Đề thi giữa HK1 môn Toán 9 năm 2020 trường THCS Lo...
- Câu 1 : Cho hàm số \(f( x ) = 3 - (x^2).\) Tính \(f( - 1) \)
A. - 2
B. 2
C. 1
D. 0
- Câu 2 : Cho hàm số y = f(x) xác định trên D . Với x1, x2 ∈ D; x1 < x2 khẳng định nào sau đây là đúng?
A. f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến trên
B. f(x1) < f(x2) thì hàm số nghịch biến trên
C. f(x1) > f(x2) thì hàm số đồng biến trên
D. f(x1) = f(x2) thì hàm số đồng biến trên
- Câu 3 : Cho hàm số \(f(x) = x^3 - 3x - 2\). Tính 2.f(3)
A. 16
B. 8
C. 32
D. 64
- Câu 4 : Cho hàm số y = 2x + 2. Tìm khẳng định đúng?
A. Hàm số đã cho đồng biến trên R.
B. Hàm số đã cho nghich biến trên R.
C. Điểm A(1; 3) thuộc đồ thị hàm số.
D. Tất cả sai.
- Câu 5 : Cho hàm số y = 2x + 100 giá trị của y là bao nhiêu khi x=0
A. 0
B. 2
C. 100
D. 102
- Câu 6 : Trong các hàm số sau đâu là hàm hằng
A. \(y = x\)
B. \(y = 2x + 1\)
C. \(y = 2\)
D. \(y = \frac{5}{x}\)
- Câu 7 : Chọn đáp án đúng nhất. Hàm số y = ax + b là hàm số bậc nhất khi:
A. \(a = 0\)
B. \(a < 0\)
C. \(a > 0\)
D. \(a ≠ 0\)
- Câu 8 : Chọn đáp án đúng nhất. Hàm số y = ax + b là hàm số đồng biến khi:
A. \(a = 0\)
B. \( a < 0\)
C. \(a > 0\)
D. \(a ≠ 0\)
- Câu 9 : Cho hàm số y = (2m -4)x + 100 . Tìm điều kiện của m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?
A. m ≠ 2
B. m ≠ -2
C. m > 2
D. m < -2
- Câu 10 : Cho hàm số bậc nhất y = ax + 4. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 7?
A. - 3
B. - 10
C. 3
D. 10
- Câu 11 : Chọn khẳng định đúng về đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0).
A. Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
B. Là đường thẳng song song với trục hoành
C. Là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(0;b),B( - \frac{b}{a};0)\) với b ≠ 0
D. Là đường cong đi qua gốc tọa độ
- Câu 12 : Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào là đồ thị hàm số y = 2x + 1
A. Hình 4
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 1
- Câu 13 : Cho hai đường thẳng \(d_1: y = 2x + 4\) và \(d_2: y = -x + 7\). Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị?
A. (1; 6)
B. (2 ; 8)
C. ( -1 ;2)
D. ( -2; 0)
- Câu 14 : Biết rằng với x = 2 thì hàm số y = 2x + b có giá trị là 10. Tìm b?
A. b = 3
B. b = 6
C. b = -3
D. b = 2
- Câu 15 : Biết rằng đồ thị hàm số y = ax - 10 đi qua điểm A( 1; -8). Tìm a?
A. 8
B. 12
C. - 8
D. 2
- Câu 16 : Cho hàm số y = 3x + 12. Hỏi đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm nào?
A. ( -4; 0)
B. (0;12)
C. (0; 4)
D. (12; 0)
- Câu 17 : Cho đồ thị hàm số y = -x + 4. Đồ thị hàm số cắt trục Ox, Oy lần lượt tại A; B. Tính khoảng cách AB?
A. 4
B. \(4\sqrt 2 \)
C. 8
D. \(6\sqrt 2 \)
- Câu 18 : Cho hai đường thẳng d: y = x + 3 và d': y = -2x . Khi đó:
A. \(d // d'\)
B. \(d ≡ d'\)
C. d cắt d'
D. d ⊥ d'
- Câu 19 : Cho hai đồ thị của hàm số bậc nhất là hai đường thẳng d: y = (m + 2)x - m và d': y = -2x - 2m + 1. Với giá trị nào của m thì d cắt d'?
A. m ≠ -2
B. m ≠ -4
C. m ≠ -2; m ≠ -4
D. m ≠ 2; m ≠ 4
- Câu 20 : Cho hai đồ thị của hàm số bậc nhất là hai đường thẳng d: y = (m + 2)x - m và d': y = -2x - 2m + 1. Với giá trị nào của m thì d // d'?
A. m = -2
B. m = -4
C. m = 2
D. m ≠ 2; m ≠ -4
- Câu 21 : Cho đồ thị hàm số y = (m -2)x + 8. Tìm m biết rằng đồ thị hàm số cắt trục hoành tại tại điểm có hoành độ là 2?
A. m = -2
B. m = 2
C. m = 1
D. m = -1
- Câu 22 : Số tâm đối xứng của đường tròn là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 23 : Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về trục đối xứng của đường tròn
A. Đường tròn không có trục đối xứng
B. Đường tròn có duy nhất một trục đối xứng là đường kính
C. Đường tròn có hai trục đối xứng là hai đường kính vuông góc với nhau
D. Đường tròn có vô số trục đối xứng là đường kính
- Câu 24 : Cho tam giác ABC vuông tại A. Khi đó, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là?
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Chân đường cao hạ từ A
D. Trung điểm của BC
- Câu 25 : Cho hình thoi ABCD có AC = BD. Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp hình thoi ABCD?
A. Điểm A
B. Giao điểm của AC và BD
C. Không có đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD
D. Trung điểm cạnh AB
- Câu 26 : Cho đường tròn (O) đường kính AB và dây CD không đi qua tâm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. AB > CD
B. AB = CD
C. AB < CD
D. AB ≤ CD
- Câu 27 : “Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì…với dây ấy”. Điền vào dấu…cụm từ thích hợp
A. nhỏ hơn
B. bằng
C. song song
D. vuông góc
- Câu 28 : Cho đường tròn (O) có bán kính R = 5 cm. Khoảng cách từ tâm đến dây AB là 3 cm. Tính độ dài dây AB
A. AB = 6 cm
B. AB = 8 cm
C. AB = 10 cm
D. AB = 12 cm
- Câu 29 : Cho đường tròn tâm O , bán kính R = 5cm , có dây AB = 8cm và M là trung điểm của AB. Tính khoảng cách từ O đến AB?
A. 3 cm
B. 4 cm
C. 2 cm
D. 5 cm
- Câu 30 : Cho đường tròn tâm O, bán kính R = 6cm ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8 cm. Trong các dây AB , BC và AC thì dây nào gần tâm hơn?
A. AB
B. BC
C. AC
D. Chưa kết luận được.
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn