các dụng cụ có đủ) là:
A dd NaOH và khí CO2 dư.
B dd HCl và dd Na2CO3 dư.
C dd HCl và dd NH3 dư.
D dd NaOH, dd HCl dư.
- Câu 41 : Chất nào thuộc dãy đồng đẳng của benzen?
A C10H8.
B C8H8.
C C7H6.
D C9H12.
- Câu 42 : Anđehit fomic không phản ứng với chất nào dưới đây?
A dung dịch AgNO3/NH3
B Nước brom
C Cu(OH)2
D Natri
- Câu 43 : Nung m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 (tỉ lệ mol 3: 1) một thời gian, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 16,128 lít khí (đktc) và 157,72 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A 62,6.
B 93,9.
C 15,65.
D 31,3.
- Câu 44 : Thủy phân 4,24 gam hỗn hợp X gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) cần vừa đúng 60 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được muối của một axit hữu cơ E và hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 2,3 gam Na thu được 4,86 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1:3.
B Tỉ lệ mol A: B trong hỗn hợp X là 1:2.
C E có phần trăm khối lượng C là 34,62%.
D Trong X có propan−1−ol.
- Câu 45 : Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức Chia hỗn hợp X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp không thể là
A 90,32%.
B 32,17%.
C 31,58%.
D 67,83%.
- Câu 46 : Cho 57,12 (g) hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào V ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X và thấy còn 3,84 (g)chất rắn. Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X thấy có 1,12 lít khí không màu hoá nâu ngoài không khí bay ra và m gam kết tủa . giá trị m là
A 226,08
B 238,58
C 235,34
D 209,88
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4