Đề thi HK1 môn hóa lớp 12 - Trường THPT Yên Lạc 2...
- Câu 1 : Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly–Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A 16,8.
B 20,8.
C 22,6.
D 18,6.
- Câu 2 : Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome là
A CH2=C(CH3)COOCH3.
B CH2 =CHCOOCH3.
C C6H5CH=CH2.
D CH3COOCH=CH2.
- Câu 3 : Phân tử polime nào sau chỉ chứa hai nguyên tố C và H ?
A Polietilen.
B Poliacrilonitrin.
C Poli(vinyl axetat).
D Poli(vinyl clorua).
- Câu 4 : Cho lần lượt các kim loại: Be; Na, K, Ba, Ca, Fe, Ag vào nước. Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường là
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 5 : Cho 7,28 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và KNO3 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch X hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?
A 0,64.
B 1,28.
C 1,92.
D 1,20.
- Câu 6 : Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên ?
A Tơ nilon–6,6.
B Tơ nilon–6.
C Tơ tằm.
D Tơ nitron.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
A 5,25.
B 3,15.
C 6,20.
D 3,60.
- Câu 8 : Cho nguyên tử nhôm (Z = 13), số electron lớp ngoài cùng của nhôm là
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 9 : Tên gọi của H2NCH2COOH là
A Alanin.
B Glyxin.
C Metylamin.
D Axit glutamic.
- Câu 10 : Số công thức cấu tạo của amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là
A 4
B 7
C 3
D 5
- Câu 11 : Cho các polime sau: (1) xenlulozơ; (2) protein; (3) tơ nilon-7; (4) polietilen; (5) cao su buna.Số polime có thể tham gia phản ứng thủy phân là
A 5
B 4
C 2
D 3
- Câu 12 : Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A 4,48 lít.
B 6,72 lít.
C 3,36 lít.
D 2,24 lít.
- Câu 13 : Cho axit acrylic (CH2=CHCOOH) tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là
A CH3COOC2H5.
B C2H3COOC2H5.
C C2H5COOC2H3.
D C2H3COOCH3.
- Câu 14 : Cho các chất sau NH3 (1), anilin (2), metyl amin (3), đimetyl amin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
A 4, 3, 1, 2.
B 4, 3, 2, 1.
C 2, 1, 3, 4.
D 2, 4, 1, 3.
- Câu 15 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin.
B Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.
C Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng.
D Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
- Câu 16 : Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Metylamin không làm đổi màu quỳ tím.
B Có thể phân biệt metylamin và glyxin bằng quỳ tím.
C Alanin không có phản ứng với dung dịch Br2.
D Dung dịch anilin có phản ứng với dung dịch HCl.
- Câu 17 : Xà phòng hóa C2H5COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A C6H5COONa.
B C2H5ONa.
C C2H5COONa.
D HCOONa.
- Câu 18 : Hợp chất X có công thức cấu tạo. CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A metyl propionat.
B metyl axetat.
C etyl axetat.
D propyl axetat.
- Câu 19 : Chỉ dùng Cu(OH)2/NaOH ở đk thường có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt
A saccarozơ, glixerol, ancol etylic.
B lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol.
C glucozơ, lòng trắng trứng, ancol etylic.
D glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
- Câu 20 : Cho các loại tơ sau: (1) tơ nilon-6,6 ; (2) tơ nilon-6 ; (3) tơ xenlulozơ axetat ; (4) tơ olon.Tơ thuộc loại poliamit là
A (1), (2), (3).
B (2), (3), (4).
C (1), (2).
D (1), (2), (3), (4).
- Câu 21 : Polime dùng làm tơ nilon-6,6: (-HN-[CH2]6-NHOC-C4H8-CO-)n được điều từ các monome
A axit ε-aminocaproic.
B axit ađipic và hexametylenđiamin.
C axit ađipic và etylenglicol.
D phenol và fomanđehit.
- Câu 22 : Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic (HCOOH) là
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 23 : Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là:
A 0,2 và 12,8.
B 0,1 và 13,4.
C 0,1 và 16,6.
D 0,1 và 16,8.
- Câu 24 : Cho các phát biểu sau:(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.(c) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.(d) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.(e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được α-aminoaxit.Số phát biểu đúng là
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 25 : Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa hai chất đều tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là
A CH2=CH-COO-CH3.
B CH3COO-CH=CH2.
C HCOO-CH=CH-CH3.
D HCOO-CH2-CH=CH2.
- Câu 26 : Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại
A Fe.
B Cu.
C Na.
D Zn.
- Câu 27 : Axit nào sau đây thuộc loại aminoaxit?
A Axit axetic CH3COOH.
B Axit glutamic H2NC3H5(COOH)2.
C Axit stearic C17H35COOH.
D Axit ađipic C4H8(COOH)2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein